Giá Thảm Trẻ Thơ

Thông tin về Giá Thảm Trẻ Thơ, Thảm Lót Sàn Trẻ Em Việt Nam các loại thảm chống trơn, hạn chế té ngã cho bé tốt nhất thị trường hiện nay
Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm Cho Bé


– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.
– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.
– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.
– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.
– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.
– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.
Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.
Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.
Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Khánh Hòa: Trường tiểu học ăn bớt từng miếng ăn của học sinh

Khánh Hòa: Trường tiểu học ăn bớt từng miếng ăn của học sinh
Ngày 31.10, ông Nguyễn Tường - Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo TP. Nha Trang cho biết, sáng cùng ngày Phòng đã mời Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Tân Lập 1 lên làm việc và đề nghị trường kiểm điểm xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể về vụ việc ăn bớt khẩu phần ăn của học sinh, trong vòng một tuần phải báo cáo kết quả xử lý lên Phòng.
Học sinh Trưởng tiểu học Tân Lập 1 trong giờ ra chơi

Học sinh Trưởng tiểu học Tân Lập 1 trong giờ ra chơi



Trước đó, vào giờ ăn trưa ngày 30.10, đoàn kiểm tra thuộc phòng giáo dục và đào tạo TP. Nha Trang đã bất ngờ kiểm tra bếp ăn bán trú của Trường tiểu học tân lập 1. Tại đây, lực lượng kiểm tra đã phát hiện 2 kg thịt bò đã được nấu chín cất trong thùng xốp (chia làm 5 phần, một phần gồm 1 kg, 4 phần còn lại mỗi phần 250gram) và ½ xô canh khoai tím nấu tôm, tất cả được giấu trong phòng chứa ga của bếp ăn nhà trường.


Đây là số thịt và canh thuộc khẩu phần ăn của học sinh bán trú đã được bớt lại sau khi hoàn thành việc chia khẩu phần ăn trưa cho các cháu. Một thành viên đoàn kiểm tra cho biết thêm, thùng canh tôm nặng 5kg có rất nhiều tôm, nhiều tôm hơn so với phần canh được chia cho học sinh.


Một trong những phần thịt bò đã được giấu trong phòng để ga của bếp ăn nhà trường bị lực lượng kiểm tra phát hiện.

“Đây là hành vi không thể chấp nhận được, chưa từng được phát hiện trong ngành giáo dục TP. Nha Trang. Vụ việc nhất định sẽ được đưa ra xem xét xử lý nghiêm những người tham gia việc này để làm gương, cảnh báo cho các trường” – ông Tường nói.


Bà Lê Đình Thái Hằng - Đại diện Ban thanh tra nhân dân Trường tiểu học Tân Lập 1 nói: Theo quy định, Thanh tra nhân dân phải được giám sát bếp ăn bán trú nhưng gần đây, không hiểu vì sao hơn 1 tháng qua, Hiệu trưởng nhà trường đã “gạt” chúng tôi ra. Vì thế, việc bếp ăn được tổ chức như thế nào, chất lượng ra sao chúng tôi không thể biết được. Một giáo viên khác nói, ê kíp của bếp ăn vừa được hiệu trưởng nhà trường tuyển vào.


Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện trường tiểu học tân lập 1 có 720 học sinh, trong số này mỗi ngày có hơn 500 học sinh ăn bữa trưa của trường. Phụ huynh phải đóng góp 17.000 đồng/suất ăn, bao gồm cả chi phí phục vụ, trong đó có 3.000 đồng tiền ăn xế.


Thời gian gần đây, sau 1 năm Trường tiểu học Tân Lập 1 có hiệu trưởng mới đã xảy ra nhiều vụ “lùm xùm” gây bức xúc cho nhiều cán bộ, giáo viên và cả phụ huynh. Nhiều giáo viên đã có đơn khiếu nại về nhiều những sai phạm trong công tác lãnh đạo nhà trường của hiệu trưởng Phan Thị Tiến Lợi.






Khóc, cười tìm mộ bằng ngoại cảm

Khóc, cười tìm mộ bằng ngoại cảm
Những thông tin này, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ liên tục nhận được khi thông tin về hành vi lừa đảo của các “nhà ngoại cảm” bị phanh phui trên các phương tiện truyền thông.

Tin lời ngoại cảm, đào trộm mộ…


Cách đây hơn 2 năm, vào ngày 8.6.2011, gia đình ông Lê Văn Thới ở thôn Võ Xá, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh (Quảng Trị) bất ngờ phát hiện mộ của anh ruột mình tên là Lê Văn Thảnh, qua đời vào năm 1999, ở nghĩa địa Cồn Nậy bị bốc trộm. Sau 2 ngày, lực lượng công an xác nhận anh Hoàng Văn Tùng và người nhà ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An, đến nghĩa địa Võ Xá cất bốc hài cốt liệt sĩ Hoàng Văn Vĩnh (bác ruột anh Tùng) nhưng bốc nhầm hài cốt ông Thảnh.


Mộ ông Thảnh được làm lại sau khi bị đào trộm.

Mộ ông Thảnh được làm lại sau khi bị đào trộm.





Anh Tùng kể lại, sau nhiều năm tìm hài cốt liệt sĩ Hoàng Văn Vĩnh không ra, anh cùng người nhà đến một cơ sở ngoại cảm ở Nam Đàn (Nghệ An). Theo chỉ dẫn của cơ sở này, gia đình anh khăn gói vào Quảng Trị cất bốc hài cốt, ai ngờ...

Ông Phạm Văn Phùng - Phó phòng Chính sách Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ, người trực tiếp tiếp nhận các hồ sơ đề nghị tìm mộ liệt sĩ, giám định ADN cho biết, thực tế quá trình tiếp nhận thông tin hỗ trợ các gia đình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, nhiều cán bộ của Hội đã nghe những câu chuyện dở khóc dở cười.


Ông Phùng kể: “Một sáng, chúng tôi tiếp nhận điện thoại từ một thân nhân liệt sĩ ở Hải Phòng. Chị này tỏ ra khá bối rối vì cả gia đình đã tìm kiếm hài cốt của chú ruột suốt 4-5 năm nay mà chưa ra”.


Đáng buồn là theo chị này, gia đình đã chia làm 2 phe, một số người nhất định tìm hài cốt bằng cách nhờ nhà ngoại cảm, số còn lại thì không tin. Mới đây, nhờ sự giúp đỡ của Hội, gia đình đã xác định được phần mộ, hiện đang chờ kết quả giám định gen.



Người dân phẫn nộ


Sáng 30.10, phóng viên NTNN tiếp xúc với ông Lê Văn Chiến - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Trị, ông Chiến bức xúc: “Hành động của những kẻ tự xưng là nhà ngoại cảm đó thật là bất nhân, không còn tính người và đáng lên án. Một số khu vực ở Quảng Trị bị địch chiếm, bị đánh phá ác liệt nên không thể có chuyện người chết ở các chiến trường, cách xa hơn 100km lại được đưa về đó để chôn cất. Thế nhưng, các nhà ngoại cảm vẫn cứ chỉ chỗ chôn bộ đội ở những vùng địch chiếm”.


Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thanh (92 tuổi, ở phường 1, TP.Đông Hà, Quảng Trị), có con hy sinh trong chiến tranh vào năm 1968 nói trong nước mắt: “Con mệ chết lâu rồi nhưng chưa tìm thấy hài cốt, nhưng mệ không tin nhà ngoại cảm. Mệ không hiểu tại sao nhiều kẻ lại nhẫn tâm trục lợi trên xương máu của các anh hùng liệt sĩ. Đúng là không còn tính người”.










Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh:Không nên quá tin vào ngoại cảm


Bộ Quốc phòng chưa bao giờ phối hợp với các nhà ngoại cảm trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Qua báo chí, chúng tôi cũng đề nghị đồng bào không nên tin vào những nhà ngoại cảm, trên thực tế có nhiều người đã lợi dụng lòng tin của bà con để trục lợi. Nếu có thông tin gì thì bà con nên chủ động thông báo cho Bộ Quốc phòng, hoặc báo cho Huyện đội, Tỉnh đội ở địa phương. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất để các liệt sĩ về với các gia đình.




Hải Phong (ghi)








Đêm khuya, hàng trăm người bao vây nhà con nợ

Đêm khuya, hàng trăm người bao vây nhà con nợ
Tình hình trật tự ở khu vực này trở nên hỗn loạn và phức tạp, khiến lực lượng công an phải triển khai tình huống bảo vệ, ngăn chặn hành vi quá khích của nhiều người.
Gần 24 khuya 31.10, hàng trăm người dân vẫn bao vây, đòi đập phá nhà của bà Phạm Thị Hiền bị vỡ nợ.

Gần khuya 31.10, hàng trăm người dân vẫn bao vây, đòi đập phá nhà của bà Phạm Thị Hiền bị vỡ nợ.





Được biết, ngôi nhà bị hàng trăm người dân vây hãm là của gia đình bà bà Phạm Thị Hiền (35 tuổi), trú tại địa chỉ nêu trên.

