Giá Thảm Trẻ Thơ

Thông tin về Giá Thảm Trẻ Thơ, Thảm Lót Sàn Trẻ Em Việt Nam các loại thảm chống trơn, hạn chế té ngã cho bé tốt nhất thị trường hiện nay
Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm Cho Bé


– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.
– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.
– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.
– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.
– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.
– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.
Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.
Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.
Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Tết xưa ở nông thôn Nam Bộ

Tết xưa ở nông thôn Nam Bộ
Mãi cho đến thời nhà Nguyễn, Tết ở miền Nam mới có phần nào khởi sắc.

Đại thể, vào tháng cuối năm, trước ngày 23 đưa ông Táo về trời, ai nấy cũng lo bồi đắp phần mộ ông bà, lau dọn bàn thờ Tổ tiên, chưng cúng hoa trái, chuẩn bị heo, gà, gạo, nếp để chế biến thức ăn, trước cúng Ông Bà để tỏ lòng hiếu thảo, sau dùng đãi khách, cũng là dịp để gia đình, con cháu “rửa ruột” ngõa nguê. Nhà cửa đều được quét dọn sạch sẽ. Người có điều kiện thì may sắm thêm quần áo mới…


Mọi sự rộn rịp ấy đều nằm trong ý “tống cựu nghinh tân”. Điểm đặc biệt đáng ghi nhận thêm là vào đêm 28 tháng chạp, na nhân (tục danh nậu sắc bùa) đánh trống, gõ phách, một nhóm khoảng 15 người đi theo dọc đường, trông nhà hào phú nào mở cửa ngõ thì vào dán lá bùa ngay cửa, niệm thần chú rồi nổi trống phách lên, ca xướng những lời chúc mừng. Người chủ nhà dùng cỗ bàn, chè rượu khoản đãi rồi gói tiền thưởng tạ. Xong nhà này lại qua nhà khác, cũng làm như vậy cho đến chiều bữa trừ tịch mới thôi, ấy là có ý đuổi tống tà ma, trừ cũ rước mới vậy.


Cảnh bán hoa Tết xưa (Ảnh minh họa - Nguồn: Cinet)

Cảnh bán hoa Tết xưa (Ảnh minh họa - Nguồn: Cinet)





Bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa đều dựng một cây tre, trên buộc một cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo lá bùa “tứ tung ngũ hoành”, giấy vàng bạc, xâu vỏ ốc…, gọi là “lên nêu”. Ông Trịnh Hoài Đức có ghi nhận việc này trong sách Gia Định thành thông chí của mình, đồng thời cũng tỏ bày nỗi băn khoăn là “không thể khảo cứu nguyên do từ đâu”.

Ta biết, Trịnh tiên sinh là người gốc Trung Hoa, sinh trưởng trên đất Việt, làm quan to triều Nguyễn, học rộng tài cao. Khi nhà Thanh cưóp ngôi nhà Minh, do không chịu bím tóc làm tôi một dân tộc mà tổ tiên ông - vốn dòng dõi khoa hoạn - cho là mọi rợ, nên đem gia quyến vượt biển sang, xin ngụ tại Trấn Biên (Biên Hòa), thành ra cái ý nghĩa “lên nêu” sâu kín của dân tộc ta, tất nhiên ông khó mà nghiệm hiểu nổi!


Cho đến thời Minh Mạng, tuy dân cư đông đúc hơn, nhưng tuyệt đại bộ phận người dân ở nông thôn vẫn còn triền miên nghèo khó. Ngoài những khu gia binh quanh các đồn, bảo có thể có đôi nét rộn rịp, kỳ dư nhân dân đều ăn Tết rất đơn sơ. Tuy nhiên, lác đác đó đây vẫn thấy có không khí Tết khá vui vẻ, tươm tất. Nhưng phải hiểu đó là cả một sự cố gắng của người nghèo.


Mãi cả trăm năm sau, khi mà cuộc sống người dân đã khá hơn nhờ đất ruộng thành thuộc, vườn tược xum xuê, bà con mới có điều kiện “lo Tết”. Họ chuẩn bị từ cả ba bốn tháng trước. Nhà nhà, ai cũng chăm sóc vật nuôi chu đáo, liệu lượng sao cho đến Tết thì heo đúng tạ, gà vừa ký. Việc đồng thì ngoài những giống gieo sạ thông thường, bà con cấy thêm một vài công lúa, nếp loại giống sớm, để kịp thu hoạch đúng Tết.


Với đặc sản này, họ dùng đặt rượu đế, quết cốm dẹp, hoặc xay bằng cối đất, hay giã bằng chày trên cối gỗ để chế biến thức ăn, làm bánh. Điều đặc biệt là bà con không chịu mang đến nhà máy xay lúa (khi đã có nhà máy), cũng không chịu trao đổi với các ghe “lúa đổi gạo” rao mời hàng ngày khắp các kinh rạch. Theo họ, xay, đổi để ăn thì được, nhưng để cúng kiếng thì không. Bà con cho rằng, tự tay mình làm ra hạt gạo đem dâng cúng Tổ tiên mới nói lên được đầy đủ lòng thành hiếu thảo, và cũng nhằm tránh hàng xóm dị nghị, chê cười.


Ngoài lúa nếp, người nông dân còn trồng thêm hoa màu phụ nhiều loại, trong đó dưa hấu Tết là loại rẫy không thể thiếu được. Tết, nhà nào cũng mua đôi chục dưa ăn, và ít lắm cũng vài trái “dưa cặp” (lớn nhất) để chưng cúng trang trọng trên bàn thờ, vừa mang ý nghĩa “xanh vỏ đỏ lòng”, lại vừa là dịp để nhắc nhớ sự tích “quả dưa đỏ” của An Tiêm.


Đúng giao thừa, trước khi lạy vái Tổ tiên, người chủ gia trân trọng xẻ một trái dưa ưng ý nhất để cúng Ông Bà. Cả nhà chứng kiến và hồi hộp chờ xem màu dưa. Hễ chín đỏ, ngon ngọt thì ngầm nghiệm là năm mới sẽ gặp vận đỏ, may mắn tốt lành. Bằng trái lại thì mạnh ai nấy buồn thầm! Gặp trường hợp “buồn thầm”, các thành viên trong gia đình nghĩ ra một cách vớt vát niềm tin, bằng cách mỗi người tự xẻ thêm một trái nhỏ để nghiệm riêng cho vận số của mình. Đây là một trong những hình thức bói đặc thù của dân gian.


Cây ăn trái thì chuối là đặc sản, có lưu niên. Nhưng người miền Nam không bao giờ cúng chuối già hương, bởi ai cũng nói lập lờ là “hổng nên”, mà chỉ cúng chuối cao hoặc chuối lá xiêm. Lý do dễ hiểu là chuối già hương mau chín, cuống bở, mùi rục, ăn không kịp, còn các loại chuối khác thì chậm chín hơn, chưng cúng đến hạ nêu vẫn không sao. Về hoa, bông vạn thọ, gọi tắt là bông thọ được quý chuộng nhất, vì tròn đẹp rực rỡ, đỏ hoặc vàng, và nhất là do tên gọi trúng ngay một trong ba ước muốn (Phước, Lộc, Thọ), lại trổ đúng vào dịp Tết, nên hầu như nhà nào cũng có trồng, chí ít cũng 5, 10 cây trước sân. Dần về sau mới thấy có trồng thêm bông mai, bông huệ…


Còn bánh thì có hai loại chính là bánh phồng và bánh tét. Bánh phồng phải nướng lửa rơm mới thơm và “chuồi”, đã lớn lại dày, “đâm lút kim” - nghề truyền thống này cho đến nay vẫn còn giữ và phát triển mạnh trong cả xóm, gọi “xóm bánh phồng” ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, An Giang. Bạn hàng các tỉnh đến mua hàng ngày khá tấp nập. Còn bánh tét thì chẳng những các bà các chị gói khéo mà còn ngon, cho dù nhưn chuối, nhưn ngọt hay nhưn mỡ, ăn đều khoái khẩu.


Người “ít nói” đến mấy cũng không thể không khen. Như một loại “bánh thiêng”, nó chỉ được làm vào dịp Tết hoặc giỗ quải, nên bao giờ cũng vậy, phải “trước cúng sau ăn” chứ không ai dám tự tiện. Nếu cần để ăn thì người ta gói bánh ú, thành phần và “nội dung” y như bánh tét, chỉ khác về hình thức mà thôi - đây là một trong những sáng tạo mang tính nhân văn vô cùng độc đáo của người Nam Bộ!


Nhà nào cũng vậy, cho dù giàu “nứt đố đổ vách”, trong mấy ngày Tết, gì thì gì, họ không thể không làm những thức ấy để cúng, kỳ dư các loại khác, đắt tiền hay quý hiếm thế mấy cũng chỉ được xem là phụ (sau này, trải một thời gian khá dài thực đơn ngày Tết mới thấy có “mở rộng” hơn).


Trong ý niệm dân gian về việc đơm cúng các phẩm vật, cũng như bánh, về trái thì từ cách nghĩ “có chi cúng nấy”, chủ yếu là lòng thành, dần về sau khi mà vườn cây ăn trái đặc sản đã phong phú, hàng hóa giao lưu đều khắp thì người bình dân nghĩ rằng, chưng cúng trái cây trong ngày Tết cần có 5 thứ gọi ngũ quả, nhưng không với ý nghĩa tượng trưng cho ngũ phúc theo kiểu cũ (lê, lựu, đào, mai, phật thủ), mà họ cụ thể hơn về lòng mong ước đơn giản thiết thực của mình thông qua các loại trái như mảng cầu, nho, dưa, đu đủ, xoài (cầu tiền vừa đủ xài).


Rõ ràng là dị đoan, nhưng lại là một sự dị đoan “hợp lý”, khá ngộ nghĩnh nên không dễ dàng đả phá - thật ra cũng chẳng cần thiết lắm -, vì đó là việc mà gần như toàn xã hội đều đồng cùng tin hiểu như một quy ước. Đã có không ít người chủ trương đơn phương phá bỏ, nhưng hệ quả là họ đã bị chính những người trong gia đình phản ứng quyết liệt, cho là “ngang”, thành ra coi như không ai ủng hộ!


Trở lên là một số cổ tục rất đáng được nghiên cứu, tinh chọn để bảo lưu. Nó hàm chứa một ý thức cần thiết cho vốn sống vừa đạo lý, vừa hào hùng dân tộc. Đồng thời ăn Tết cũng là một dịp để nhắc nhớ, gần gũi, cảm thông công khó của tiền nhân, được biểu thị cao nhất trong những ngày đầu năm đầu tháng, vì theo cách hiểu của dân gian, “đầu năm sao thì mãn năm vậy”.


Cả trăm năm trước và cho đến hôm nay, phong tục ăn Tết ở miền Nam hầu như không có gì thay đổi lớn. Tất nhiên về hình thức có biến đổi, hiện đại hơn, vì không thể không ảnh hưởng trào lưu mới, nhất là “xu thế hội nhập”.


Xuân là xuân chung, chan hòa khắp cùng vạn vật, vì vậy cũng như các nơi khác, ở Nam Bộ không chỉ “người người ăn Tết, nhà nhà ăn Tết”, mà dịp này, bà con ta còn biểu thị cao nhất tấm lòng nhân ái của mình đối với người còn gặp cảnh nghèo túng bằng cách viếng thăm, tặng quà bánh, gạo tiền để ai nấy đều phấn chấn chào xuân, đón Tết trong tinh thần lạc quan vui vẻ.


Không chỉ thế, họ còn tạo điều kiện để “vật vật cùng ăn Tết” nữa! Điều đó được thể hiện qua những tấm “giấy hồng đơn cắt vuông dán xéo” trên những thân cây to, hoặc trên cổng, cửa, vách, cùng một số vật dụng như bàn, tủ, ghế thân thương trong nhà, và cả đến các chuồng nuôi gia súc. Họ cũng không quên làm đẹp trâu bò với những chuông nhỏ, hoặc lục lạc rủng rỉnh trên cổ, và cắt cỏ non cho chúng ăn - một cách tỏ rõ nghĩa cử ân tình, thân thiết như bè bạn!


Người Nam Bộ vẫn giữ được khá đầy đủ bản sắc văn hóa độc đáo ngày Tết đoàn tụ, nên tự nghìn xưa Tết Nguyên đán là ngày hội lớn của dân tộc. Ở đó, lễ là phần nghi thức có tính thiêng liêng; hội là chuyện vui chơi suy nghĩ theo ý niệm trần tục. Nó được định hình và phát triển ngày một sinh động, khởi sắc hơn là nhờ cả hai yếu tố bổ sung cho nhau. Họ trân trọng gìn giữ như gìn giữ một di sản tinh thần vô giá và đầy tính nhân văn của cha ông, không để đánh mất một yếu tố nào, bởi mất một trong hai yếu tố ấy là xem như đã phá vỡ cấu trúc thiêng liêng ngày Tết.