Do số lượng người kéo đến vây hãm ngôi nhà của bà Hiền mỗi lúc một đông (lên tới hàng trăm người) và nhiều người quá khích có ý định phá nhà, cũng như hành hung bà Hiền, nên Công an TP.Thanh Hóa và Công an P.An Hoạch đã huy động lực lượng đến bảo vệ, ngăn chặn tình huống xấu diễn ra.


Chính quyền địa phương đã tiến hành vận động người dân giải tán. Tuy nhiên, đến gần 0h đêm 31.10, các chủ nợ vẫn không chịu rời ngôi nhà, còn bà Hiền thì không dám ra ngoài mà vẫn cố thủ ở trong nhà.


Theo tìm hiểu của Dân Việt, bà Phạm Thị Hiền vốn chỉ là một ngươi buốn bán hoa quả ở ngoài chợ. Nhưng đã nhiều năm nay, bà Hiền chuyên gom vay lãi của nhiều người dân trên địa bàn phường An Hoạch và các phường khác ở TP.Thanh Hóa, để cho một số người khác vay lại rồi “ăn chênh” lãi suất. Sau khi những con nợ của bà Hiền không thanh toán, thậm chí có người bỏ trốn khỏi địa phương…, đã khiến bà Hiền vỡ nợ. Vì vậy, hệ lụy kéo theo đó là hàng trăm người dân đã cho bà Hiền vay bị mất tiền theo.


Theo thông tin từ mà chúng tôi nhận được, số nợ mà bà Hiền vay của người dân trên địa bàn TP.Thanh Hóa ước tính lên tới vài chục tỉ đồng, với số người mất tiền hơn 300 người. Có nhiều người đã bỏ ra từ 2 đến 3 tỉ đồng để cho bà Hiền vay.


Hiện nay, cơ quan chức năng TP Thanh Hóa vào cuộc điều tra vụ vỡ nợ lớn này, để tìm bằng chứng xem bà Hiền có phạm tội lừa đảo hay không.






Phát hiện chip gián điệp trong... ấm nước, bàn là Trung Quốc

Phát hiện chip gián điệp trong... ấm nước, bàn là Trung Quốc

Rosbalt cho hay, hải quan Nga vừa chặn đứng một lô hàng dân dụng với khoảng từ 20 -30 chiếc ấm siêu tốc và bàn là điện gắn chip gián điệp có khả năng khai thác kết nối wifi mà không cần mật khẩu trong phạm vi lên tới 200m, sau đó “gửi một số dữ liệu tới trang chủ nước ngoài”.




Hình minh họa

Cũng theo Rosbalt, nếu không được ngăn chặn, lô hàng trên sẽ được chuyển tới St. Petersburg. Tuy nhiên, Rosbalt không cung cấp những miêu tả về mặt kỹ thuật đối với loại vi mạch gián điệp này.


Trong một báo cáo, các nhân viên hải quan cho biết, họ phát hiện ra vấn đề với lô hàng sau khi nhận thấy thùng hàng có vẻ nặng hơn bình thường.


Trong khi đó, chuyên trang công nghệ The Register của Anh bình luận, việc tạo ra những con chip đủ nhỏ và rẻ để gắn vào đồ gia dụng và kết nối được với wifi là một việc khả thi. Bên cạnh đó, loại chip này cũng có khả năng chịu được nguồn điện 220V nhờ bộ biến thế siêu nhỏ.






Rời M.U, Giggs có sẵn bến đỗ "ngon lành"

Rời M.U, Giggs có sẵn bến đỗ "ngon lành"
Chris Coleman đã không thể giúp ĐT xứ Wales giành vé tham dự VCK World Cup 2014 và bản thân vị chiến lược gia 43 tuổi này cũng không còn hứng thú với công việc hiện tại. Theo tiết lộ từ Mirror, Coleman đã sẵn sàng ra đi và rất có thể ông sẽ trở thành HLV tiếp theo của Crystal Palace.
 LĐBĐ xứ Wales muốn Giggs dẫn dắt ĐTQG xứ Wales

LĐBĐ xứ Wales muốn Giggs dẫn dắt ĐTQG xứ Wales





Về phía LĐBĐ xứ Wales, họ cũng không còn muốn hợp tác với Coleman. Bằng chứng: Trong những ngày gần đây, giới lãnh đạo bóng đá xứ Wales đã triển khai kế hoạch tìm người thay thế. Một trong những mục tiêu hàng đầu mà họ nhắm tới chính là tiền vệ Ryan Giggs của M.U.

Ryan Giggs năm nay 39 tuổi, đã có bằng HLV và mùa này sẽ là mùa chuyên nghiệp cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu của anh. Hiện tại, ngoài ngày ngày ra sân chơi bóng cho M.U, Ryan Giggs cũng đảm nhiệm vai trò trợ lý cho HLV trưởng David Moyes. Có thể nói Giggs cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực mới.


Nếu không có gì thay đổi thì ngay vào đầu tháng tới, LĐBĐ xứ Wales sẽ gửi lời đề nghị chính thức tới Giggs và hi vọng sẽ nhận được cái gật đầu đồng ý của anh. Giggs từng mang băng đội trưởng ĐT xứ Wales. Anh đã ra sân 64 trận và ghi 12 bàn thắng. Mùa hè năm 2007, Giggs treo áo ở ĐT xứ Wales để tập trung cống hiến cho M.U.


“Tôi cảm thấy thú vị với vai trò huấn luyện tại M.U. Nó mang lại những trải nghiệm mới. Tôi đã nghe về việc ĐT xứ Wales muốn mời tôi về huấn luyện. Tôi chưa thể nói trước điều gì. Hiện tại tôi cần tập trung thi đấu cho M.U và làm tốt công việc trợ lý. Tôi chỉ có thể quyết định mọi việc khi mùa giải này khép lại”, Giggs chia sẻ về vai trò mới tại M.U và hướng ánh mắt mình tới công việc tại ĐT xứ Wales.






SỐC: Dell thừa nhận máy tính bốc mùi… nước tiểu mèo

SỐC: Dell thừa nhận máy tính bốc mùi… nước tiểu mèo

Trước đó, BBC đưa tin, nhiều khách hàng của Dell phàn nàn rằng, những chiếc máy tính dòng doanh nhân Ultrabooks Latitude 6430u “bốc mùi nước tiểu mèo”.




Hình minh họa

“Máy chạy rất tuyệt chỉ có điều mùi của nó thì thật kinh khủng”, một khách hàng nói.


Các kỹ thuật viên của Dell thừa nhận, một số máy tính xách tay của họ đúng là có mùi như vậy do có vấn đề trong quy trình sản xuất.


Tuy vậy, Dell khẳng định, đó chỉ mùi “giống nước tiểu mèo”, chứ không phải là nước tiểu mèo thật, hoàn toàn không gây mất vệ sinh, cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.


Dell cho biết, hãng sẵn sàng sửa chữa miễn phí những chiếc máy tính bốc mùi cho khách hàng.


Bên cạnh đó, Dell cam kết, ngay từ bây giờ, những lô hàng mới của dòng Ultrabooks Latitude 6430u đã khắc phục được các vấn đề về mùi.






Danh sách những người tử vong và bị thương trong vụ đâm xe liên hoàn

Danh sách những người tử vong và bị thương trong vụ đâm xe liên hoàn

3 nạn nhân tử vong gồm:


1) Võ Thị Lao (58 tuổi, quê Bình Định);


2) Trần Ngọc Huy ( 38 tuổi, Phủ Hà, TP.Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận)


3) Nguyễn Ngọc Khôi ( 29 tuổi, Bình Định)


28 người bị thương:


1) Phạm Văn Toàn (55 tuổi, Bình Thuận)


2) Nguyễn Thị Kiều Diễm ( 28 tuổi, Bình Phước)


3) Nguyễn Thị Hường ( 38 tuổi, Bình Thuận)


4) Lê Thị Kim Hường ( 27 tuổi, Bình Định)


5) Nguyễn Thị Lan ( 51 tuổi, Bình Định)


6) Lê Đức Sơ (80 tuổi, Bình Thuận)


7) Nguyễn Bình (40 tuổi, Quãng Ngãi)


8) Quỳnh Thị Lệ Thu ( 49 tuổi, Quảng Ngãi)


9) Huỳnh Thị Hà ( 31 tuổi, Quảng Ngãi)


10)Đoàn Minh Xuân (68 tuổi, Quảng Ngãi)


11) Nguyễn Thị Qúy (73 tuổi, Bình Định)


12) Trịnh Minh Hưng( 39 tuổi, Bình Định)


13) Lê Duy Hưng ( 63 tuổi, chưa rõ nơi ở)


14) Nguyễn Thị Quy ( 4 tuổi, chưa rõ nơi ở)


15) Trần Ngọc Kiệt (20 tuổi, Bình Định)


16) Nguyễn Thị Gái (36 tuổi, Bình Định)


17) Nguyễn Thị Nguyệt ( 65 tuổi, Quảng Ngãi)


18) Phan thị Mười ( 58 tuổi, Bình Định)


19) Phạm Thị Hường ( 49 tuổi, Vũng Tàu)


20) Mai Văn Cường ( 43 tuổi, Vĩnh Tân)


21) Nguyễn Thị Bé ( 77 tuổi, Quảng Ngãi)


22) Nguyễn Văn Cảnh ( 42 tuổi, Bình Định)


23) Nguyễn Thị Quyên ( 27 tuổi, Bình Định)


24) Võ Thị Bê ( 52 tuổi, Bình Thuận)


25) Nguyễn Thị Tho ( 42 tuổi, Bình Định)


26) Nguyễn Thị Chín ( 51 tuổi, Vũng Tàu)


27) Trần Thị Tiết ( 46 tuổi, Vũng Tau


28) Đỗ Đăng Trung ( 20 tuổi, Vũng Tàu).






Lão nông mù 40 năm truyền nghề đờn ca tài tử

Lão nông mù 40 năm truyền nghề đờn ca tài tử
Cách chơi những nhạc cụ như đàn tranh, đàn kìm, đàn cò, đàn guitar phím lõm… cùng tình yêu dòng nhạc dân gian độc đáo đờn ca tài tử đã được ông Trí truyền cho hàng ngàn người khác nhau, trong khoảng hơn 40 năm trời. Với ông, đờn ca tài tử chính là nét đẹp của quê hương, gắn liền với văn hóa, nếp sống của quê mình nên cần phải được gìn giữ và phát huy.

Nghệ sĩ nông dân


Hỏi người dân trong ấp, không ai là không biết đến ông Trí mù, bởi nhiều năm qua căn nhà ông luôn bập bùng tiếng đàn, vang vọng lời ca cùng những học trò đến học đàn. Ông Trí cho hay, ông sinh ra và lớn lên ở ấp Long Kim này, năm 7 tuổi thì chẳng may bị tai nạn, trở thành người khiếm thị.


Khoảng năm 12 tuổi, Trí được cha mẹ cho vào ban lễ nhạc của Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh danh tiếng làm công quả. “Dù đôi mắt không còn nhìn thấy ánh sáng nhưng bù lại, ông trời lại ban cho tôi đôi tai thính nhạy và một tình yêu âm nhạc đến lạ lùng” - ông Trí kể.


Ông Huỳnh Hữu Trí đang tấu một khúc đờn ca.

Ông Huỳnh Hữu Trí đang tấu một khúc đờn ca.





Vừa giúp việc cho những nghệ nhân đi trước, ông Trí vừa cố học những thủ thuật sử dụng đàn và cách chơi đàn cùng những lời ca... Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng đam mê không biết mệt mỏi với dòng nhạc dân gian, chẳng bao lâu sau ông có thể sử dụng thành thạo tất cả các loại đàn ca và hát tài tử thuần thục.

Từ năm 16 tuổi, ngoài việc ở nhà đan những vật dụng thông thường như rổ, rá, ghế mây… (xã Long Thành Trung có nghề mây tre đan truyền thống), ông còn dành thời gian hướng dẫn cách sử dụng các loại nhạc cụ của đờn ca tài tử và cách hát những câu vọng cổ truyền thống cho nhiều người khác có cùng niềm đam mê.


Trong nhà ông có một giá trên tường treo rất nhiều loại đàn dân gian như đàn tranh, đàn cò, đàn bầu, đàn guitar phím lõm và đặc biệt là đàn kìm - cây đàn chính trong dàn nhạc đàn ca tài tử. Ông Trí bảo, tất cả những cây đàn này đã gắn bó cùng ông nhiều năm rồi. Ví dụ như cây đàn kìm kia làm bằng gỗ trắc rất quý và đẹp.


Vừa mân mê những dây đàn, vừa nắn nót từng phím, ông trầm ngâm nhớ lại: “Hồi đó tôi còn trẻ, mê đàn nhưng không phải cây đàn nào cũng đủ tiền để mua, vì quá thích nên ngày nào tôi cũng ra tiệm đàn với mong muốn được chạm tay vào cây đàn một lần. Không ngờ, trong những lần ấy, cô con gái của tiệm bán đàn đã để ý và cảm thương tình yêu âm nhạc của tôi”. Sau này, hai người đã vượt qua bao nhiêu mặc cảm và những ngăn cách để đến với nhau, nên duyên vợ chồng.


Tay buồn so mấy phím vui


Vừa trò chuyện với chúng tôi, ông Trí vừa với tay lấy cây đàn kìm trên giá treo xuống, đôi tay gầy guộc run run lần lần từng phím và bắt đầu cất lên những lời ca da diết kể về công ơn cha mẹ, về nghĩa sinh thành. Với những ai từng biết về nghệ thuật hát đờn ca tài tử của người dân Nam Bộ hẳn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi từ những câu nói bình thường nhưng qua lời ca, tiếng đàn của những người nghệ sĩ nông dân ấy lại trở thành những bản nhạc có hồn, có điệu làm say đắm lòng người.










"Mỗi khi cất lên lời ca tiếng hát, bàn tay so phím dây đàn, tôi đều chỉ muốn mang đến cho cuộc đời những bản tình ca vui vẻ, tràn trề nhựa sống mà thôi”.


Ông Huỳnh Hữu Trí




Dừng tay, ông Trí bảo: “Cuộc đời tôi từ lúc bị mất đi đôi mắt đã trải qua không biết bao nhiêu khổ cực, vất vả rồi, vì vậy trong thâm tâm, mỗi khi cất lên lời ca tiếng hát, bàn tay so phím dây đàn đều chỉ muốn mang đến cho cuộc đời những bản tình ca vui vẻ, tràn trề nhựa sống mà thôi”.

Có lẽ, chính vì triết lý sống và đàn như vậy nên suốt trong hơn 40 năm truyền nghề cho những người khác, ông luôn truyền luôn cả lòng đam mê, tình yêu và khát vọng của mình. Với ông, việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật đàn ca dân gian chính là một nét đẹp mà cha ông đã để lại chính là một nghĩa vụ, một định mệnh lớn lao mà ông may mắn là người được lựa chọn.


Hiện nay, ông Trí có 4 người con và hơn 10 đứa cháu. Nghe ông kể chuyện và chơi đàn ca, chúng tôi có cảm nhận rằng, chính cuộc đời với bao nỗi thăng trầm của người nông dân chưa từng học qua bất cứ trường lớp nào kia cũng là một bản đờn ca. Một bản đờn ca tuy có không ít nốt buồn nhưng vẫn tỏa sáng tình yêu đời, yêu người sâu sắc.






"Kinh tế buồn": Người và tượng … chờ khách

"Kinh tế buồn": Người và tượng … chờ khách


  • Malaysia giải cứu 8 phụ nữ Việt

    Dân Việt - Báo chí Malaysia ngày 31.10 cho biết, cảnh sát nước này đã giải cứu 54 phụ nữ nước ngoài, trong đó có 8 người đến từ Việt Nam, bị ép làm việc trong các động mại dâm ở Malaysia.



  • "Kinh tế buồn": Người và tượng … chờ khách

    Dân Việt - Một chủ cơ sở điêu khắc, chạm khắc ở xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) ngồi buồn bên những sản phẩm tượng thờ chưa hoàn thiện. Tình trạng kinh tế khó khăn trong vài năm qua khiến nhiều làng nghề ngắc ngoải cầm chừng.



  • Một phụ nữ giữ 2.918 sổ đỏ trong... khách sạn

    Dân Việt - Bà Nguyễn Thị Minh quê ở xã Thạch Môn, TP.Hà Tĩnh, hiện cư trú tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, Bình Thuận đang giữ 2.918 sổ đỏ của người dân ở nhiều tỉnh, thành.



  • Lão nông mù 40 năm truyền nghề đờn ca tài tử

    Dân Việt - Mặc dù khiếm thị từ nhỏ nhưng lão nông Huỳnh Hữu Trí (66 tuổi) ở xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, Tây Ninh vẫn dành phần lớn cuộc đời mình để học hỏi, mài giũa rồi truyền dạy cách sử dụng nhạc cụ đờn ca tài tử...



  • Dưa lưới “mê” lân, kali

    Dân Việt - Dưa lưới thuộc họ bầu bí và là loại cây thích trồng trong mùa hè. Dưa yêu cầu ngày nắng dài và đất có dinh dưỡng tốt nhất là được bón nhiều phân hữu cơ. Dưa có thể chịu nhiệt độ từ 16 - 28 độ C, nhưng thiếu nắng, âm u kéo dài thì tỷ lệ đậu quả thấp, phẩm chất giảm.



  • Người phụ nữ thuần hóa lợn rừng để... làm giàu

    Dân Việt - Nằm dưới chân núi Yên Tử - Phù Vân, có người phụ nữ đã dám thuần hóa giống lợn rừng Trúc Lâm hung dữ nổi tiếng để làm giàu. Chị là Lào Thị Toan (xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang).