Chểnh mảng với Tết là chểnh mảng với sự sinh tồn dân tộc, lạnh nhạt với nguồn cội quê hương, và hờ hững với công lao mở cõi vô vàn khó khổ của tiền nhân. Chính vì cái tinh thần “Xuân đoàn tụ, Tết Việt Nam” mà cả đồng bào ta đang định cư ở nước ngoài - những người không có điều kiện về quê ăn Tết - đều không thể không nôn nao nhớ tưởng da diết quê nhà mỗi khi năm hết Tết đến!


Thật rất đáng hãnh diện và tự hào dân ta không ai có nếp nghĩ vô tình ấy với Tết!






Bác Ba Phi lật tẩy nhà ngoại cảm

Bác Ba Phi lật tẩy nhà ngoại cảm
- Đoàn người ấy đem theo cuốc xẻng và nhang đèn, chắc đi bốc cốt ai đó. Hồi kháng chiến ông nội ở đây biết rành chuyện chôn cất liệt sĩ hy sinh, ông nội ra giúp họ đi.




Bác Ba Phi chau mày, lạ quá, lạ quá. Đúng là hồi chiến tranh bác kiên trì bám trụ ở đây cùng anh em cán bộ, bộ đội mình tham gia đánh giặc giữ làng. Ai hy sinh, chôn ở đâu, bác biết hết. Bác Ba Phi bươn bả đi như chạy, tìm đoàn người. Đến nơi thì thấy họ đã phủ bạt quây kín địa điểm đào bới, không cho dân trong làng tò mò dòm ngó. Bằng nghiệp vụ trinh sát, bác quan sát thấy đám người này đang tổ chức áp vong để cầu hồn. Trong làn khói hương nghi ngút, có một nhà ngoại cảm ái nam ái nữ đang nhập đồng, hắn múa may quay cuồng hồi lâu rồi trợn ngược mắt ngã ngửa người ra giãy đành đạch sùi nước bọt uốn éo phán: “Chỗ này, chỗ này…”. Đoàn người xúm lại đào bới cật lực trong khi bác ngạc nhiên tột độ vì ở đây lúc trước đâu có chôn ai. Bỗng có tiếng reo: “Có rồi, có rồi, có xương đây rồi…” và đám người vội quỳ xuống vái lấy vái để. Bác Ba Phi giụi mắt nhìn kỹ hóa ra có xương cốt thật, nhưng lạ quá, không phải xương người mà là xương thú 100%.

Nghi ngờ có chuyện lừa đảo, bác vội rút về bí mật bảo cháu nội phóng lên xã báo công an kịp thời đến làm rõ sự việc. Trước mặt công an, đám người này khẳng định họ không lừa đảo, cũng không xúc phạm vong linh ai, vì họ không tìm hài cốt người, mà tìm… hài cốt cá voi. Thì ra họ là hậu duệ của một làng chài ngày xưa từng có tổ tiên đi biển đắm thuyền, được cá voi kê lưng cứu mạng, cưỡi sóng đưa vào bờ. Từ đó họ tôn thờ cá voi, kính cẩn gọi cá voi là “ông”, và có lời nguyền truyền đời dù “ông” có mắc cạn chết ở đâu nếu biết thì phải cải táng về chôn cất tử tế để đền ơn đáp nghĩa.


Nghe họ nói có lý, công an xã định thôi, cho họ mang hài cốt về. Nhưng bác Ba Phi thì ngờ ngợ không tin, bác nhắc công an xã phải kiểm tra lại phần hài cốt cất bốc xem sao. Và sự thật trần trụi lộ ra: Bên trong tấm vải bọc hài cốt là… xương cá mập và xương voi. Đến đây nhà ngoại cảm lộ tẩy là tên lừa đảo. Hắn lén chôn xương cá mập, thứ này thì Cà Mau có đầy, và xương voi, thứ này thì Tây Nguyên có đầy, rồi phao lên là có “xương cá voi” ở rừng U Minh để lừa đoàn người, kiếm chác. Biết rõ sự thật, bác Ba Phi thở dài:


- Xưa nay tao chuyên nói dóc nhưng chỉ để cho bà con vui vẻ lạc quan mà hăng hái lao động sản xuất và chiến đấu giữ làng, chứ đâu có lừa đảo ai. Còn thằng ngoại cảm này nó nói dóc trục lợi thật là đáng giận, nhưng cũng may là nó lừa rằng xương cá voi tức là xương cá cộng với xương voi, chứ nó nói dóc rằng đó là xương người thì tao quyết ăn thua đủ với nó.






Ngày Xuân bồng bềnh con nước miền Tây

Ngày Xuân bồng bềnh con nước miền Tây
Tôi đã sống và lớn lên giữa miệt sông nước miền Tây, nơi những dòng sông cùng hội tụ thành vùng đất “chín rồng” cây trái xum xuê.

Trong cơ chế hội nhập quốc tế hiện đại văn minh đến đâu, nhưng chợ nổi trên sông nước vẫn tồn tại phát triển như một yếu tố văn hoá tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng dân cư vùng sông nước thanh bình ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nét độc đáo chợ nổi sông nước kết hợp với du lịch miệt vườn chỉ có ở nơi này.


Bồng bềnh trên chợ nổi


Chợ nổi ĐBSCL có từ bao giờ chẳng ai nhớ. Nhưng bao đời nay đã hình thành một nền kinh tế văn hoá sông nước mang tính cộng đồng. Việc đi lại giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế hàng hoá bằng đường thuỷ, nhóm họp buôn bán trên sông, giúp họ dễ dàng hoà nhập cộng đồng, trỡ thành tập quán trên bến dưới thuyền. Phải chăng chính vì thế mà tạo nên tính cách phóng khoáng cởi mở của người dân sông nước Nam bộ.


Ở miền Tây Nam Bộ có nhiều chợ tiêu biểu: Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng, Phong Điền (T.P Cần Thơ), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long), Cà Mau…Chợ nổi khác với chợ trung tâm đô thị, chợ xã – chợ nông thôn, chợ chồm hổm, chợ chạy và càng khác xa với chợ tình, chợ phiên…ở miền Bắc.


Đặc biệt, các chợ nổi là đầu mối giao lưu lớn nhất của khu vực, tập trung đủ các loại trái cây và là nơi hội tụ của nhiều dòng sông từ các nơi đổ về, mỗi ngày có đến hàng trăm thương hồ tấp nập ngược xuôi, hàng hóa bày bán phong phú.




Chợ nổi Cái Răng ngày xuân nhộn nhịp hẳn lên, treo lủng lẳng với đủ loại màu sắc đong đưa mời gọi khách.


Ngày trước, chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) quê tôi cũng giống như nhiều chợ nổi khác ở đồng bằng sông nước miền Tây. Mới hơn 3 giờ sáng, sương sớm hãy còn lạnh buốt mà thuyền, ghe đã tấp nập từ các nhánh kênh đổ về Cái Răng vui như ngày hội. Tiếng động cơ máy thủy hòa lẫn tiếng chào hỏi, nói cười làm rộn rã cả vùng sông nước, xuồng ghe đã chen kín, một số kết lại thành chùm năm bảy chiếc, chòng chành theo nhịp sóng vỗ dập dềnh hòa cùng với tiếng dầm khua nước lanh tanh, tạo nên một âm vang nhịp nhàng và sâu lắng.


Trên bến người khuân kẻ vác, dưới ghe rộn rã tiếng cười, tiếng nói huyên thuyên của người mua kẻ bán khiến cho chợ nổi trở nên rộn ràng, tất bật không thua gì chợ họp trên bờ. Qua ánh đèn pha, nhìn vào những “cây bẹo” treo lủng lẳng nào là cải bắp, khoai tây, cà chua, dưa, hành, tỏi, ớt... là những hàng hóa mà thuyền, ghe rao bán.


Có thể nói, chợ nổi Cái Răng có hầu hết các sản vật mà đồng bằng sông Cửu Long có, từ các loại gạo nổi tiếng của “vựa lúa” tới rau, củ, quả tươi ngon của miệt vườn, rồi tôm, cá, cua, ếch... nhiều vô kể, là tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khu vực hạ nguồn sông Mê Kông. Đứng trên bờ nhìn xuống chợ nổi nhóm họp lung linh với đủ loại màu sắc của các loại đèn như đêm hội hoa đăng, cùng cảnh người mua bán mặc cả.


Những ngày trước và sau Tết, chợ nổi Cái Răng xôm tụ hẳn lên, người đi chợ đông vui hơn, nhưng dường như con người vẫn thế, vẫn bình dị mộc mạc đến quê mùa. Tình người chợ nổi được thể hiện trong mỗi cử chỉ, lời nói mộc mạc, thân thiện cũng như trên những gương mặt rạng ngời và ánh mắt vô tư. Có dịp lang thang giữa phiên chợ nổi, mặt nước dưới chân tôi vẫn xôn xao, vẫn ồn ào tiếng người, tiếng máy vẫn sôi động nhịp sống trên những dòng kinh hiền hoà. Bên cạnh người đi chợ có khá nhiều du khách đi chợ không chỉ để mua sắm mà cốt để tìm hiểu nét sinh hoạt đặc trung văn hoá chợ nổi Nam Bộ.


Với khách phương xa, đi chợ trên sông là để xem, để khám phá cái nguyên khí một miền quê lạ. Tôi hy vọng bạn bồng bềnh chợ nổi quê mình. Khoe cái sầm uất, rộn ràng của chợ nổi quê mình, cho bạn cảm nhận cái man mác buổi nhóm chợ nổi. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem hàng họ bán những gì, chỉ cần chèo chậm, thong thả ngang qua chợ.


Bạn cứ nhìn các nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy, lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Chẳng cần rao bán, chèo kéo nhưng khách nào cầm lòng mà bỏ đi. Cầm lòng được sao với cái màu đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của khóm, xoài, xanh riết của cóc, ổi, tím của cà...


Du Xuân miệt vườn


Không có gì thú vị bằng những ngày Tết có dịp về du xuân sông nước miệt vườn đồng bằng Sông Cửu Long, được ngắm chợ nổi luôn nhộn nhịp, đi dưới vườn cây trĩu quả thưởng thức trái cây miệt vườn nức tiếng thơm ngon và bữa tiệc ngọt ngào hương vị thức ăn đồng quê “sệt” chất Nam bộ.




Du khách khoan thai mái chèo theo những con rạch đỏ nặng phù sa quanh co luồn vào các nhánh sông chằng chịt.


Xin mời bạn đến vườn Mỹ Khánh, vườn ông út Trung, Thuỷ Tiên, Xuân Mai (huyện Phong Điền – T.P Cần Thơ), cù lao Tân Quy thuộc xã An Phú Tân (Cầu Kè – Trà Vinh)… sẽ gặp đủ loại đặc sản miệt vườn được ưa thích. Tất cả trái cây đều được chủ vườn dọn sẵn mời du khách. Xuân về, Tết đến. Nắng vàng chan hoà trong vườn cây trĩu trái. Tiếng chim ca ríu rít trong vườn cây.


Miệt vườn khởi sắc, hàng dứa xanh lưa thưa bên dòng nước, ruộng vườn bát ngát bao la. Vạn vật như bừng lên sức sống. Từ bến Ninh Kiều, bạn xuống thuyền hoặc xuống ba lá khoan thai mái chèo theo những con rạch đỏ nặng phù sa quanh co luồn vào các nhánh sông chằng chịt, với những rặng cây bần trầm mặc ven sông, bụi ô rô mọc hoang bên bờ đất, ghe thuyền đi qua những mảnh vườn, khiến du khách tham quan được mát mắt với một màu xanh bất tận.


Đến miệt vườn du khách thích thú nhất thấy những quả bưởi to tròn đang đong đưa trên cành. Những hàng mận, chôm chôm, nhản, dâu Hạ châu, bưởi thẳng tăm tắp với tán xoè rộng đang trĩu quả, cùng những hàng dừa nghiêng bóng soi bóng…Khi du xuân, đến đây sự mệt mõi dường như tan biến bởi không khí mát mẻ, gió sông nhè nhẹ, bóng cây râm mát tạo cảm giác thư thái dễ chịu. Du xuân ở miệt vườn, du khách được ngắm và thưởng thức trái chín tại vườn nên ai cũng thích. Chỉ cần với tay đã có trái ăn liền.