  • Danh sách những người tử vong và bị thương trong vụ đâm xe liên hoàn

    Dân Việt - Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào lúc khoảng 23 giờ ngày 30.10, tại QL 1A, thuộc địa phận thôn Bình Quý, Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, khiến 3 nạn nhân tử vong và 28 người bị thương.



  • Phát hiện hai thi thể nam nữ chết trên giường ngủ trong khách sạn

    Dân Việt - Trưa nay (31.10), hai thi thể nam nữ được phát hiện đã chết trên giường ngủ tại một khách sạn ở Q.Phú Nhuận, TPHCM.



  • Mỹ thành công lớn trong phát triển "hàng khủng" F-35

    Hoa Kỳ vừa thực hiện thành công cuộc thử nghiệm đầu tiên với chiến đấu cơ-ném bom thế hệ thứ năm F-35 có sử dụng vũ khí.



  • Tàu ngầm Ấn Độ bị chìm có nguy cơ phát nổ

    Báo Mumbai Mirror hôm nay đưa tin cho tới lúc này vẫn bảo lưu nguy cơ nổ ngư lôi và tên lửa lớp “đất-đối-không” chứa trên tàu ngầm Ấn Độ Sindurakshak vốn bị chìm một phần sau tai nạn hồi tháng 8.














Mỹ thành công lớn trong phát triển "hàng khủng" F-35

Mỹ thành công lớn trong phát triển "hàng khủng" F-35
Theo giải thích của Lầu Năm Góc, F-35 đã triệt hạ được mục tiêu giả định tại căn cứ không quân Hoa Kỳ Edwards bố trí ở sa mạc Mojave, bang California.




Theo đánh giá của các chuyên gia, cuộc thử nghiệm này là giai đoạn quan trọng trong diễn biến thực thi chương trình về chế tạo F-35. Hãng tin ITAR -TASS cho hay đó là một trong những kế hoạch được ưu tiên hàng đầu của không quân Mỹ.

F-35 là chiến đấu cơ đa năng được thiết kế sử dụng công nghệ "tàng hình" và có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Cùng với Hoa Kỳ trong đề án chế tạo còn gồm sự tham gia của 8 nước khác là Australia, Anh, Đan Mạch, Italy, Hà Lan, Na-uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ dự định mua khoảng 730 chiếc máy bay loại này.






Phát hiện hai thi thể nam nữ chết trên giường ngủ trong khách sạn

Phát hiện hai thi thể nam nữ chết trên giường ngủ trong khách sạn
Khoảng 0h15 rạng sáng 31.10 tại khách sạn Hồng Loan 4 (số 272 đường Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) lực lượng công an Q.Phú Nhuận phát hiện hai nạn nhân chết trên giường ngủ trong khách sạn này.


Khách sạn nơi phát hiện ra hai thi thể nam nữ đã chết. Ảnh: NLĐ.



Hai nạn nhân được xác định là Nguyễn Thanh Kỳ (33 tuổi, quê Bình Định) – Phạm Nguyễn Tú Uyên (30 tuổi, là nhân viên của công ty ở quận 3).

Theo thông tin ban đầu, khoảng 11h50 trưa 30.10, anh Kỳ và chị Uyên đi xe gắn máy đến thuê phòng 104, kể từ đó đến khi được phát hiện, cặp nam nữ này không ra ngoài.


Rạng sáng 31.10 nhân viên khách sạn lên kiểm tra, gõ cửa phòng nhưng không ai trả lời nên phá cửa vào thì phát hiện cả hai đã chết. Hiện công an đang làm rõ nguyên nhân.






Tàu ngầm Ấn Độ bị chìm có nguy cơ phát nổ

Tàu ngầm Ấn Độ bị chìm có nguy cơ phát nổ
Vì lý do này các tàu của Hải quân Ấn Độ đã được đưa ra khỏi khu vực thảm họa, nơi hồi tháng Tám đã xảy ra loạt vụ nổ và cháy trên boong tàu ngầm. Tờ Mumbai Mirror lưu ý rằng số vũ khí còn lại trên tàu Sindurakshaka rất có thể không trong tình trạng hoạt động.




Hải quân Ấn Độ hiện vẫn chưa phân định xong với công ty sẽ thực hiện công việc trục nhấc xác con tàu đắm. Theo dữ liệu của báo, nguyên nhân của tình trạng này là bởi phía quân sự quyết định chỉ trả tiền cho hoạt động nâng tàu ngầm sau khi hoàn thành công việc, còn người của phía công ty muốn nhận ngay tiền thanh tóan tính theo mỗi giờ trục vớt tàu ngầm chìm.

Như tin đã đưa, vào đêm rạng sáng 14.08, đã xảy ra một loạt vụ nổ trên tàu tàu ngầm và tiếp theo là đám cháy khiến 18 thủy thủ tử vong. Thợ lặn quân đội đã vớt lên được 11 thi thể thủy thủ. Nhân thân của hai người trong số này hiện vẫn chưa xác định được theo phân tích DNA .






Tân HLV ĐTVN nói gì về quyết định "trảm tướng" của VFF?

Tân HLV ĐTVN nói gì về quyết định "trảm tướng" của VFF?

Trao đổi với Dân Việt sáng 31.10, HLV Nguyễn Văn Sỹ cho hay ông vẫn đang trong quá trình làm việc để tái ký hợp đồng dẫn dắt V.Ninh Bình.

Trước câu hỏi, nếu được VFF mời chính thức dẫn dắt đội U23 Việt Nam thi đấu ở SEA Games 2013, ông sẽ nghĩ sao, HLV Văn Sỹ đáp: "Tôi chẳng suy nghĩ gì cả. Lúc này tôi chỉ cảm thấy khó hiểu và lạ lùng với cách làm việc của VFF. Trong bóng đá, không có HLV nào lại xúi cầu thủ của mình thi đấu dưới sức và mắc sai lầm cả. Các em vẫn ở trong độ tuổi U23 và không thể lúc nào cũng thi đấu tốt".





HLV Văn Sỹ (phải) tỏ ra rất bất ngờ khi HLV Hoàng Văn Phúc bị VFF "trảm"

HLV Văn Sỹ khẳng định cảm thấy "giật mình" khi nghe tin HLV Hoàng Văn Phúc bị VFF đình chỉ làm nhiệm vụ ngay sau trận hòa Bangu Atletico (Brazil) 3-3 vài giờ: "Tôi và nhiều đồng nghiệp khác đang chờ xem cách hành xử của VFF với HLV Hoàng Văn Phúc ra sao. Với cách làm như vậy, thật khó để anh em HLV nội cảm thấy an tâm và nhận lời dẫn dắt đội U23, đội tuyển quốc gia khi VFF mời. Quả thực là rất buồn!".


Theo HLV Văn Sỹ, việc thay "tướng" đầy bất ngờ khi SEA Games 2013 chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là khởi tranh chắc chắn sẽ gây phản ứng tâm lý không tốt trong các cầu thủ: "Khi các cầu thủ trẻ bị lung lay tâm lý, xao nhãng, mất tập trung thì thật khó có thể thi đấu tốt", ông Sỹ chốt lại.






Chảo dầu rái phát nổ, một người bỏng nặng

Chảo dầu rái phát nổ, một người bỏng nặng


Nạn nhân Phạm Ngọc Kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên.


Trước đó, lúc 19 giờ ngày 30.10, anh Kỳ nhập viện trong tình trạng bị bỏng toàn thân do nổ chảo dầu rái, với diện tích vết bỏng chiếm 35% vùng đầu, mặt, cổ, ngực và tứ chi.


Ông Phạm Tánh - cha nạn nhân Kỳ, cho hay, khoảng 16 giờ ngày 30.10, Kỳ đang nấu dầu rái (loại dầu dùng để làm thúng chai) thì bất ngờ chảo dầu bị nổ, bắn tung tóe khắp người, làm cháy chiếc áo khoác đang mặc trên người, bỏng khắp người.


Bệnh nhân Kỳ lúc này đang được cấp cứu và chăm sóc đặc biệt.







Nhát cuốc của ông thanh tra

Nhát cuốc của ông thanh tra
Sự việc nói trên xảy ra ngày 25.10 tại phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum. Nhìn hình ảnh người phụ nữ ôm mặt đầy máu từ clip mà người dân ghi lại, không ai cầm nén được sự phẫn nộ.

Chuyện tranh chấp đất đai dẫn đến xô xát xảy ra thường xuyên, cho dù có ẩu đả đổ máu cũng không mấy ai quan tâm. Nhưng trong vụ việc này, người cầm cuốc bổ vào đầu người phụ nữ này không phải là kẻ côn đồ mà là một cán bộ cấp chánh thanh tra sở, điều đáng nói chính là chỗ này đây.


Làm cán bộ nhà nước, với chức vụ chánh thanh tra, tất nhiên ông Nguyễn Đức Hoàng nắm rõ các quy định của pháp luật. Đúng ra, ông phải tham gia cùng gia đình để giải quyết tranh chấp đúng luật, nếu xảy ra xung đột, ông phải là người hòa giải, can ngăn. Nhưng không, chính ông chủ động vác cuốc tấn công một người phụ nữ. Đàn ông không thể đánh phụ nữ dù chỉ là bằng một cành hoa, còn ông chánh thanh tra sở đánh bằng cuốc.


Ngành y tế chưa nguôi cơn hoảng loạn vụ bác sĩ vứt xác nạn nhân xuống sông, nay lại thêm ông chánh thanh tra sở của một tỉnh bổ cuốc vào đầu phụ nữ. Cán bộ cỡ chức vụ này qua biết bao nhiêu sàng lọc, được học tập biết bao nhiêu khóa đạo đức, thế mà có hành vi côn đồ như vậy đó. Chất lượng cán bộ không ở đâu xa, cứ nhìn ông chánh thanh tra này thì rõ.


Chưa tỉnh cơn sốc, báo chí lại đưa tin ngày 28.10, cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích” và bắt khẩn cấp 2 cán bộ công an huyện Từ Liêm là nghi phạm tham gia một vụ đánh nhau làm chết một thanh niên. Công an đi ăn nhậu, nhập bọn gây rối trật tự công cộng, đánh nhau dẫn đến chết người.


Người dân nghĩ gì về việc những cán bộ công chức nhà nước còn có những chuyện như vậy xảy ra trên đất nước này. Xã hội sẽ như thế nào khi một số người, với phẩm chất đạo đức như vậy, được tuyển dụng vào sử dụng trong bộ máy chính quyền.


Dân đã quá ngao ngán vì tình trạng một số cán bộ, quan chức tham nhũng, hạch sách, dân lại thất vọng hơn khi còn có những cán bộ hành xử với dân bằng lưỡi cuốc và nắm đấm. Còn nhiều trường hợp cán bộ xã, công an xã hành hung, thậm chí nổ súng vào người dân. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, loại lý trưởng cường hào đời mới vẫn còn đất sống.


Thẳng thắn mà nói, chất lượng của đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đang dần dần được nâng lên. Nhưng so với yêu cầu thì đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn rất nhiều điều cần phải thay đổi. Hãy thẳng thắn đánh giá năng lực và đạo đức của cán bộ hiện nay để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước.






Sáng mai, bão Krosa tấn công vào biển Đông

Sáng mai, bão Krosa tấn công vào biển Đông
Khoảng gần sáng ngày 1.11, bão sẽ tràn vào phía đông khu vực bắc biển Đông. Đây là tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương.

Hồi 13 giờ ngày 31.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 123,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzong. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (từ 103-133km/giờ), giật cấp 14-15.


 Mây trong bão Krosa (Trung tâm Dự báo KTTVTW)

Mây trong bão Krosa (Trung tâm Dự báo KTTVTW)





Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km. Đến 13 giờ ngày 1.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 117,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) khoảng 630km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão vẫn duy trì cấp 11-12. giật cấp 14-15.

Trong khoảng 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, bão đi chậm lại, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 13 giờ ngày 2.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 114,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 320km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15.


Trong khoảng 72 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, bão tiếp tục đi chậm lại, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.


Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm hôm nay (31.10), vùng biển phía đông bắc biển Đông có gió xoáy mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 9-10. Vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15. Biển động cực kỳ dữ dội.


Đây là một cơn bão có cường độ mạnh, đường đi của bão khả năng diễn biến phức tạp và khó lường, hiện chưa thể xác định được nơi bão đổ bộ vào.


Vì vậy, người dân các tỉnh bắc và trung Trung Bộ, nhất là vùng ven biển cần theo dõi chặt chẽ bão Krosa, tàu thuyền đang hoạt động trên biển cần có phương án phòng tránh bão ngay từ bây giờ.






'Đóng sổ' tuyển sinh ngoài công lập 2013: Đại học "cười", Cao đẳng... "khóc"

'Đóng sổ' tuyển sinh ngoài công lập 2013: Đại học "cười", Cao đẳng... "khóc"
Theo ghi nhận của Báo điện tử Dân Việt, đa số các trường ĐH ngoài công lập khu vực phía Nam đã tuyển đủ; trong khi đó, ở nhiều trường CĐ thì tình hình tuyển sinh có phần khó khăn hơn mọi năm…



Bậc Đại học: Người cười, kẻ khóc

Theo nhận định của lãnh đạo nhiều trường ĐH ngoài công lập khu vực phía Nam: Mùa tuyển sinh năm 2013 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng về cơ bản, tình hình tuyển sinh của các trường cũng đạt được nhiều kết quả khả quan.


Tại một số trường ĐH ngoài công lập đã có “thương hiệu” như ĐH Hoa Sen, ĐH Văn Lang…, chỉ cần xét tuyển một đợt là đã đủ 100% chỉ tiêu. Ông Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Lang, phấn khởi: “Ban đầu chúng tôi cũng rất lo sẽ phải tuyển sinh nhiều đợt, tuy nhiên, chỉ sau một đợt xét tuyển chúng tôi đã nhận đủ thí sinh với mặt bằng điểm thi khá cao so với năm 2012”.


TS làm hồ sơ đăng ký xét tuyển NVBS tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2013.

Thí sinh làm hồ sơ đăng ký xét tuyển NVBS tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2013.





Ở một số trường ĐH ngoài công lập khác như: ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech); ĐH Lạc Hồng, ĐH Công nghệ Đồng Nai... cũng kết thúc nhẹ nhàng các đợt xét tuyển NVBS từ đầu tháng 10 với lượng thí sinh đạt 100% chỉ tiêu.

Riêng với một số trường như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Quốc tế Hồng Bàng thì tình hình tuyển sinh có phần khó khăn hơn nhưng về cơ bản cũng đạt khoảng 70-80% chỉ tiêu.


Cá biệt, chỉ một số trường ĐH ngoài công lập mới thành lập là còn gặp nhiều khó khăn về tuyển sinh như: ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM chỉ tuyển được hơn 200 sinh viên (SV) trong khi chỉ tiêu là 1.000, riêng bậc CĐ trường hiện chỉ tuyển được hơn 20 SV tất cả các ngành. Tương tự, Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định năm nay có 500 chỉ tiêu nhưng cũng chỉ tuyển được hơn 140 SV cả bậc ĐH và CĐ.


Bậc Cao đẳng: “Chung một nỗi buồn…”


Nếu như ở bậc ĐH, có trường tuyển đủ chỉ tiêu, có trường không tuyển đủ thì ở bậc cao đẳng, phần lớn các trường cao đẳng ngoài công lập đều thiếu chỉ tiêu.


Theo lý giải của lãnh đạo các trường, lý do chỉ tuyển được khoảng từ 40% đến 60% chỉ tiêu được giao ít nhiều đều là vì quy chế tuyển sinh liên thông chính quy. Ông Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, than thở: “Nguyên nhân lớn nhất khiến thí sinh quay lưng với các trường CĐ là vì sợ sau khi học xong chương trình sẽ phải chờ đủ 3 năm để thi liên thông. Do vậy, các em bằng mọi cách tìm suất vào trường ĐH. Chưa kể, nhiều trường ĐH tại các địa phương được phép tuyển đối tượng ưu tiên thấp hơn điểm sàn 1 điểm nên hút khá nhiều thí sinh khiến hệ CĐ tuyển sinh càng chật vật ”.


Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, hiện nhiều trường CĐ khu vực TP.HCM vẫn còn đang thiếu hàng nghìn chỉ tiêu như: CĐ Bách Việt; CĐ Viễn Đông; CĐ Bán công Công nghệ và Quản trị Doanh nghiệp; CĐ Kinh tế Công nghệ TP.HCM. Theo ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, cho biết: “Chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại quy chế liên thông, nếu không các trường CĐ sẽ rất khó tuyển sinh đủ chỉ tiêu”.


Ở một góc độ khác, ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng đề nghị: “Cho các em TS có điểm thi đại học, cao đẳng trên điểm sàn quy định được bảo lưu điểm thi đại học, cao đẳng trong thời gian từ 3 đến 4 năm để học cao đẳng hay trung cấp trước. Sau khi học xong cao đẳng, trung cấp những đối tượng này được học liên thông ngay nếu đăng ký vào các trường có điểm trúng tuyển bằng hoặc thấp hơn điểm đã bảo lưu hoặc dự thi liên thông ngay vào trường có điểm trúng tuyển cao hơn điểm bảo lưu của mình (nếu có nhu cầu) mà không cần phải chờ đủ 3 năm như những đối tượng khác. Trong trường hợp phải thi tuyển, các môn thi tuyển sinh liên thông là những môn cơ sở, chuyên ngành theo ngành học (không phải thi các môn văn hóa nữa mà sử dụng lại điểm bảo lưu). Khi đó sẽ góp phần phân luồng học sinh rất tốt”.