Ngày xuân đi du lịch miệt vườn phải ăn uống theo kiểu đồng quê, thưởng thức ca nhạc tài tử cải lương mới đúng điệu. Ngồi trong sân vườn, khách thưởng thức bữa tiệc ngọt ngào hương vị thức ăn thời khẩn hoang mở đất của ông cha ta xưa. Thực đơn ở đây khá phong phú cả vài mươi món ăn dân dã đặc thù đồng quê ĐBSCL như ốc luộc cơm mẻ, chuột đồng nướng, ếch xào sả ớt, lươn hấp bầu, lẫu mắm cá kèo, canh chua cá bông lau, cháo cá lóc, ốc luộc mẻ, lẩu mắm cá kèo, chuột đồng nướng, cá rô kho tộ...


Sau mùa nước nổi, cá vào tận trong kênh rạch, chỉ cần một chiếc xuồng ba lá cùng một người chèo, người còn lại cầm vợt sâu lòng vục trong nước một loáng đã nặng tay cá. Những con cá linh, sặc rằn… mang về móc ruột, rửa sạch, cho vào nồi kho lạt với vài trái me sống cùng hành hương xắt khúc. Giằm me cho chua, giằm ớt xanh cho cay, bạn sẽ có một bữa ăn, chẳng bậc vương giả nào có được, dù giản dị chỉ chấm với những đoạn bông súng trắng tinh và những cánh bông điên điển vàng tươi màu nắng, giòn, ngon lạ không chê vào đâu được. Đặc biệt với bông điên điển nở vàng đầy đồng nấu cánh chua với cá linh, cá lóc không gì ngon bằng…chỉ thôi thúc bạn gắp ăn cho đã thèm.


Muốn lai rai có rượu nếp chất men cay nồng, cùng vị chua chua, ngòn ngọt của trái chùm ruột hấp dẫn lạ, vị gắt nhưng hậu ngọt miên man lan thắm cổ họng. Khách ăn và uống mãi đến ấm người và hồng đôi má. Tráng miệng trái cây có sẵn trong vườn.


Vừa thưởng thức món ngon vật lạ bạn vừa được nghe tiếng đàn giọng hát những bản vọng cổ mùi rệu, những điệu lý thân thương, một loại hình văn hoá đặc sắc của miền Tây. Những câu vọng cổ ngọt ngào cùng tiếng đàn bầu, đàn kìm…nghe nao nao lòng. Xuất hiện những cô thôn nữ mặc áo bà ba, xuống giọng ca bài: “Dạ cổ hoài lang” ngọt và êm như ru.


Một lần du Xuân bồng bềnh trên sông nước miệt vườn, bạn sẽ không quên những giờ phút sống với thiên nhiên sông nước miệt vườn trong lành và tận hưởng những thú vui đồng nội. Với những người dân quê chân chất, cởi mở, mộc mạc, hiền lành và giàu lòng hiếu khách, nhớ những vị ngọt của trái cây, những món ăn dân dã Nam Bộ tuyệt vời và được nghe tiếng đàn bầu, kìm, nhị nghe não lòng, cùng giọng hát những bản vọng cổ ngọt ngào mùi rệu.






“Mùng ba ra mắt" - ai ra mắt ai?

“Mùng ba ra mắt" - ai ra mắt ai?
Sáng sớm ngày ấy, ai làm nghề gì thì đem đồ nghề ra khởi động nghề ấy. Khởi động lấy lệ, mang tính hình thức. Đại khái, nhà nông thì mang lưỡi hái ra quơ cắt một ôm cỏ đem về cho trâu bò ăn (nhưng chưa làm “động thổ”). Người buôn bán thì mở cửa hàng bán tượng trưng vài món gọi “bán lấy ngày”.

Thợ thầy cũng đem kéo, búa ra cắt đập ít cái để “gọi là”. Nói chung đều có tính cách tượng trưng, gọi là “ra mắt Tổ nghề”, mong Tổ sư, Tiên sư hộ độ suốt năm làm ăn phấn phát. Tất nhiên trong những ngày này, bàn thờ các ông Thần Tài, Thổ Địa và Tổ nghề đều rất tươm tất, hương đăng không tắt, hoa trái lúc nào cũng đầy ắp.


Đạo thầy trò - nét văn hóa luôn được duy trì. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tin tức)

Đạo thầy trò - nét văn hóa luôn được duy trì. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tin tức)





Còn các thầy đồ, văn nhân, thi sĩ (nói chung là nghề cầm bút – nhà văn, nhà báo) thì “khai bút”. Với họ, đây là việc rất thiêng liêng nên từ bút, nghiên đến câu chữ phải hết sức đàng hoàng, ý nghĩa. Thường thì họ làm câu đối, viết chữ Nho. Đó là ngày trước, còn nay đều viết chữ Quốc ngữ. Họ viết ra sự mong muốn của mình, thí dụ: “Tân Xuân khai Thần bút, Bút cầu Vạn sự như ý”, hoặc “Tân niên khai Thánh bút, Bút cầu cả nhà Sức khỏe, Giàu sang, Hạnh phúc” v.v.

Sau lễ ra mắt, người ta lại tiếp tục ăn Tết. Nhà giàu ăn Tết đến hết ngày mùng Bảy hoặc hơn. Người lao động nghèo tranh thủ khai trương sớm. Mùng 4, mùng 6 hoặc mùng 9. Tránh các ngày mùng 5, vì mùng 5 là ngày “nguyệt kỵ” (“Mùng năm, mười bốn hăm ba, Đi chơi cũng thiệt, lọ là đi buôn”; “Mùng năm, mười bốn hăm ba, Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng”…), ngày mùng 7 (xấu), ngày mùng 8 thì không tiện (ăn chay, thường là ngày nghỉ xả hơi đối với một số người làm nghề lao động nặng nhọc – tu theo đạo Phật, ăn chay một tháng 6 ngày.


Vả lại, các hiệu buôn, hãng xưởng, nhân dịp thầy thợ tề tựu đông vui đầu năm, hầu như ai cũng muốn có một bữa ăn (tiệc) ngon lành, vui vẻ cho có trớn, nên nếu khai trương vào ngày chay lạt, chè chén gượng ép, không vui - cũng như bữa tiệc tất niên người ta cũng thường tổ chức trước ngày 29 Tết để tránh ngày ăn chay.






Chelsea chính thức đón tân binh thứ 4

Chelsea chính thức đón tân binh thứ 4

Với việc thủ quân John Terry đã bước sang sườn dốc của sự nghiệp, David Luiz đang lên kế hoạch “tháo chạy” khỏi sân Stamford Bridge, Jose Mourinho buộc phải tìm kiếm một trung vệ tên tuổi nhằm tăng cường “chất thép” cho hàng thủ Chelsea.





Trải qua một thời gian đàm phán, Chelsea đã quyết định bỏ ra 12 triệu bảng để chiêu mộ trung vệ trẻ triển vọng Kurt Zouma từ Saint-Etienne. Năm nay mới 19 tuổi nhưng Zouma đã thi đấu khá chững chạc và được đánh giá là một trong những trung vệ xuất sắc nhất Ligue 1.

Sau khi vượt qua buổi kiểm tra y tế, Zouma đã ký hợp đồng có thời hạn 5 năm rưỡi với Chelsea và anh sẽ chính thức khoác áoThe Bluestừ mùa giải tới. Trong giai đoạn còn lại của mùa bóng, trung vệ người Pháp vẫn sẽ thi đấu cho Saint-Etienne theo dạng cho mượn.


Như vậy, Zouma chính là tân binh thứ tư của Chelsea trong tháng “phiên chợ đông”, sau Bertrand Traore, Mohamed Salah và Nemanja Matic.


Nhận xét về chàng tân binh của Chelsea, Mourinho cho biết: “Tuy còn trẻ nhưng Kurt đã để lại rất nhiều dấu ấn trong màu áo Saint Etienne cũng như các giải đấu trẻ. Tôi tin rằng cậu ấy sẽ thích nghi được với lối chơi ở Premier League. Điều quan trọng nhất với Zouma lúc này là cậu ấy phải nỗ lực hoàn thiện kỹ năng về tư duy chiến thuật.


Nếu không chiêu mộ Zouma ở thời điểm này, Chelsea sẽ khó có thể sở hữu cậu ấy, bởi có nhiều đội bóng khác cũng quan tâm tới Kurt. Chắc chắn, cậu ấy là một cầu thủ trẻ mà chúng tôi sẽ rất cần trong tương lai. Từ nay đến hết mùa giải, Zouma sẽ tiếp tục ở lạiSaint Etienne theo dạng cho mượn”.






Tết ở quê mới thật là tết

Tết ở quê mới thật là tết
Làng tôi không hiện đại như những ngôi làng ở các nước, nhưng làng tôi có vẻ đẹp hòa quyện của thơ ca, của nhạc họa. Đặc biệt, tôi rất nhớ cánh cổng làng - dấu hiệu dễ nhận biết nhất của những ngôi làng miền Bắc. Khi còn nhỏ, tôi hay hỏi cha: “Khi nào chúng ta mới về đến làng mình?”. Cha tôi thường nói: “Khi nào con nhìn thấy cổng làng cao lừng lững, đó là lối rẽ vào làng và phải đi qua một cánh đồng nữa mới về đến nhà”.




Tôi luôn nghĩ thật kỳ lạ khi càng ngày càng có nhiều người nghĩ đến việc đi du lịch thật xa trong dịp tết đến xuân về chứ không định về quê quay quần bên gia đình, làm mâm cỗ, trò chuyện, đón giao thừa. Ngày nay có mấy người trẻ còn về nơi quê cha đất tổ để đón tết, có mấy người thế hệ trẻ biết tất cả các lễ nghi các phong tục mà các ông bà đã làm trong dịp tết, biết nấu mâm cỗ tết? Có mấy cô bé cậu bé giờ còn biết cảm giác hạnh phúc được ngồi bên bà trò chuyện trông nồi bánh chưng ở gian bếp đơn sơ, bày cỗ cúng giao thừa với mẹ, nghe bố kể chuyện ngày xưa cả xóm mổ lợn đón xuân, nghe ông ngâm thơ xuân? Tết ở quê có thể đơn sơ hơn, nhưng lại ấm cúng hơn, và đối với tôi, tết quê mới mang đậm hương vị tết vốn có, dù xã hội có đổi mới, những nét cổ truyền vẫn mãi mãi phải được lưu giữ.




Vó ngựa nơi cao nguyên

Vó ngựa nơi cao nguyên
Có lẽ, hiếm nơi nào có hội đua ngựa độc đáo, nguyên sơ và hồn nhiên như thế! “Kỵ mã” đầu trần, chân trần, ngựa không yên, không bàn đạp… Họ bước vào cuộc đua phóng khoáng, để thỏa chí và thể hiện bản lĩnh của những bước chân lữ hành không bao giờ mỏi.

Chiều xuống yên ả phía chân núi LangBiang (Lạc Dương, Lâm Đồng). Tôi ngược núi để chứng kiến các “kỵ mã chân trần”, những người con sinh ra giữa buôn làng, lớn lên trên lưng ngựa… tự do bay bổng với cuộc chơi bên sườn núi.




Vó ngựa cao nguyên (ảnh: internet)




Bên con ngựa “vằn” LangBiang vừa thắng cuộc, K’Truik nói: “Ồ, ở xứ sở này, những đứa trẻ lên năm, lên bảy đã biết cưỡi ngựa cỏ rong chơi, biết ngã cùng ngựa. Ngựa cũng như người, “phải biết vuốt ve nó từ nhỏ thì nó mới thích mình, nghe mình”.

Ngày trước, ở buôn người Lạch, Cil dưới chân núi này nhà nào cũng phải có vài con ngựa. Ngựa thả hoang trong rừng, mỗi tuần mới “thăm” một lần để xác định vị trí, lúc nào cần mới huýt sáo gọi về.


Già Păng Ting Bụt năm nay đã đến độ cửu tuần, nhưng vẫn giữ nét phong trần, lãng tử của chàng trai nhiều lần chinh phục gái đẹp trong buôn trên lưng ngựa. Già nói, từ hơn nửa thế kỷ trước ở cao nguyên này thường xuyên tổ chức đua ngựa không yên, và già đã nhiều lần mang về sự kiêu hãnh cho người Lạch. “Dạy ngựa khó lắm, phải ngã bùn, ngã suối với nó nhiều lần thì mới thuần được. Còn đua ngựa không yên thì hai cái đùi là quan trọng, vì đó là bộ phận điều khiển ngựa, giữ thăng bằng” – Păng Ting Bụt cho hay.