Nếp cái hoa vàng: Bán rơm cũng kiếm bạc triệu

Nếp cái hoa vàng: Bán rơm cũng kiếm bạc triệu
Bán rơm cũng được 30 triệu đồng/ha


Ông Nguyễn Văn Công ở xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai cho biết: "Gia đình tôi năm nay cấy hơn 3 sào lúa nếp cái hoa vàng, hiện đang chuẩn bị thu hoạch, lúa rất đẹp, ít sâu bệnh, năng suất có thể đạt hơn 2 tạ/sào. Với giá bán trung bình 16.000 đồng/kg như năm ngoài thì gia đình tôi cũng thu được 3,4 triệu đồng/sào". Cũng theo ông Công, do là lúa đặc sản nên dù chưa chín, đã có nhiều thương lái đến hỏi "mua non" với giá 2 triệu đồng/sào để làm cốm, nhưng hầu hết người dân đều không bán.
Lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nội đi thăm mô hình lúa nếp cái hoa vàng tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

Lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nội đi thăm mô hình lúa nếp cái hoa vàng tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.





Theo bà Bùi Thị Quyền - Trưởng thôn Song Khê, xã Tam Hưng, so với trước đây, mỗi sào nếp cái hoa vàng góp phần tăng thêm thu nhập của người dân khoảng 2 triệu đồng. Ngoài bán thóc, bà con còn bán được hơn 1 triệu tiền rơm/sào. "Rơm của lúa nếp cái hoa vàng cũng được những người làm chổi săn lùng, tính ra trồng 1ha lúa nếp cái hoa vàng, người dân có thể kiếm được hơn 30 triệu đồng từ bán rơm", bà Quyền nói.

Ông Đàm Văn Tân - Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Thanh Oai cho biết, mô hình canh tác lúa chất lượng cao nếp cái hoa vàng được ứng dụng theo phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI), triển khai tại xã Tam Hưng từ năm 2012. "SRI là tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc, đã được Bộ NNPTNT công nhận năm 2007. Với lúa nếp cái hoa vàng, năm 2012 chúng tôi cấy với mật độ 16 dảnh/m2, cho năng suất rất tốt, sang năm 2013, hầu hết người dân đều giảm mật độ xuống còn 11 dảnh/m2, thậm chí có ruộng còn thử nghiệm 4 dảnh/m2" - ông Tân cho biết.


Cũng theo ông Tân, nhờ ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật mà nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã cho hiệu quả kinh tế cao vượt trội so với lúa thường, diện tích cấy năm 2013 tăng gấp đôi so với 2012, đạt 100ha.


Hướng tới bền vững


Ông Kiều Văn Quy - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Tam Hưng, huyện Thanh Oai cho biết, năm 2012, chúng tôi áp dụng phương pháp SRI cấy với mật độ 16 dảnh/m2, năng suất đạt 190kg/sào (quy ra khoảng 53 tạ/ha), trong khi cấy 25 - 30 dảnh/m2 thì chỉ được 48 - 50 tạ/ha. "Kết quả cho thấy, mật độ cấy càng thưa, năng suất càng cao. Do đó, sang năm nay, toàn bộ 100ha lúa nếp cái hoa vàng của xã đều cấy mật độ 11 dảnh/m2. Ruộng thí nghiệm ở diện hẹp, 4 dảnh/m2 dự kiến cũng cho kết quả tốt, nhưng phải chờ thu hoạch, cân đong cụ thể mới so sánh được năng suất" - ông Quy nói.










"Hà Nội đã ứng dụng phương pháp thâm canh SRI cho khoảng 60.000ha lúa, trên tổng diện tích gieo cấy 100.000ha. Nếu tiếp tục SRI để nhân rộng diện tích lúa nếp cái hoa vàng và tám xoan, sẽ giảm được 500 tỷ đồng chi phí và tăng thêm 500 tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm" - ông Hoàng Thanh Vân - Giám đốc Sở NNPTNT TP. Hà Nội nói.




Ông Đỗ Danh Kiếm - Phó Chi cục trưởng Chi Cục BVTV Hà Nội cho biết, không chỉ đạt năng suất vượt trội, việc ứng dụng SRI với lúa nếp cái hoa vàng còn giúp giảm lượng thóc giống từ 70 - 90% so với cấy theo phương pháp truyền thống, lượng phân đạm cũng giảm 20 - 25%. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp cây lúa thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, tránh được nhiều loại sâu bệnh, từ đó tăng lợi nhuận cho nông dân trung bình trên 2 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Duy Hồng - Chi Cục trưởng Chi Cục BVTV Hà Nội cho biết, tại cuộc họp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh, tái cơ cấu là làm thế nào để giúp nông dân nâng cao thu nhập từ chính hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ.


Hiện, một số mô hình của Hà Nội đã đạt được tiêu chí ấy, trong đó có mô hình lúa nếp cái hoa vàng. Mặt khác, giống lúa đặc sản này hiện chưa cung ứng đủ cho nhu cầu thị trường trong nước, thậm chí có nhiều tiềm năng xuất khẩu, nhưng chúng tôi cũng chỉ quy hoạch phát triển khoảng 3.500ha, chủ yếu ở 2 huyện Đông Anh, Thanh Oai để ổn định đầu ra.






Dân chơi Việt và thời môtô phân khối lớn lên ngôi

Dân chơi Việt và thời môtô phân khối lớn lên ngôi

Tin vui từ chính sách


Từ 1/3/2014 sẽ bãi bỏ khoản 3 điều 8 của thông tư 46/2012 của bộ GTVT về việc bắt buộc người học lái xe hạng A2 phải thuộc đối tượng quy định của Chính phủ. Đó là một phần nội dung của Thông tư 38/2013 sửa đổi, bổ sung quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ký và ban hành.


Như vậy, thay vì hạn chế đối tượng rất giới hạn cho việc thi lấy bằng lái A2, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép mở rộng đối tượng đều có thể tham gia thi và sở hữu giấy phép lái xe (bằng lái) hạng A2.


Dân Việt, môtô, xe máy, kiếm tiền, kinh doanh


Phong trào chơi xe phân khối lớn ngày càng phát triển mạnh kéo theo số người muốn sở hữu giấy phép lái xe A2 đông lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn được dự thi lấy bằng lái A2, khi mà theo quy định trước đó, đối tượng được phép dự thi lại khá hạn hẹp, bao gồm: Công an, Quân đội, Thanh tra Giao thông, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Sát hạch viên, vận động viên môtô mới được phép thi.


Dân Việt, môtô, xe máy, kiếm tiền, kinh doanh


Và từ thực tế này, đã có rất nhiều tiêu cực xảy ra khi người sử dụng môtô phân khối lớn phải bắt buộc "lo lót" để được tham gia vào các kỳ học và thi lấy bằng lái xe A2.


Việc Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã ký ban hành Thông tư 38/2013, mở rộng các đối tượng được phép thi cấp GPLX hạng A2 không chỉ giúp người mê xe có cơ hội sở hữu và sử dụng những dòng xe môtô phân khối lớn từ 175cm3 trở lên mà còn là một liều thuốc kích thích cho thị trường môtô phân khối lớn tại Việt Nam.


Thị trường môtô bắt đầu nở rộ


Chỉ trong vài năm trở lại đây, nhiều thương hiệu lớn trong thế giới môtô đã, đang và sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Cùng với đó là hàng loạt mẫu xế khủng đa dạng về thương hiệu, thiết kế lẫn giá tiền. Chính sách thay đổi, cộng với việc nhiều hãng môtô đặt chân vào Việt Nam sẽ giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận và dễ dàng sở hữu những chiếc xe phân khối lớn hơn.


Dân Việt, môtô, xe máy, kiếm tiền, kinh doanh


Tháng 12/2009, Ducati trở thành hãng môtô phân khối lớn châu Âu đầu tiên đặt chân tới Việt Nam. Sau 3 năm, hãng này mở rộng ra Hà Nội bằng đánh giá "thị trường không nhỏ như vẫn tưởng" của ông Tổng giám đốc Bradley Lalonde.


Ducati đã sớm nhận ra tiềm năng của khu vực châu Á nên chuyển nhà máy sang Thái Lan lắp ráp, giảm giá thành và tranh thủ mức thuế ưu đãi từ các hiệp định thương mại khu vực. Cùng mẫu Diavel khi nhập từ Thái Lan rẻ hơn tới 12.000 USD so với từ châu Âu.


Dân Việt, môtô, xe máy, kiếm tiền, kinh doanh


Với lợi thế một chút về giá, Ducati tiết lộ tăng trưởng mỗi năm ở Việt Nam đạt mức 2 con số. Hãng này tiếp tục mở rộng khi đang tìm kiếm mặt bằng showroom mới tại Sài Gòn, dự định sẽ đưa thêm hai mẫu xe mới về Việt Nam vào năm sau bên cạnh các mẫu Ducati Monster 795, Diavel, Multistrada hay Hypermotard trình làng vào tháng sau.


Tháng 8 năm nay, hãng xe Áo KTM nối bước Ducati bằng việc chỉ định nhà phân phối. KTM đang cố gắng mở đồng thời showroom ở Hà Nội và TP HCM bằng sự sốt sắng chưa từng có.


Để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ đến trước, KTM cùng lúc mang về Việt Nam 8 dòng xe cho nhiều phân khúc thị trường khác nhau từ dòng cấp thấp Duke 125 với kiểu dáng nhỏ gọn tới hàng khủng 1190 RC8 với động cơ dung tích 1.190 cc cho công suất 173 mã lực, ngang ngửa với sức mạnh của một chiếc ôtô hạng trung.


Dân Việt, môtô, xe máy, kiếm tiền, kinh doanh


Bên cạnh các dòng xe vừa trình làng tại Việt Nam như Duke 200, Duke 690, Super Duke 990R hay 990 Supermotor T, hoặc dòng xe địa hình Enduro, KTM Việt Nam cho biết sẽ sớm đưa về hai dòng xe khủng 1190 Adventer và 1290 Super Duke để đa dạng hóa các lựa chọn cho khách hàng.


Nhìn thấy các đối thủ "ăn nên, làm ra" cùng với nhận định thị trường môtô Việt gần như chưa có gì (tổng số xe nhập khẩu mỗi năm ở Việt Nam chỉ khoảng 1.000 chiếc, bằng 1/10 số xe phân khối lớn được bán ra ở Thái Lan), cơ hội nhiều, nên chắc chắn cả Suzuki, Kawasaki hay Benelli sẽ chẳng chịu ngồi yên. Với những nền tảng có sẵn, họ sẵn sàng đưa thêm nhiều mẫu xe của mình vào Việt Nam. Điều này hứa hẹn thị trường môtô Việt sẽ nở rộ trong thời gian sắp tới.






Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Thành giám đốc từ 50 con gà

Thành giám đốc từ 50 con gà
Với vẻ chân chất đậm chất ND, Giám đốc Công ty CP Giống gia cầm Lượng Huệ - Phạm Văn Lượng (thôn Hoàng Lâu, xã Hồng Phong, huyện An Dương, TP.Hải Phòng chia sẻ với chúng tôi: “Năm 1990, tôi rời quân ngũ về quê hương xã Hồng Phong. Bà con nơi đây vốn gắn bó với củ khoai, cây lúa, nên cuộc sống rất khó khăn. Tôi muốn thay đổi diện mạo vùng quê nghèo”.



Khởi nghiệp từ 50 con gà

Nghĩ là làm. Anh không quản ngại đường sá xa xôi, đi một số tỉnh để học hỏi các mô hình hay. Sau một thời gian tìm hiểu, anh đã chọn hướng chăn nuôi. Anh mua thử 50 gà giống về nuôi. Sau hơn 1 năm, số lượng đàn gà của anh tăng gấp 10 lần.


Anh Lượng thực hiện phun khử trùng trước khi vào trại.

Anh Lượng thực hiện phun khử trùng trước khi vào trại.





Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là thị trường tiêu thụ. Vợ chồng anh phải chở gà vào trung tâm thành phố bán. Do người tiêu dùng chưa quen với giống gà công nghiệp nên vợ chồng anh phải bán rẻ hơn 1/3, thậm chí bằng một nửa giá gà ta.

Khi đã có thị trường, anh cải tiến thức ăn để chất lượng thịt gà không thua kém gà ta. Đến nay, sản phẩm từ trứng, gà thịt của trang trại anh đã có mặt ở các nhà hàng, khách sạn, các hệ thống siêu thị lớn như BigC, Intimex… trên địa bàn. Còn gà giống 1-7 ngày tuổi không chỉ cung cấp cho các tỉnh trong cả nước mà còn xuất sang nước bạn Campuchia.


Lượng gà nhiều, anh xây nhà máy sản xuất thức ăn cung cấp cho gà. Anh bảo, việc có nguồn thức ăn tại chỗ vừa tiết kiệm chi phí, vừa kiểm soát được độc tố có trong nguyên liệu và giải quyết thêm nguồn lao động cho địa phương.


Giám đốc của nông dân


Sự nghiệp làm giàu của anh Lượng cũng trải qua nhiều phen sóng gió. Như năm 1995, giá sản phẩm bán ra dưới giá thành sản xuất, nhiều đơn vị phải bỏ cuộc. Để duy trì được đàn gà, anh phải vay mượn anh em, bạn bè, thậm chí phải bán cả nhà để có tiền mua thức ăn cho gà. Sau 4 tháng, giá gà tăng, trang trại lại bắt đầu có lãi.










Công ty của anh Lượng tạo việc làm cho khoảng 100 lao động và 30 lao động thời vụ với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng, có lao động thu tới 6-7 triệu đồng/tháng.




Nhưng không may cho anh, đầu năm 1996, anh vừa nhập 2.000 gà giống siêu thịt từ Pháp về, một công nhân do sơ suất đã làm cháy phân xưởng, thiêu rụi luôn cả số gà giống trên. Thiệt hại tới hàng trăm triệu đồng.

Ổn định sản xuất được vài năm, đại dịch cúm gia cầm cũng khiến anh phải thót tim. Anh Lượng cho biết: Năm 2005, xã anh bùng phát dịch cúm gia cầm và trang trại của anh cũng nằm trong phạm vi phải tiêu hủy. Lúc ấy, trại có khoảng 2 vạn gà đẻ trứng, trị giá gần chục tỷ đồng mà vẫn khỏe, đẻ bình thường nên cán bộ thú y đã đề xuất với địa phương không tiêu hủy gà mà phối hợp với cơ sở áp dụng triệt để các biện pháp phòng dịch xung quanh khu vực trại. Sau hơn 1 tháng Hải Phòng công bố hết dịch, đàn gà của anh được phép bán ra thị trường.


Không chỉ tạo việc làm cho lao động địa phương, anh Lượng còn liên kết với ND một số địa bàn lân cận như huyện An Lão, Kiến Thụy, Thủy Nguyên... nuôi gà. Tại các trại liên kết này, anh hỗ trợ về giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho hàng chục hộ. Từ năm 2008 đến nay, anh giúp khoảng 300 hộ xây dựng mô hình nuôi gà. Trong số này, nhiều hộ đã trở nên giàu có.


Bà con có nhu cầu tìm hiểu thêm về mô hình nuôi gà liên hệ với anh Lượng theo số điện thoại: 0913.570223.






Không gian sống của người Hà Nhì

Không gian sống của người Hà Nhì
Người Hà Nhì chọn đất tốt trồng bông, phụ nữ dệt vải trên khung cửi nhỏ, kỹ thuật dệt khá cao lại được nhuộm chàm nhiều lần nên rất bền đẹp. Nghề thủ công đan lát, dệt vải, nhuộm chàm cũng rất phát triển ở các làng bản. Ở mỗi gia đình, người Hà Nhì chú trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mô hình sản xuất đã quyết định đến hình thức cư trú và tạo lập không gian sống của người Hà Nhì.

Một bộ phận người Hà Nhì từ xưa chuyên làm nương du canh nên sống cuộc đời du cư thường không ở thành những bản làng cố định mà cư trú phân tán theo nương rẫy và di chuyển theo nương rẫy. Đồng bào cư trú theo chòm bản đôi ba nhà hoặc bốn, năm nhà là nhiều.


Không gian nhà ở của đồng bào dân tộc Hà Nhì tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Không gian nhà ở của đồng bào dân tộc Hà Nhì tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.





Bộ phận người Hà Nhì làm ruộng bậc thang và làm nương rẫy định canh thì sống định cư. Nhiều bản đã tồn tại hàng trăm năm với số hộ đông đúc quây quần từ 30 - 70 nóc nhà. Dù định cư hay du cư đồng bào vẫn bám trụ trên sườn núi cao thuận tiện với phương thức canh tác và cố kết cộng đồng làng bản của họ.

Săn bắt, hái lượm không còn là nguồn sống chính, nhưng vẫn để lại dấu ấn quen thuộc trong đời sống đồng bào, thể hiện sự gắn bó mật thiết với núi rừng, sông suối và mối quan hệ tương tác giữa thiên nhiên với con người Hà Nhì nơi biên cương Tổ quốc.


Dân tộc Hà Nhì có đặc điểm riêng biệt là không phải ở nhà sàn như các dân tộc anh em trong vùng mà ở trong các ngôi nhà đất trình tường, có bộ khung được hình thành trên cơ sở các vì kèo. Phổ biến các ngôi nhà theo kiểu vì kèo ba cột, một cột cái còn gọi là cột nóc và hai cột con còn gọi là cột quấn. Nếu nhà có thêm hàng hiên nữa thì có hàng cột thứ tư nữa là cột hiên. Cột được liên kết với kèo thành vì kèo mà không có xà nối với cột bên trong.


Mô hình nhà trình tường Hà Nhì phổ biến hiện nay vẫn kiểu nhà vì kèo ba cột và một cột hiên ngoài tường. Nhà hai gian hai chái. Trong nhà bà con chia hai phần theo chiều dọc nhà để bố trí không gian ở cho phù hợp tập quán.


Phần bên ngoài, chái nhà bên phải đặt cối giã gạo, chái nhà bên trái là nơi đặt giường nằm dành cho khách ngủ. Tại đây có đặt một bếp phụ của ngôi nhà, bếp tiếp khách. Phần bên trong chia các phòng nhỏ, bên phải là phòng con dâu, tiếp là phòng bố mẹ chính chủ, ở đó có bàn thờ tổ tiên.