Mỗi lần đi rẫy “thăm” trâu, đi rừng “thăm” ngựa là bọn trẻ tụ họp đua ngựa. Nói là cuộc chơi, nhưng con ngựa nào về đích trước là nổi tiếng khắp buôn, và người điều khiển cũng có giá “bắt chồng” cao ngất ngưởng. K’Truik vinh dự được buôn làng nhiều lần gọi tên con tuấn mã của mình là Owh sha pran kơ (con ngựa sức mạnh).


Ngoài những cuộc chơi, K’Truik cùng con Rambô đã bốn lần đoạt quán quân trong các giải “đua ngựa không yên” do tỉnh, huyện tổ chức. Hãnh diện lắm! Bởi thế, nên đã tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, nhưng K’Truik vẫn trở về bên đàn ngựa của ông nội để lại, để cùng vui, cùng buồn trong những cuộc chơi với đám bạn “kỵ mã” trong buôn, như K’Hiêm, K’Tiến, Cil Bris… với những chú ngựa cưng Juli, Jiky, Biôli…










Già làng K'Plin kể, thuở còn hoang vu, vùng đất này đã có dấu chân ngựa hoang. Yàng Ndu tổ chức cuộc thi để thu phục muôn loài. Trâu và ngựa là hai con vật cuối cùng thua cuộc trước loài người. Từ đó, trâu trở thành linh vật hiến tế, còn vó ngựa trên cao nguyên núi đó, rừng xanh nam Tây Nguyên thì mãi gõ nhịp cung phụng con người...




Ngựa là người bạn không thể thiếu đối với người sống ở cao nguyên. Ngựa giúp con người vượt đèo dốc hiểm trở, đi “thăm trâu, thăm bò”, đổi chác hàng hóa… “Người Lạch còn đi tìm bạn gái bằng ngựa đó. Hồi xưa, vùng Păng Tiêng, Đam Rông nghe tiếng vó ngựa người Lạch là nể rồi” – già làng K’Plin thổ lộ. Bởi thế, văn hóa người Lạch có câu: Con ngựa Păng Tiêng tôi đã cưỡi/ Bông hoa Păng Tiêng tôi đã ngửi…

Đua ngựa không yên chinh phục đỉnh núi LangBiang là trò chơi dân gian, thể hiện sức mạnh, sự phóng khoáng của những người con Tây Nguyên.


Chia tay những “kỵ mã chân trần”, tôi trở về Đà Lạt khi sương trắng phủ kín mặt hồ. Mùa xuân tràn vào những ngõ nhà, mùa của rạo rực yêu đương và mùa thu hút những bước chân du khách.


Đêm càng khuya, Đà Lạt càng lạnh. Trên cao, vầng trăng bàng bạc hắt xuống phố. Chợt tiếng vó ngựa gõ nhịp trên dốc vắng như bản tình ca chậm đều, buông lơi, “rơi” về miền ký ức của một thành phố châu Âu thời cổ đại. Tôi lục lại ký ức, thuở Đà Lạt còn hoang vu, người Pháp đã dùng ngựa để đến đây. Và, một phần nhờ ngựa mà bác sĩ Yéc-xanh đã chinh phục cao nguyên Lâm Viên, khai sinh Đà Lạt. Đến những năm 30, cung đường La-mác-tin vòng quanh hồ Xuân Hương có một đường chính, hai đường phụ dành cho người cưỡi ngựa và đi xe đạp. Vó ngựa đã gắn với Đà Lạt từ thuở đó…





Thơ mộng Đà Lạt




Đã qua tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng lão xà ích Phạm Đứng, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Xe ngựa Đà Lạt một thời vẫn phảng phất nét phong trần. Lão kể: Trước thời Bảo Đại, vó ngựa Đà Lạt đã gõ nhịp trên những con đường dốc hoang sơ chạy quanh thành phố. Thời đó, người ta gọi là xe thổ mộ, có hai băng ghế dọc, bánh gỗ và bạc đồng, giờ thì… đã thành đồ cổ.



Sau đó một thời gian, hàng loạt xe ngựa xuất hiện trên thành phố mộng mơ. Ngựa chở hàng từ nhà vườn tỏa đi các chợ, đưa học sinh đến trường, ngựa giúp du khách qua những chốn phiêu bồng… “Chiếc xe ngựa đã gắn bó với người Đà Lạt và trở thành nét độc đáo không thể thiếu trong lòng du khách”. Lão xà ích Phạm Đứng bộc bạch.

Đà Lạt trong kỷ niệm của khách là mimosa òa mình bên thác đổ, mai anh đào hồng gối trời xanh, là biệt thự cổ… Và không thể thiếu nhịp phách vó ngựa gập ghềnh. Không giống các phương tiện khác, xe ngựa dung hòa con người trong một không gian mở, không gian của chuyện nhân tình thế thái, không gian của cộng đồng.


Hơn 30 năm trong nghề, xà ích Trần Mạnh Dũng cho rằng: Lòng yêu nghề là sợi dây buộc chặt với xe ngựa. Tiếng vó ngựa lốc cốc trên đường phố, Đà Lạt nửa đêm lục lạc ngựa về… là những thanh âm thăm thẳm trong lòng. Anh tâm sự: Ngày xưa xe ngựa nhiều lắm, một xe nuôi cả nhà. Giờ chỉ còn khoảng 30 chiếc của những người không chịu “buông” nghề, giữ lại làm du lịch, rước dâu, đóng phim… Cung đường đi cũng đã ngắn dần, không còn rong ruổi cùng du khách như xưa nữa.


Nhưng dù sao, trong muôn vàn âm thành cuộc sống, trên xứ Đà thành tĩnh lặng, xa xăm, tiếng vó ngựa vẫn gõ giòn trên dốc vắng và cả tiếng lục lạc xao động miền ký ức. Bởi đó là nét văn hóa, hình ảnh tâm thức đối với ai đã từng một lần đặt chân lên thành phố cao nguyên.


Mấy ai có được cái thú, khi mỗi buổi chiều ngồi vắt vẻo bên thành xe ngựa, nhìn ngắm ruộng đồng xanh mướt và bình yên, tiếng vó ngựa gõ nhịp, tiếng lục lạc len trong gió… Đời xà ích ở xứ trồng rau nổi tiếng Đơn Dương (Lâm Đồng) là thế. Sướng… mà lam lũ. Ông Nguyễn Quốc Xuân, người 40 năm gắn bó với nghề ngựa ở xã Lạc Lâm nói: “Sinh ra, nếu được chọn nghề thì ít ai chọn nghề xe ngựa, nhưng “kiếp” ngựa đã chọn mình…”.


Chiều Đơn Dương nắng lạnh ngọt. Mùa xuân đến, tôi cảm được mùi hương hoa cải thoảng bay trong gió, những thiếu nữ Churu tuổi cập kê lúng liếng về đồng, chợt tiếng vó ngựa gõ giòn trên những lối xưa. Ông Xuân bảo, từ khi có chương trình xây dựng nông thôn mới, hầu hết đường làng, đường nhánh ra đồng đã được trải bê-tông. Tiếng vó ngựa gõ giòn thêm là thế!


Lục tìm ký ức, ông Xuân kể, thời huy hoàng của nghề xe ngựa là vào thập niên 90 thế kỷ trước, ở đây có trên dưới 500 xe. Ngựa “nuôi” cả gia đình. Một ngày làm xe ngựa bằng sáu công làm hợp tác xã. Giờ… chỉ còn khoảng 50 xe.


Đời người, đời ngựa ở xứ này cứ đan xen, quấn quyện. “Người xưa có câu: “Làm thân trâu ngựa”, nhưng với nghề này, mình đói chứ không để ngựa đói” – anh Nguyễn Quốc Trưởng, người nối nghiệp xe ngựa của ông Xuân triết lý. Tôi hiểu, cũng giống những xà ích ở Đà Lạt, kinh tế của các gia đình này chủ yếu nhờ vào sức ngựa.


Song, có lẽ trong tương lai, những con Hòng, con Tía (tên ngựa)… trên vựa rau Đơn Dương rồi cũng chồn chân, để lại khoảng trống mênh mang cho những gã xà ích trót yêu nghề ngựa. “Đến đâu, hay đó. Ở huyện nông thôn mới này, ô tô đã đến từng vựa rau. Nói thế, chứ ai đã chọn nghề ngựa để mưu sinh, đã yêu nghề thì không thể nào bỏ được” – anh Trưởng nói.


Theo sự phát triển của xã hội, “chức năng” của ngựa đã bị thu hẹp và số lượng ngựa trên cao nguyên Lâm Viên cũng giảm đi nhiều. Nhưng, vào một đêm trăng thanh lên xứ mộng mơ Đà Lạt, một chiều thung thăng đi về phía núi… tiếng vó ngựa vẫn gõ giòn và tung bay trên nền trời xanh sâu thẳm.






Tết quê xưa

Tết quê xưa
Tết xưa quê tôi, tầm tháng Chạp, đi ngang nhà nào cũng thấy những rổ pháo đỏ phơi giữa cái nắng hanh khô, se lạnh của mùa xuân. Thời đó, pháo chưa bị cấm sử dụng mỗi dịp Tết đến nên nhà nào cũng phơi pháo để đêm giao thừa và sáng mùng Một tiếng nổ được giòn giã hơn.

Dân quê tôi tin rằng tiếng pháo nổ đùng đùng, giòn giã, không có viên pháo nào bị xì, hoặc nổ nhỏ là dấu hiệu một năm mới làm ăn nhiều khởi sắc, may mắn và phát đạt. Những năm đó, đêm giao thừa, anh em tôi hay ra đứng trước sân nhà nghe ngóng tiếng pháo nổ phát ra từ nhà hàng xóm rồi đoán xem đó là pháo của nhà ai.



Tầm 11 giờ đêm giao thừa là đã bắt đầu thấy tiếng pháo nổ râm rang, tiếng pháo nổ nhiều hơn lúc cận 12 giờ, rồi bắt đầu giảm xuống cho đến sáng mùng Một lại bắt đầu nghe tiếng pháo nổ trở lại. Hồi đó, ít nhất mỗi nhà chuẩn bị 2 tràng pháo, một cho đêm giao thừa và một cho sáng mùng Một Tết. Chúng tôi thường bịt tai, chờ tràng pháo nổ hết, lượm mót những viên pháo bị sót hoặc chưa nổ để đốt lại. Ba tôi hay nhắc chừng việc đốt pháo này có thể rất nguy hiểm.


Tết xưa quê tôi, hăm mốt, hăm hai âm lịch tháng Chạp đã thấy các bà, các mẹ ngồi chen chúc nhau ở lò-nổ-đùng của anh Hai Tuấn. Cả xóm chỉ có mình nhà anh có cái ống nổ đùng đó. Gạo nếp được chọn những hạt mẩy, loại ngon đem bỏ vào ống nổ đùng bỏ lên lò lửa. Anh Hai Tuấn cứ ngồi quay qua quay lại cái ống nổ đùng đều đều như thế khoảng 30 phút sau thì mở nắp, đập một cái đùng thiệt to là hàng vạn, hàng tỷ hạt nếp trắng muốt, thơm phức được nở bung ra.


Trong xóm, lũ nhỏ tụi tôi hay ngồi cạnh ống thổi lửa, quay quay cánh quạt cho lửa thổi vào bếp với mục đích ngồi chờ mỗi dịp nổ đùng như thế mót những hạt đùng còn vương vất lại đâu đó. Những hạt đùng như vầy bắt đầu chuyển sang công đoạn xay bột. Bột nếp trắng mịn, thơm phức được chuẩn bị để làm những chiếc bánh in xinh xắn với nhân mứt bí đao, đậu xanh, đậu đen hoặc mè. Đó cũng là món bánh mà Tết đến quê tôi hầu như nhà nào cũng có vài ba chục cái.



Tết xưa quê tôi, người dân râm ran chuyện năm nay có “làm heo” ăn Tết hay không. Cận đến 23 âm lịch, ngày đưa ông Táo về trời là bắt đầu nghe tiếng eng éc của những nhà có làm heo cúng Tết. Tôi nhớ có năm nhà tôi cũng làm heo. Nhà nào làm heo Tết cũng có thói quen chia vài miếng cho hàng xóm chung quanh gọi là “nhà tui năm nay làm heo nên mang cho bác một ít để cùng ăn Tết lấy thảo”. Vậy đấy, việc làm heo được xem là việc trong đại của nhà nông mỗi dịp Tết đến, nó cũng hàm ý với hàng xóm rằng “Năm nay nhà tôi làm ăn cũng kha khá nên mới làm heo để ăn ba ngày Tết”.


Tết xưa quê tôi, đi ngang nhà nào cũng thấy những nia kiệu hoặc những sàng đu đủ được các bà, các mẹ phơi phía trước nhà. Món kiệu, đu đủ làm dưa để ăn kèm bánh tét được xem như là món ăn truyền thống mà Tết cổ truyền nhà nào cũng có. Rồi thì ngổn ngang những tủ giường, bàn ghế được lau chùi, đánh bóng thoảng mùi vẹc-ni được mang ra giữa sân phơi nắng.


Các bà, các chị và trẻ con vác chiếu, mùng mền ra con sông cuối xóm để giặt giũ cuối năm. Nước sông trong xanh, mát rượi, lũ trẻ con chúng tôi hay leo lên mấy chiếc chiếu nổi lềnh bềnh để làm thuyền, chơi trò đánh nhau. Các bà, các chị râm ran chuyện Tết năm nay nhà mình có thêm ổ bánh, người khác thì bảo nhà tôi năm nay nuôi được bầy vịt làm vốn.


Tết nay, pháo đã bị cấm từ lâu. Con sông quê giờ đây một khúc sông chảy ngang xóm tôi đã bị lấp, bị cắt khúc nhiều đoạn và nước trở nên ô nhiễm. Bột-đùng năm nào đã thay bằng loại bột mà dân quê tôi hay gọi là “bột Sài Gòn”. Việc “làm heo” bây giờ cũng là chuyện hiếm quê tôi, một phần cũng vì an toàn vệ sinh, không được giết mổ heo bừa bãi, một phần kinh tế khó khăn, ít nhà nào “làm heo” để ăn ba ngày tết. Món dưa kiệu mỗi nhà làm thủ công nay cũng đã ít dần, thay vào đó là những hũ kiệu được mua từ chợ, các bà, các chị khỏi mất công tốn thời gian mà chẳng tiết kiệm bao nhiêu.

Với tôi, bức tranh Tết quê xưa giờ chỉ còn là dư âm, là ký ức với tiếng pháo nổ đùng đùng, tiếng trẻ con í ới gọi nhau khoe vừa được ba mẹ mua quần áo mới. Một mùa xuân nữa lại sắp về trên mọi nẻo đường đất Việt. Một cái Tết Nguyên Đán thiêng liêng mà chắc chắn mỗi người Việt Nam trên mọi miền của đất nước đều mong ngóng và chào đón với vô vàn tâm trạng, nhất là với những người con xa quê.






Tết Giáp Ngọ ghé thăm “phố xe ngựa” rộn ràng đón xuân mới

Tết Giáp Ngọ ghé thăm “phố xe ngựa” rộn ràng đón xuân mới
Những ngày cuối năm, thời gian như hối hả hơn ở “phố xe ngựa”. Những xà ích như chạy đua để chào đón năm mới. Đây có lẽ là con phố độc đáo nhất Việt Nam. Du khách sẽ như say như mê khi ngắm cảnh hàng trăm chiếc xe ngựa dưới sự điều khiển tài tình của những xà ích tài ba.



Xe ngựa là phương tiện hiệu quả nhất ở vựa rau Đơn Dương.
Xe ngựa là phương tiện hiệu quả nhất ở vựa rau Đơn Dương.


Trên là trời, dưới là… ngựa

Phố xe ngựa Thạnh Mỹ (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) có tới hơn 300 chiếc xe ngựa và cũng có chừng ý xà ích. Ở mảnh đất này, phương tiện chuyên chở hàng hóa và các loại rau quả xưa nay chỉ dung duy nhất là xe ngựa. Xà ích Trần Văn Bảo, thở dốc ra sau khi ì ạch chở đầy một xe rau cho các đầu mối: “Mùa xuân này đặc biệt lắm, vì là xuân Giáp Ngọ. Nếu không có xe ngựa, vựa rau lớn nhất Tây Nguyên này sẽ vất vả hơn nhiều”.


Quả đúng vậy, Đơn Dương là vựa rau lớn của cả nước, với hơn 5,650 ha đất nông nghiệp chủ yếu là trồng rau, trước đây người dân chủ yếu trồng dâu tằm. Khoảng vào những năm 1993, khi dâu tằm không còn chỗ đứng, người dân quay sang trồng rau. Tuy nhiên sự khởi đầu cho mặt hàng nông nghiệp mới này vướng phải một cản trở lớn nhất đó là vận chuyển rau. Nếu gặp phải trời mưa, bất cứ loại ô tô nào cũng nằm ỉm chịu chết.


Có phố xe ngựa, xóm xe ngựa cũng hình thành theo. Cả xóm có đến 300 xà ích. Các xì ích đã lên tận Đà Lạt rồi ra Sập tìm các giống ngựa lai khỏe mạnh về. Ngựa có tính “cơ động chiến đấu” khi xộc thẳng vào những ruộng rau đường hẹp, trơn trượt.


Ngày ngựa về với Đơn Dương cũng lắm gian nan, có thời kỳ, cơ quan chức năng đã cấm hoạt động mô hình xe ngựa vì cồng kềnh, gây nguy hiểm. Những xà ích khi ấy chẳng có việc gì làm chỉ ngồi cà phê… vò tóc tìm kế mưu sinh. Người trồng rau cũng điêu đứng theo vì không có phương tiện vận chuyển. Từ hàng ngàn lời khẩn cầu của người dân, nhiều cuộc họp được tổ chức, xe ngựa nhanh chóng chứng minh mình là “phương tiện không thể thay thế để chuyên chở rau” cho vùng đất này.


Điều kỳ lạ ở phố xe ngựa này là nhiều xà ích từ Khánh Hòa, Nghệ An, Hưng Yên trong một lần dạo chơi qua Đơn Dương đã quyết định chuyển hẳn về đây để nhập vào phố xe ngựa này. Xà ích Lê Hữu Hào giãi bày: “Phố xe ngựa này qua đọc đáo nên tôi yêu ngay khi đến thăm lần đầu tiên. Mùa xuân năm nay sẽ là xuân to nhát, linh đình nhất của phố xe ngựa này đấy vì cái gì cũng gắn với ngựa hết”.


Xe ngựa vào tận ruộng rau nhận hàng.

Xe ngựa vào tận ruộng rau nhận hàng.



Vẫn xoay theo phận ngựa


Sau những giờ lao động nhọc nhằn, các xà ích luôn bàn luận về ngựa. Dường như ngựa với người như tri kỷ vậy! Những cú lật xe lộn nhào cả rau lẫn ngựa trên đường gập ghềnh, những lần ngựa vấp đá văng mất móng sắt khiến xà ích chảy nước mắt xót thương. Rồi những lần ngựa sa sình lầy, giương đôi mắt buồn bã nhìn chủ cầu cứu, đó là lúc người và ngựa như hòa làm một.


“Một chuyến chở rau ngày xưa tiền chả đáng bao, bây giờ lên 50.000 đồng/km, xa hơn tí thì khoảng 100 ngàn”, anh Trần Văn Lực (44 tuổi), một xà ích gắn bó với nghề trên 15 năm tâm sự. Con Mã Hồng đang phục vụ anh đã gắn bó suốt bao năm, anh am hiểu đến từng hơi thở của nó.”Khi nó đâu thì nó thở mạnh, khi nó mệt thì nó cứ chùn chân rồi khi nó bệnh thì mắt cứ lờ đờ đi… gắn bó với nhau bao nhiêu năm, tôi hiểu nó như hiểu từng bộ phận trên cơ thể của mình vậy”, anh Lực tâm sự.


Giá mỗi con ngựa khoảng 40 triệu, một cỗ xe là 7 triệu, không chỉ phục vụ tại Đơn Dương lắm lúc ngựa phải “chạy show” sang các vùng lân cận. Thế nên tình thương của những xà ích dành cho ngựa cũng như tăng thêm.


Giáp Tết, vì lao động nhiều quá, con Phi Mã của xà ích Trần Văn Nam ngã bệnh, Nam không buồn vì lỡ mất mầy ngày chở hàng mà anh buồn vì Phi Mã cứ nằm thôi. Nam giãi bày: “Thấy nó buồn là mình buồn theo. Chắc nó hiểu chủ nên chở hàng chạy rất hăng cho đến khi bệnh nặng nằm bẹp mới chịu thôi đấy. Giờ chỉ cầu nó khỏe để đón năm mới cùng với chúng tôi thôi. Xà ích nào ở đây cũng xem ngựa như cánh tay, đôi chân của mình chứ không còn là một con vật thông thường nữa đâu”.


Anh Quý, một xà ích mang tâm sự: "Nghề xà ích thật thú vị, ngồi lắc lư, lặng lẽ chiêm nghiệm cuộc đời, cảm nhận những vị khác nhau. Nhất là những ngày mùa xuân, ngựa cùng người được ruổi rong trên phố”.


Ước vọng của những xà ích tuổi Ngọ


Một sự trùng hợp đến ngỡ ngàng khi ở phố xe ngựa này có đến hơn chục xà ích cầm tinh con ngựa. Bởi thế nên năm Giáp Ngọ với họ ý nghĩ như nhân lên nhiều lần. Xà ích Trần Văn Lực thổ lộ: “Tôi cầm tinh Ngựa, cả đời lại gắn với việc đánh xe ngựa. Thế nên đêm Giao thừa năm nay tôi sẽ tắm rửa cho chú ngựa quý của mình thật sạch sẽ, mua một bộ gấm hồng phủ lên. Sau đó sẽ làm một mâm cỗ linh đình, có cả thức ăn dành cho ngựa. Cả gia đình sẽ cùng hát ca và đón giao thừa với chú ngựa này”.


Xà ích Quý và Lực cũng khoe rằng: Tất cả 300 chú ngựa ở con phố này đúng ngày mùng Một Tết Giáp Ngọ sẽ được tập trung chải chuốt một cách mượt mà sau đó sẽ cùng các gia đình thong dong đi chơi Tết. Những món ăn ngon nhất cho ngựa cũng được chuẩn bị chu đáo ngay từ những ngày giáp Tết. Xà ích Vũ Văn Tùng lại mang một ý tưởng đầy lãng mạn “Trước thềm năm mới, cả đời gắn với ngựa lại cầm tinh con ngựa nên tôi sẽ viết tất cả ước mơ và mong muốn của gia đình mình lên lưng ngựa. Ước vọng cho ngựa khỏe, người khỏe trong năm Giáp Ngọ này”.






Người Việt xa xứ nao lòng nhớ Tết

Người Việt xa xứ nao lòng nhớ Tết

Anh Quốc Văn, 32 tuổi làm việc cho một công ty tại Berlin, Đức cho biết: “Do công việc bận rộn nên hầu như tôi không thể về quê ăn tết cùng gia đình, họ hàng thường xuyên. Một vài lần đầu, thực sự cảm thấy rất buồn và rất tủi thân nhưng cũng thành quen”.




Anh Quốc Văn thứ hai (bên trái) và những người bạn trong bữa cơm ngày cuối năm.

Không khí chuẩn bị cũng trở nên tấp nập hơn cho một mùa tết mới, mọi người cùng nhau mua sắm những thứ cần thiết như mứt, bánh kẹo và không thể thiếu những chiếc bánh chưng để bàn thờ.

Trong khi đó anh Minh Công sống tại thành phố Ostrava, cộng hòa Séc cũng cho biết thêm:



“ Có những năm, chúng tôi cố gắng mua lá dong và gạo nếp, đỗ xanh từ bên Việt Nam và đàn ông chúng tôi cùng nhau ngồi lại gói bánh , những đứa trẻ cảm thấy rất thích thú và bản thân tôi cũng cảm thấy tự hào về nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ngoài ra những bà nội trợ của chúng tôi thì lo chuân bị một số món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết như nem,chả, hành kiệu,.. để mà có được những thứ ấy chúng tôi cũng tốn không ít thời gian nhưng đó cũng là một niềm hạnh phúc không thể nói nên lời”.

Có lẽ giây phút mà những người con Việt nơi đây nhớ và xúc động nhất chính là giây phút chờ đón giao thừa. “Mọi người chuẩn bị mâm cỗ tất niên và cùng nhau ngồi trước màn hình ti vi hướng về Việt Nam thân yêu, nghe tiếng hô đếm ngược của dân tộc. Và cái thời khắc của năm mới cũng tới, pháo hoa rộn ràng… một cảm xúc khó tả như vỡ òa trong lòng, hầu như tất cả đều không cầm được nước mắt. Giọt nước mắt của lòng tự hào và tất cả cùng cạn ly mong cho một năm mới an khanh thịnh vượng ngập tràn hạnh phúc”.