Để tạo dựng không gian sống nhà ở cho mình, đồng bào rất cẩn trọng trong việc xây cất. Đầu tiên dùng đá xếp gọn, lát phẳng ở bên dưới và hai bên, đổ đất nền lên trên rồi đầm, nệm, nén chặt thành nền nhà. Đồng bào dùng đất sét trình tường có độ mịn, độ chắc rất cao, dày 0,4 - 0,5 mét, cao từ 3-4 mét. Trình xong phần tường để khô ráo, chắc rồi mới dựng mái, làm gác, làm cửa, ngăn buồng. Mái nhà thường đặt độ dốc cao, áp lên khung tường. Nhà người Hà Nhì thường có hình chữ nhật, cũng có nhà vuông nhưng ít và thấp.


Nhà trổ cửa đi ở chính diện gian giữa. Qua cửa vào là một phần hiên nhà kín đáo rộng 1 mét tới là bức tường nhà dày ngăn cách lòng nhà. Trông xa căn nhà Hà Nhì như thể bộ lô cốt chắc chắn. Đó chính là mô hình nhà phòng thủ truyền thống để bà con đối phó với thiên tai, giặc giã, thú dữ và mọi mối nguy hại khác.


Bản làng của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai.

Bản làng của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai.





Trong gian nhà đó, mỗi gia đình có bàn thờ riêng, các anh em trai cùng bố trí có chung một bàn thờ bố mẹ. Không có hình thức nhà thờ họ, không thờ cúng chung cho cả dòng họ. Anh con trai cả thường được trông nom việc thờ cúng. Nếu mất đi, con trai thừa kế tiếp nối. Không có người thừa kế thì em trai thứ, trai út thay thế.

Các em trai, vợ con của họ khi qua đời phải đưa xác tới cúng ở nhà anh cả - nơi đặt bàn thờ bố mẹ, rồi mới được phép chôn cất. Điều này chứng tỏ gia đình Hà Nhì mang tính chất phụ quyền đậm nét. Bố và người anh cả quyết định mọi việc trong nhà. Khi cha mẹ qua đời, phụ nữ trong nhà không có quyền thừa kế tài sản. Của cải, ruộng nương chia đều cho các con trai, anh cả ở lại căn nhà bố mẹ, giữ chảo, giữ lưới của bố, đó là hai vật dụng quý giá, trọng dụng của người Hà Nhì.


Trong không gian sống đó, vấn đề hôn nhân lại ít bị ràng buộc. Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu, kết đôi chồng vợ. Có hai hình thức cưới do bố mẹ đi hỏi và cưới không qua ăn hỏi, nhưng đám cưới nhất thiết phải cưới hai lần. Lần một cưới diện hẹp, lần hai cưới mở rộng với nhiều nghi thức tín ngưỡng và thu hút cộng đồng tới dự cưới.


Ngày nay dẫu có nhiều thay đổi, song tập quán và không gian sống Hà Nhì vẫn còn đó những giá trị truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn, phát huy.






Sau bữa tối, bố chết, 2 con nhập viện

Sau bữa tối, bố chết, 2 con nhập viện
Vào khoảng 1 giờ 30 ngày 30.10, hàng xóm nghe tiếng la hét và kêu cứu từ nhà ông Hoàng Thành Chương. Khi mọi người chạy đến thấy em Nguyễn Chí Bình (SN 1999, con trai ông Chương) đang bò lết ra cửa, còn ông Chương và con trai út Hoàng Nguyễn Chí Minh (SN 2007) đang ôm bụng quằn quại giữa nhà. Khoảng 30 phút sau, xe cấp cứu tới thì ông Chương đã tử vong. 2 cháu Bình và Minh nguy kịch và được đưa đi cấp cứu.

Em Hoàng Nguyễn Chí Cường - con trai lớn ông Chương kể: Chiều 29.10, bố ra chợ mua thịt lợn về nấu ăn. Bà con trong chợ biết cảnh bố “gà trống nuôi con” nên cho thêm một ít cá. Khoảng 17 giờ ngày 29.10, sau bữa ăn tối, bố cùng 2 em đau bụng và ói, mửa…”.






SỐC: Thành tỷ phú trên Internet mà... không hề biết

SỐC: Thành tỷ phú trên Internet mà... không hề biết

Năm 2009, khi đang viết luận án về mã hóa, ông Koch đã đầu tư 150 kroner – tương đương với 17 bảng Anh (gần 600.000 VNĐ) để mua 5.000 Bitcoin và sau đó quên mất chúng cho đến khi thấy phương tiện truyền thông đưa tin về loại tiền ảo này vào tháng Tư năm nay.



Bitcoin là một loại tiền ảo, hiện có giá khoảng 122 bảng/1 bitcoin (hơn 4.150.000 VNĐ). Ảnh: Getty Imagine.




Bitcoin được lưu trữ trong tài khoản mã hóa, được bảo đảm bằng mật khẩu riêng. Ông Koch đã quên mật khẩu và khi nhớ ra, ông cực kỳ ngạc nhiên bởi giá trị của chúng đã tăng lên chóng mặt.

"Tài khoản cho thấy tôi có 5.000 Bitcoin. Theo tỷ giá ngày nay, nó có giá trị khoảng 551.000 bảng Anh (tương đương hơn 18 tỷ VNĐ)," ông Koch cho biết .


Tháng 4/2013, giá trị của 01 Bitcoin đạt mức cao nhất - 165 bảng (hơn 5.600.000VNĐ).


Khi Silk Road, một cửa hàng trực tuyến khét tiếng nhất thế giới chuyên buôn bán các chất gây nghiện trái phép bị đóng cửa, giá trị của 01 Bitcoin giảm xuống, còn khoảng 122 bảng (hơn 4.150.000 VNĐ).



Bar Pembury ở Hackney, London, Anh đã trở thành nơi đầu tiên chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Ảnh: Dailymail.


Ông Koch đã đổi 1.000 Bitcoin và có đủ tiền để mua căn hộ trong khu vực Toyen - một trong những khu vực giàu có của thủ đô Oslo, Na Uy.


Bitcoin được giới thiệu năm 2009 bởi một người (hoặc một nhóm người) bí ẩn có biệt hiệu Satoshi Nakamoto. Bitcoin thu hút sự chú ý của cả các nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon, làm bùng nổ một “cơn sốt” tiền ảo và đẩy giá Bitcoin lên mức kỷ lục 165 bảng/1 Bitcoin.


Không giống như các đồng tiền truyền thống vốn được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, Bitcoin không hề được phát hành hay quản lý bởi một cơ quan tiền tệ tập trung. Thay vào đó, Bitcoin được vận hành bởi một hệ thống máy tính ngang hàng được lập nên bởi máy tính của người dùng.


Đồng tiền này được tạo ra bằng các thuật toán. Các máy tính kết nối với hệ thống sẽ triển khai nhiều bước xử lý số liệu phức tạp. Quá trình này được gọi là “mining” (có lẽ thuật ngữ này được chọn do quá trình tạo ra Bitcoin có nhiều điểm tương đồng so với quá trình khai thác mỏ). Các thuật toán trong hệ thống tạo ra Bitcoin được thiết lập sao cho ngày càng khó có thể “đào” được Bitcoin. Qui tắc này được đưa ra để không ai có thể phát hành Bitcoin ồ ạt làm giảm giá trị của những đồng tiền đang lưu thông.



Thủ đô Oslo của Na Uy. Ảnh: Dailymail.


Người sở hữu Bitcoin có thể mua bán đồng tiền này và qui đổi ra một vài đồng tiền khác. Bitcoin cũng có thể được chuyển trực tiếp từ người này sang người khác trên Internet thông qua phần mềm tương thích. Những đặc điểm này khiến Bitcoin trở thành một đồng tiền lý tưởng cho việc làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch quốc tế vì không cần phải chú ý đến trả phí cho ngân hàng hay biến động tỷ giá. Chi phí giao dịch bằng Bitcoin thấp hơn các giao dịch thông thường khác nhưng không phải bằng 0%.


Quán rượu Pembury Tavern ở Hackney, London, Anh đã trở thành nơi đầu tiên chấp nhận Bitcoin và máy ATM cung cấp Bitcoin đầu tiên đã được mở tại Vancouver, Canada. Nó quét vân tay người dùng trước khi cho phép họ mua hoặc bán Bitcoin bằng tiền mặt.


Chính quyền Đức hôm 16.8 công bố, họ sẽ xem Bitcoin như một loại tiền tệ “tư nhân”, nghĩa là ngoài các giao dịch nhỏ cá nhân, các giao dịch thương mại bằng Bitcoin cũng phải đóng thuế. Điều này biến Đức thành nước đầu tiên đưa ra luật quản lý cho Bitcoin. Cùng lúc, chính quyền Mỹ cũng đang tìm cách đưa ra các tiêu chuẩn, giấy phép để buộc các công ty kinh doanh/luân chuyển Bitcoin phải tuân theo.