Ngày Tết, bỏ thế giới ảo để nhận ra những yêu thương

Ngày Tết, bỏ thế giới ảo để nhận ra những yêu thương

Không còn những ngày vội vàng rời Hà Nội để về quê đón Tết, khi mà mọi việc ở nhà đã được chuẩn bị đâu vào đó, năm nay tôi được cùng gia đình chuẩn bị mọi thứ trước thời khắc giao thừa. Tôi được xắn tay áo vào giúp bố mẹ dọn dẹp, được cặm cụi rửa hàng trăm chiếc lá dong và hí hoáy tập gói một chiếc bánh chưng nhỏ xinh, được giúp bà trông nồi bánh chưng sôi sùng sục trên bếp lửa.


Tạm gác lại những căng thẳng, bộn bề trong công việc, tạm chào thế giới ảo từ chiếc máy tính, tôi nhận thấy những hạnh phúc rất thực, gần gũi trong ngôi nhà của mình, được gần những người yêu thương tôi chân thành và hết mực, được quên đi những stress mà cuộc sống hiện đại tạo ra.



Những đứa em họ vô cùng đáng yêu của tôi

Những đứa em họ vô cùng đáng yêu của tôi



Và có lẽ điều khiến tôi thích thú nhất là mỗi khi được chơi đùa cùng các em. Vì bố mẹ tôi là cả nên dù đã 25 tuổi, tôi vẫn có khá nhiều đứa em họ còn nhỏ, thậm chí mới 1-2 tuổi. Ở cái tuổi đó, các em thật hồn nhiên, vô tư biết bao.


Cả năm trời không gặp, chúng khá lạ lẫm với tôi trong những phút ban đầu. Nhưng chỉ cần nịnh chúng một lúc, chơi cùng chúng là tụi nhỏ lại thân thiết rất nhanh chóng. Chúng bắt đầu háo hức, líu lo kể cho tôi đủ thứ chuyện, kể chuyện đi học chơi với bạn nào, được mẹ mua cho những gì, yêu bà nhiều như thế nào. Chúng hớn hở theo chân bà ra vườn và tung tăng cầm mấy quả cà chua như một chiến tích mới thu hoạch được. Chúng “đanh đá” và cong môi đòi tôi chụp ảnh cho.


Nhìn chúng hồn nhiên hát hò với chất giọng còn ngọng líu lô, rồi thổi quả bóng bay để tự làm cho mình chiếc vòng như Tôn Ngộ Không, tôi ước mình cũng bé bỏng như thế mãi. Và quả thực, tôi vẫn bé bỏng như thế mỗi khi được trở về với gia đình, khi được lì xì mỗi dịp Tết đến Xuân về!












Tết Giáp Ngọ, báo điện tử Dân Việt tổ chức cuộc thi "Chia sẻ khoảnh khắc Xuân" với những phần thưởng đặc biệt cho độc giả: Tất cả bài dự thi được đăng tải trên Báo điện tử Dân Việt sẽ được chúng tôi thông báo tới tác giả và nhận ngay lì xì 100.000 đồng tiền mặt.


Đặc biệt, 03 chia sẻ của bạn đọc trên Báo điện tử Dân Việt (danviet.vn) được chia sẻ và like nhiều nhất qua fanpage của Dân Việt sẽ nhận được lì xì 1 triệu đồng tiền mặt".


Đọc thể lệ cuộc thi tại đây.









Bánh tét Trà Cuôn ăn kèm dưa món trong ngày Tết

Bánh tét Trà Cuôn ăn kèm dưa món trong ngày Tết
Từ TP.Trà Vinh chạy dài cặp QL 53 độ chừng 20km là đến ấp Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, nơi đây được xem như là cái nôi sản sinh ra loại bánh tét nức tiếng từ bao đời. Trò chuyện với chúng tôi, chị Mai Hoàng Lý - chủ lò bánh tét Hai Lý phấn chấn nói: “Gia đình mình đã gắn bó với nghề làm bánh đã hơn 30 chục năm.

Quy trình để có một đòn bánh ngon trước hết là lấy lá bồ ngót nghiền nát lấy nước, sau đó trộn chung với nếp; đậu xanh nấu chín để nguội; đi kèm theo nhân bánh là, thịt, mỡ, trứng muối, và một vài gia vị…”.


 Bánh tét Trà Cuôn, một loại đặc sản của Trà Vinh.

Bánh tét Trà Cuôn, một loại đặc sản của Trà Vinh.





“Đòn bánh ngon hay dở phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn nguyên liệu nếp để gói. Từ lâu, nếp sáp- một loại nếp ở Trà Vinh có hương vị đậm đà, dẻo thơm được dùng để gói bánh tét gia truyền, đây là loại nguyên liệu không một loại nếp nào có thể thay thế và nếu xét về độ ngon khó có loại nếp nào sánh bằng được” – chị Hai Lý chia sẻ bí quyết làm bánh.

Những người làm bánh tét Trà Cuôn gia truyền còn cho biết thêm: Ngoài những yếu tố về nguyên phụ liệu ra, thì trong quá trình gói bánh tét phải lựa lá chuối cho sạch, đẹp; đòn bánh phải được gói cho chặt tay, thật dẻ, có như vậy khi xẻ ra ăn mới ngon và chắc miệng.


Song song đó, yếu tố lửa củi cũng không hề kém phần quan trọng. Thông thường, để nấu một lò bánh tét với số lượng 50 đòn thì phải mất đến 9 tiếng đồng hồ. “Trong suốt quá trình nấu phải canh lửa thật kỹ, tùy vào thời gian nấu lâu hay mau mà điều chỉnh chụm củi để điều tiết ngọn lửa cháy cho phù hợp, kỵ nhất là không để cho lửa tắt, nếu lửa tắt đòn bánh sẽ bị nong nước, nếp sẽ bị sượng” – chị Hai Lý cho biết.


Trong không khí ấp ám, sum vầy cùng gia đình vào ngày Tết, xẻ đòn bánh tét Trà Cuôn thưởng thức ăn kèm với dưa món, tôm khô, thịt kho, thịt chà bông… mùi nếp dẻo quẹo, thơm nồng pha lẫn vào đó là độ beo béo của thịt mỡ, mùi mân mẫn của lòng đỏ trứng vịt muối sẽ tạo cho người ăn cái cảm giác ngây ngất, lâng lâng, khó tả đến lạ thường.






Ngày Tết thưởng lãm hoa lan, thú chơi thượng lưu và tao nhã

Ngày Tết thưởng lãm hoa lan, thú chơi thượng lưu và tao nhã


Thú chơi quý tộc


Xưa kia, lan là loài hoa chỉ có vua chúa mới được sở hữu, thưởng lãm… Lan đẹp và khó tính, được ví như tiểu thư khuê các. Hoa lan vốn thuần khiết, chỉ “uống” nước sạch và “hít” không khí trong lành. Vậy nên, lan được nhiều người ví với phẩm chất thanh cao.


Với những người yêu lan hẳn đều biết đến nghệ nhân Nguyễn Huy Tấn – người được mệnh danh là “thần đồng” trong nghệ thuật trồng và chăm sóc hoa lan. Từ chơi và yêu hoa lan từ thuở nhỏ, anh đã cất công sưu tầm cả trăm giống lan quý. Bôn ba lặn lội khắp các vùng rứng núi trong Nam ngoài Bắc, đến nay a trở thành chủ vườn lan Tương Ngộ ở thôn Cổ Bản (huyện Thanh Oai – Hà Nội).


Nghề chơi đều rất công phu nhưng đã chơi lan thì phải hiều về loài hoa quý phái này. Người xưa có câu: “Vua chơi lan, quan chơi trà”, còn dân gian thì chỉ chơi cây cảnh thôi. Ý nói chơi lan là một thú chơi quý tộc, bởi lan cần chăm sóc cầu kỳ, người chơi lan phải hòa mình mới mong có bông hoa đẹp, thế hoa tao nhã. Một chậu địa lan đẹp giá có thể tới vài triệu đồng hoặc hàng chục triệu đồng. Anh Tấn kể rằng, mới đây, có một người khách đến đặt anh một chậu lan Thanh Ngọc với giá cả không phải “lăn tăn” để về chơi Tết nhưng anh đành chịu vì loài Thanh Ngọc cổ và rất hiếm.


Theo cách lý giải của anh Tấn: Thanh Ngọc là chúa tể của các loài lan. Lan Thanh Ngọc lá đều, mảnh như trăng lưỡi liềm, hoa chia tứ trụ, gọi là “Tứ trụ long đình”, cánh đều không ngắt quãng như Cẩm Tố vì đẹp và hiếm (hiện trên thì trường không có loại lan này) nên nó trở nên vô giá.


Những người chơi Thanh Ngọc lâu năm cũng chỉ có thể nhân ra một vài nhánh để trao đổi với bạn mà thôi. Lan Thanh Ngọc trên thị trường thực ra chỉ là Thanh Ngọc Trung Quốc, lá thường, hoa phớt vàng, thua xa Thanh Ngọc cổ (những người bán hàng rong thường nói với khách mới chơi là Thanh Ngọc) cũng có giá tới 7-8 trăm ngàn đồng một nhánh nhỏ bằng đốt ngón tay!


Theo anh Tấn, địa lan có nhiều dòng cổ và quý hiếm, mỗi dòng thường gắn với một điển tích. Chẳng hạn, Thanh Ngọc tượng trưng cho vẻ đẹp tuyệt mỹ, là bà chúa của lan; Thanh Trường (lá trực) tượng trưng cho tính cách người quân tử; Hoàng Điểm tượng trưng cho hạnh phúc. Đặc điểm của Hoàng Điểm là hoa vàng có điểm đỏ ở lưỡi,nhưng Hoàng nhất điểm chỉ có một điểm đỏ ở lưỡi, Hoàng nhị điểm thì lưỡi có một trái tim màu đỏ, họng tía đỏ, Hoàng điểm sen hoa thì cánh hình hoa sen điểm trái tim đỏ…


Tương truyền rằng vua Trần Nhân Tông khi đến tu ở núi Yên Tử một đêm đã nằm mộng thấy một lòai hoa tuyệt đẹp, tỏa hương dịu dàng. Hôm sau vua thấy từ xa thoang thoảng đưa lại một mùi hương lạ, như trong giấc mơ. Vua Trần đi theo dấu hương ấy vào trong rừng sâu, thì thấy bên suối có một khóm hoa lạ bèn mang về trồng ở kinh thành. Đó chính là loại địa lan sau này được gọi tên là Trần mộng để tưởng nhớ vua Trần, người có công tìm ra loại lan quý ấy.



Chuyện đi “săn” lan


Anh Tấn vẫn cùng bạn bè đi về các tỉnh miền núi để sưu tầm giống lan quý. Giống lan cổ giờ đây hiếm lắm, từ khi “yêu” lan, anh Tấn đã trang bị cho mình một kho tri thức về lòai hoa này. Anh Tấn kể lại: “Khi trước, đóng quân tại Bắc Kạn, anh đã bị mê hoặc khi nhìn thấy những bông hoa lan rứng tuyệt đẹp trên những vách đá. Thế rồi ngày nghỉ, anh thường rủ bạn vào rừng tìm hoa lan về treo ở đơn vị. Ngày ấy anh chưa hiểu biết nhiều về lan nên chỉ chơi được vài loại không hiếm lắm như lan đuôi cáo, lan phi điệp…


Theo anh Tấn,lan truyền thống có nguồn gốc từ rừng núi nước ta, khi mang về nhà chăm sóc, thuần dưỡng thì cho hoa rất đẹp. Thế là anh quyết tâm đi vào rừng để tìm bà chúa hoa lan. Những chuyến đi rừng vất vả, bù lại anh đã tìm được những loại lan rừng tuy còn lẫn trong cỏ dại nhưng lại có một vẻ đẹp và mùi thơm đến mê hồn.


Anh nhớ lại: “Sau bao ngày lặn lội đến các vùng núi Tu Lý (Đà Bắc, Hòa Bình, Yên tử, Cao Bằng… anh đã sưu tầm được hàng chục loại hoa quý như Thanh Hòa Bình, Mạc Hòa Bình (Mạc lá vàng), Hoàng điểm thủy tiên, Hoàng điểm sen hoa, Hoàng điểm tuyết tố, Mạc Hồng, Mạc huyết nhung, Đại hoàng, Tiểu hoàng, Mạc mẫu tử (Mạc yên tử). Đối với anh Tấn, chỉ nhìn qua là có thể kể tên vanh vách và phân biệt rất rõ từng loại lan, không những thế anh chỉ cần ngửi mùi hương là có thể phân biệt đựợc chậu hoa đó thuộc dòng nào, loại nào.


Trăn trở với loài hoa lan, anh vợ của mình đã mở một cửa hàng ở phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) nhằm giới thiệu những loại lan cổ quý hiếm mà anh chị sưu tầm được cho những người chơi lan. Khi cửa hàng mở ra, lập tức trở thành địa chỉ của những người chơi lan Thủ đô đến học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Nhờ đó, anh Tấn đã tìm và nhân giống được nhiều dòng lan quý tưởng như đã bị mai một.


Thế rồi mỗi phiên chợ Bưởi có thêm nhiều loại phong lan, địa lan truyền thống đã khơi dậy nghệ thuật chơi lan có từ bao đời của một Hà Nội xưa. Vài năm gần đây, hội thi hoa lan đã được tổ chức trong dịp Tết xuân và ngày càng được nhiều người biết đến như một thú chơi thanh nhã, độc đáo.


Những ngày chợ phiên giáp Tết cũng chính là ngày mà câu lạc bộ những người yêu lan ở Hà Nội đến đây tụ hội. Bên ấm trà sen thơm ngát, họ cùng chia sẻ kinh nghiệm và tình yêu với hoa lan.






Quảng Nam: Ngày đầu năm bội thu tôm, cá từ lưới lồng

Quảng Nam: Ngày đầu năm bội thu tôm, cá từ lưới lồng

Hai vợ chồng ông Trần Văn Thông chèo ghe đi thả lưới lồng thu tôm, cá ngày tết.

Hai vợ chồng ông Trần Văn Thông chèo ghe đi thả lưới lồng thu tôm, cá ngày tết.



Ngay sau chuyến đi cùng với ngư dân chạy tàu, thuyền xuất hành ngày tết, phóng viên Dân Việt tiếp tục đồng hành cùng những người dân vùng sông nước kéo lưới, kéo lồng thu cá. Dọc dòng sông Bàn Thạch, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, một không gian yên tĩnh, những làn sóng nhấp nhô, chiếc ghe tròng trành lên xuống, những chiếc lồng lưới được kéo lên, tôm cá đầy ắp.


Dù sáng mồng 1, nhưng ông Trần Văn Phu (trú xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), với chiếc ghe nhôm, chạy dọc dòng sông để kéo lưới lồng.


Ông Phu tâm sự: “Mùa này là mùa tôm, cá nhiều vô kể, và được giá. Giá tôm đất hiện nay bán ra khoảng 300.000 đồng/1kg; cá lóc khoảng 100.000 đồng…, chèo cả ghe lưới lồng ra giữa sông thả hy vọng chuyến đánh lưới mưu sinh đầu năm sẽ trúng mánh, tôm cá, cua đầy ghe đón năm mới”.


Phân loại tôm, cá để rộng bán ngày tết

Phân loại tôm, cá để rộng bán ngày tết.



Còn ngư dân Trần Văn Thông cho biết: “Cũng do cuộc sống khó khăn, tranh thủ những ngày tết và được mùa nên hai vợ chồng đi thả lưới lồng trên sông được nhiều tôm, cá, cua vì hầu hết người dân xóm Thuyền và xóm Rỗi đều thả lưới lồng nên tôm cá trên sông ít đi”.


Cuộc sống của người dân vùng sông nước là vậy, dù có tết nhất hay ngày lễ, họ vẫn âm thầm không bỏ nghề bao đời của mình nhằm đón một cái tết được đầy đủ, ấm no và cả tiếng cười rộn ràng, hạnh phúc cho gia đình.






M.U âm mưu “đánh cắp” siêu tiền vệ Tottenham

M.U âm mưu “đánh cắp” siêu tiền vệ Tottenham

Khi còn dẫn dắt Everton, David Moyes đã từng ngỏ ý muốn chiêu mộ Townsend nhưng không thành công. Mới đây, chiến lược gia người Scotland lại tiếp tục ngỏ ý muốn đưa ngôi sao 22 tuổi về sân Old Trafford nhằm tăng cường sức mạnh tấn công biên cho M.U.





Trong giai đoạn đầu mùa giải, Townsend đã có sự tiến bộ vượt bậc và trở thành nhân tố chủ chốt trong đội hình Tottenham. Sau 19 lần ra sân trên mọi đấu trường, cầu thủ sinh năm 1991 đã ghi được 2 bàn thắng và có 4 đường chuyền dọn cỗ cho đồng đội lập công. Nhờ đó, anh đã có 4 lần được HLV Roy Hodgson triệu tập vào đội tuyển Anh.

Tuy nhiên, do dính chấn thương gân kheo nên Townsend đã vắng mặt trong những trận đấu gần đây của Tottenham. Hiện quá trình hồi phục chấn thương của cầu thủ chạy cánh người Anh đang hồi tiến triển tốt và Townsend chuẩn bị trở lại thi đấu.


Với việc Luis Nani, Ashley Young và Antonio Valencia không có được phong độ tốt và có thể bị rao bán vào cuối mùa giải, David Moyes đang muốn chiêu mộ Townsend nhằm có thêm sự lựa chọn chi vị trí tiền vệ cánh của M.U.


Được biết, Quỷ đỏ sẵn sàng chi ra 15 triệu bảng để thuyết phục lãnh đạo Tottenham bán Townsend trong ngày cuối của kỳ chuyển nhượng mùa đông. Mặc dù vậy, khả thành công của M.U trong thương vụ này là rất thấp, bởi tân HLV Tim Sherwood sẽ chẳng đời nào chấp nhận để tuyển thủ Anh ra đi. Đặc biệt là trong bối cảnh ông đang muốn giúp Tottenham giành một suất trong Top 4 tại Premier League cũng như cạnh tranh chức vô địch Europa League.






Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Hồi hộp đợi hội chọi trâu

Hồi hộp đợi hội chọi trâu
Cách đây 4 năm, trong số báo Tết năm Tân Sửu 2009, tôi viết phóng sự “Đi săn trâu chiến” về những người ham chơi trâu ở xã Hải Lựu, Lập Thạch (Vĩnh Phúc), ngay từ lần đầu tiên, được nhìn thấy con trâu chọi của bà con nông dân ở đây to như những con voi con tôi đã mê mẩn. Năm 2011 tôi xuống thường trú tại văn phòng Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) tại Hải Phòng, trước ngày hội chọi trâu, tôi lọ mọ xuống Đồ Sơn viết phóng sự “Chọi trâu, chọi tiền”. Tại đây tôi đã được các bậc cao nhân trong nghề chơi trâu chọi của đất Đồ Sơn như ông Đinh Đình Phú, Hoàng Gia Bổn… bổ túc cho kiến thức về trâu chọi.
 Hội chọi trâu luôn thu hút rất đông khán giả đến xem.

Hội chọi trâu luôn thu hút rất đông khán giả đến xem.





Cuối năm 2012, những người nông dân chơi trâu chọi của huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), thông qua đường dây nóng phản ánh nguy cơ sẽ phá sản vì họ đã đầu tư hàng tỷ đồng vào trâu chọi, nhưng có khả năng không được tham gia hội.
 Chọn trâu chọi phải lưu ý các tiêu chuẩn: Mình dài và to, lông đen tuyền, sừng hướng tiền, chân to, mắt nhỏ và nhô nom tựa ốc loa, móng khép, đuôi chấm kheo. Trâu có 2 thiều giữa trán là trâu tốt, cổ vại, độc khoang, thì trâu kín hơi, đánh sẽ bền sức và độ chín thương là từ 9 - 14 tuổi.

Chọn trâu chọi phải lưu ý các tiêu chuẩn: Mình dài và to, lông đen tuyền, sừng hướng tiền, chân to, mắt nhỏ và nhô nom tựa ốc loa, móng khép, đuôi chấm kheo. Trâu có 2 thiều giữa trán là trâu tốt, cổ vại, độc khoang, thì trâu kín hơi, đánh sẽ bền sức và độ chín thương là từ 9 - 14 tuổi.





Tôi ngược ngàn lên Chiêm Hóa viết bài, cả quãng đường từ Chiêm Hóa về Hà Nội, tôi cứ mải miết suy nghĩ, sao Báo NTNN lại không tổ chức một hội chọi trâu? Vì sức kéo của con trâu trong cơ cấu nông nghiệp của nước ta đã được giải phóng bằng máy móc, có thể biến con trâu thành sản phẩm du lịch, giải trí lành mạnh, phù hợp với người nông dân, khuyến khích được bà con chăn nuôi, và quan trọng hơn là đem lại nguồn lợi lớn từ việc bán thịt trâu sau khi tan hội.

Nghĩ là vậy nên tôi quyết tâm đề xuất với Ban biên tập ý tưởng tổ chức Hội chọi trâu Báo NTNN để chào mừng sự kiện 30 năm thành lập báo vào năm nay, năm 2014.


Những trận thư hùng


Ngay sau khi biết thông tin hội chọi trâu của Báo NTNN tổ chức tại huyện Phúc Thọ, giới chơi trâu của khắp cả nước đã tấp nập sắm trâu, để quyết giật giải đấu lần đầu. Ứng cử viên đầu tiên cho chức vô địch phải là ngưu thủ số 6 của ông Đỗ Văn Đán ở thị trấn Phúc Thọ (Hà Nội).


Ông trâu này được đưa về từ vùng rừng Gia Lai, có đặc điểm một khoang bốn khoáy, da đồng đen, lông mốc, trường trâu, lưng võng, ức rộng, cổ dài. Đặc biệt ông còn sở hữu cặp sừng cánh cung, vô cùng khủng, vừa to vừa rộng. Sau hơn 6 tháng được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt, thì hiện nay ông trâu này có trọng lượng hơn 700kg, vũ khí nguy hiểm nhất của ngưu thủ số 6 là miếng đánh “hổ lao” vô cùng khủng khiếp. Ông Đán cho biết, miếng đánh này được đánh giá có sức mạnh khoảng 3 tấn khi ra đòn, đây là miếng đánh độc, có thể lấy mạng bất cứ đối thủ nào trong chớp mắt.










Chăm trâu chọi phải chọn nơi gò hoang xóm vắng, phụ nữ không được đến gần, cho trâu ăn những thức ăn tốt nhất, bổ sung thêm cám gạo, cháo, mật mía, mật ong, thuốc vitamin… nhiều người còn cho trâu uống cả bia.




Nhưng đối thủ của trâu số 6 cũng là những ứng cử viên có sức mạnh không kém. Có thể kể đến ông trâu số 18 của ông Nguyễn Văn Hiếu - chủ quán “Trâu vàng” ở Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. Ông Hiếu là một tay chơi trâu thứ thiệt đã hơn 20 năm.

Trâu số 18 của ông Hiếu được đưa về từ Hát Lót (Sơn La), là một ông trâu tầm trung, lông da đen, mi mắt dầy, cặp sừng cong. Ngưu thủ này có lối đánh khoan thai, chắc chắn, bằng những miếng đánh móc vào mắt, tai và cả những miếng cáng nhấc hầu móc đối thủ lên trời rồi vật ngửa ra. Với lối đánh này trâu thường không bị mất sức hay bị chấn thương vùng đầu như những miếng đánh lao.


Ngoài hai ngưu thủ đã được giới chơi trâu đánh giá cao kể trên thì có rất nhiều ngưu thủ khác cũng là những ẩn số đáng gờm như trâu số 12 của huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), trâu số 21 của quận Đồ Sơn (Hải Phòng), trâu 15 của huyện Anh Sơn (Nghệ An), trâu 17 của xã Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội)… Tất cả những ông trâu này đều vào loại can trường, lì lợm cũng được dự đoán sẽ giành giải cao trong hội chọi do Báo NTNN tổ chức lần này.


Theo ông Đinh Đình Phú - nghệ nhân chơi trâu nổi tiếng của đất Đồ Sơn, thì ngoài việc sở hữu trâu tốt có những đòn đánh độc ra thì công tác chăm sóc trâu cũng quyết định phần thắng khi ra trận. Nếu trâu được chăm sóc và huấn luyện tốt sẽ có đủ thể lực để phát huy những miếng đánh của mình.






Người Việt Nam làm Tổng thư ký ASEAN

Người Việt Nam làm Tổng thư ký ASEAN
Ngày 9.1.2013, khi nhà ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh chính thức nhậm chức Tổng thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta (Indonesia), kênh truyền hình Channel News Asia của Singapore liên tục phát thông tin về sự kiện này.

Các chuyên gia phân tích thời sự trong khu vực được mời bình luận về người Việt đầu tiên giữ vị trí trên trong lịch sử gần nửa thế kỷ của ASEAN.


Trong số đó, nhà báo Thái Lan Kavi Chongkittavorn, đồng hương của ông Surin Pitsuwan - người tiền nhiệm của ông Minh, nhận xét: “Tân Tổng tổng thư ký Lê Lương Minh là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, được kính trọng rộng rãi trên thế giới”.


Nhà ngoại giao Lê Lương Minh.
Nhà ngoại giao Lê Lương Minh.


Tự tin và khiêm tốn

Trước đó, trên báo Straits Times của Singapore ngày 2.1.2013, nhà quan sát Chongkittavorn cũng có một bài xã luận lớn. Ông Chongkittavorn tin tưởng vị tân tổng thư ký “sẽ thiết lập được một chuẩn mực hoạt động của Ban Thư ký ASEAN”.


Đây là thách thức lớn khi người tiền nhiệm Pitsuwan thường xuyên ca thán rằng làm sao cải tổ Ban Thư ký ASEAN vốn rối rắm về tổ chức, chồng chéo về chức năng và mục tiêu, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp.


Bài báo còn ghi nhận ông Lê Lương Minh từng để lại dấu ấn đặc biệt trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009 khi Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Đó là giúp giải quyết xung đột ở Dafur (Sudan), Bờ Biển Ngà, Sierra Leone, Georgia, Somalia…


Đặc biệt, theo nhà báo Chongkittavorn, ông Minh từng có đóng góp lớn cho quá trình cải cách của Myanmar, bắt đầu từ việc cứu trợ giải quyết hậu quả bão Nargis tàn phá nước này vào tháng 5.2008. Lúc bấy giờ, trong vai trò đại diện Liên Hiệp Quốc và là một trong những người bạn của Tổng thư ký ASEAN, ông Minh đã kiên định nối kết cộng đồng quốc tế giúp đỡ tái thiết Myanmar. Điều này giúp Myanmar thay đổi.



Ông Lê Lương Minh trong vòng vây của báo chí.

Ông Lê Lương Minh trong vòng vây của báo chí.





Khác với người tiền nhiệm, sau khi nhậm chức Tổng thư ký ASEAN, ông Minh không tiếp xúc báo chí một cách không chính thức bên lề, mà chỉ thực hiện họp báo vào những thời điểm được bố trí cẩn thận để không lấn át vai trò phát ngôn của nước chủ nhà.

Tổng thư ký Lê Lương Minh chỉ trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí có đăng ký và được Ban Thư ký sắp xếp trước. Trao đổi với tôi về ông Minh sau 10 tháng làm Tổng thư ký, nhà quan sát Chongkittavorn cho rằng: “Ông Minh chọn cách thức tự tin mà khiêm tốn với mong muốn tập trung vào các vấn đề của ASEAN mà thôi”.


Chongkittavorn giải thích thêm: “Từ khi nhậm chức, ông ấy làm việc chặt chẽ với Ủy ban Các đại diện thường trực từ các quốc gia. Ông ấy phải điều hành Ban Thư ký, đồng thời tăng cường đội ngũ nhân viên cũng như năng lực của họ để tạo chất liệu cho các lãnh đạo ASEAN trong tương lai”.


“Gửi từ iPad/iPhone của tôi”


Kiểm tra lại toàn bộ thư điện tử trao đổi qua lại trong vòng gần một năm qua, tôi thấy mọi email từ Tổng thư ký Lê Lương Minh đều kết thúc bằng dòng chữ “Sent from my iPad” hoặc “Sent from my iPhone” (Gửi từ iPad/iPhone của tôi). Hầu hết email từ ông đều mang dấu ấn “tranh thủ”, viết trong lúc đang trên đường ra sân bay, ngay sau một cuộc họp, hay ngồi trong phòng chờ bay nối chuyến từ nước này sang nước khác. Nhờ vậy mà không ít lần ông “cứu” tôi kịp hạn nộp bài.




Di chuyển liên tục, ông Lê Lương Minh phải tranh thủ làm việc mọi lúc mọi nơi.




Hồi cuối tháng 10.2013, ông và tôi có dịp ngồi nói chuyện gần 2 giờ tại Singapore. Chia sẻ về chuyện “Gửi từ iPad/iPhone”, ông cho biết do đi liên tục nên điện thoại phải nối mạng toàn cầu để làm việc mọi lúc mọi nơi. Đọc báo cáo của nhân viên hàng ngày để điều chỉnh kịp thời, đảm bảo hiệu quả và tiến độ dự án, phân công công việc, duyệt các kế hoạch, văn bản, viết lách… ông toàn làm trên điện thoại và máy tính bảng. Ông cũng chia sẻ về cả núi công việc đang tiến hành để cải tổ Ban Thư ký mà tôi không sao nhớ hết.

Tuy nhiên, ông rất kín đáo trước những câu hỏi có tính chất riêng tư. Điều riêng tư ít ỏi mà tôi biết về người Việt Nam duy nhất trong số 500 người quyền lực nhất thế giới đó là: Ông không đem theo gia đình đến nơi công tác. Giữa thủ đô Jakarta đông đúc, ông đang cống hiến toàn bộ sức lực và thời gian của mình cho công cuộc cải tổ bộ máy tổ chức của ASEAN và thúc đẩy toàn khối đi nhanh tới một Cộng đồng chung vào năm 2015.






Hoa chơi Tết của người xưa

Hoa chơi Tết của người xưa


  • Giếng làng Hà Nội

    Dân Việt - Ít ai ngờ giữa thủ đô, vẫn còn có những nơi gìn giữ giếng như con mắt của làng. Giếng làng giờ không còn là nguồn nước sinh hoạt cho các gia đình nhưng trong tâm thức, giếng là nơi đem đến khí thiêng, gió lành cho ngôi làng.



  • Hoa chơi Tết của người xưa

    Vào ngày Tết, trong mỗi gia đình Việt đều không thể thiếu mâm ngũ quả, đặc biệt là hoa trên ban thờ, hoa đặt trong phòng khách. Bởi thế, từ ngàn xưa, hoa trong ngày Tết là nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt.



  • Xôi ngũ sắc của người Thái

    Dân Việt - Với 5 màu rực rỡ, đều được chế từ rau, quả, củ vừa ngon, bổ, rẻ mà lại an toàn, xôi ngũ sắc của người Thái ở Sơn La là một nét văn hoá ẩm thực độc đáo đi liền với văn hoá lễ hội, quan niệm nhân sinh.



  • Nhìn lại giây phút pháo hoa bừng sáng đêm giao thừa tại TP. Hồ Chí Minh Icon

    Dân Việt - Đêm giao thừa người dân TP. Hồ Chí Minh nô nức đi xem pháo hoa. Cùng nhìn lại những hình ảnh đã được phóng viên Dân Việt ghi được trong khoảnh khắc pháo hoa rực rỡ trên bầu trời.



  • Lạc vào trung tâm thương mại khủng nhất hành tinh

    Hàng giày ở đây rộng gần 9.000 m2. Hàng vàng quy tụ 220 thương hiệu khác nhau. Nếu bạn mệt lả vì mua, khách sạn 250 phòng của trung tâm mua sắm luôn mở cửa.



  • Đội hình tuổi Ngọ xuất sắc nhất thế giới Icon

    Dân Việt - Nhân dịp xuân Giáp Ngọ, Dân Việt xin gửi tới độc giả 11 gương mặt tiêu biểu của những cầu thủ mang tuổi Ngọ hiện đang “làm mưa, làm gió” trong làng túc cầu thế giới.



  • Không khí đón giao thừa rạo rực ở đất Mũi

    Dân Việt - Hòa chung không khí xuân đang tràn ngập cả nước, người dân đất Mũi cũng đang ráo riết chuẩn bị đón Giao thừa khi khoảnh khắc giao mùa sắp đến.



  • Người Việt kiêng kỵ những gì vào đầu năm mới?

    Những ngày đầu năm, người Việt thường có những tục kiêng kỵ để tránh những điều xui xẻo, không hay đến với gia đình, người thân của mình.



  • Sturridge ăn mừng “cú đúp” bằng siêu xe

    Dân Việt - Trận derby giữa Liverpool và Everton, Daniel Sturridge đã lập cú đúp và ngay ngày hôm sau, anh đã chào mừng sự kiện đáng nhớ ấy bằng một chiếc siêu xe Ferrari 458 trị giá 200.000 bảng.



  • Bé 3 tuổi tử vong ngày 30 Tết vì mắc sởi

    Dân Việt - Trong gần 60 cháu bé người dân tộc H Mông ở Làng Lao, Làng Ca và Khe Chất, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị lây dịch sởi, đến 2 giờ sáng nay 30.1 (tức ngày 30 Tết nguyên đán), có một bé đã tử vong.







  • Giếng làng Hà Nội

    Dân Việt - Ít ai ngờ giữa thủ đô, vẫn còn có những nơi gìn giữ giếng như con mắt của làng. Giếng làng giờ không còn là nguồn nước sinh hoạt cho các gia đình nhưng trong tâm thức, giếng là nơi đem đến khí thiêng, gió lành cho ngôi làng.



  • Ngày Xuân với thú chơi cây hoa kiểng

    Dân Việt - Cái điệp khúc chợ hoa năm nào cũng có, nhưng không năm nào giống năm nào. Ngày Xuân ra chợ hoa cây kiểng bao giờ ta cũng tìm ra cái mới, đó là thanh tân của hoa, cái kỳ diệu của hương, cái hấp dẫn của màu, của lá...



  • Chelsea đạt được thỏa thuận chiêu mộ “sao mai” của Pháp

    Dân Việt - Theo thông tin đăng tải trên tờ Daily Mail, Chelsea đã thuyết phục được lãnh đạo St Etienne bán trung vệ trẻ triển vọng Kurt Zouma sau khi chồng đủ 12,5 triệu bảng lên bàn đàm phán.



  • Hoa chơi Tết của người xưa

    Vào ngày Tết, trong mỗi gia đình Việt đều không thể thiếu mâm ngũ quả, đặc biệt là hoa trên ban thờ, hoa đặt trong phòng khách. Bởi thế, từ ngàn xưa, hoa trong ngày Tết là nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt.



  • Á hậu Hoàng Anh: Hạnh phúc khi cùng mẹ chuẩn bị hoa đào, bánh mứt

    Dân Việt - Năm 2014, Đỗ Hoàng Anh tròn 20 tuổi. Cũng bởi vậy, cái Tết Giáp Ngọ với người đẹp đất Hà thành vừa ý nghĩa, vừa ngập tràn hứng khởi.



  • Xôi ngũ sắc của người Thái

    Dân Việt - Với 5 màu rực rỡ, đều được chế từ rau, quả, củ vừa ngon, bổ, rẻ mà lại an toàn, xôi ngũ sắc của người Thái ở Sơn La là một nét văn hoá ẩm thực độc đáo đi liền với văn hoá lễ hội, quan niệm nhân sinh.



  • Ngẩn ngơ với "Ngựa Xuân" trên phố Hội An Icon

    Dân Việt - Xuân Giáp Ngọ đã về trên khắp khu phố cổ Hội An, những lồng đèn ngựa sặc sỡ đầy màu sắc, và giàu tính nghệ thuật nằm dọc bên bờ sông Hoài đầy lãng mạn.



  • Thế là cũng trụ được 7 cái Tết cùng chàng...

    Với nàng, Tết không chỉ là những giây phút thiêng liêng được đoàn tụ gia đình bên nồi bánh chưng bập bùng trên bếp lửa, trong mùi hương trầm thơm nồng nàn, mà ngày Tết còn để sống lại những mùa xuân ấm áp đã qua.



  • Cà phê Mê Trang: Hương nồng vị biển

    Dân Việt - Hương vị ly cà phê Mê Trang bắt đầu từ vị đắng xâm chiếm đầu lưỡi, thơm nồng hương của biển và cuối cùng là cảm giác được vị đậm hậu…



  • Ăn béo đúng cách

    Chất béo gồm dầu, mỡ, bơ... thuộc một trong những nhóm chất dinh dưỡng chính, có nhiều vai trò cần thiết cho cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ.











Xôi ngũ sắc của người Thái

Xôi ngũ sắc của người Thái
Trong kho tàng văn hoá đặc sắc của người Thái,văn hoá ẩm thực là một khối giá trị đồ sộ với những món ăn vừa dân dã, vừa độc đáo, lại ngon, bổ rẻ. Xôi ngũ sắc chính là một trong những nét đặc sắc ấy, gắn liền với đời sống tâm linh, nhân sinh quan, thế giới quan của người Thái vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng.




Đẹp và thiêng liêng


Xôi có 5 màu: Trắng nguyên thuỷ của gạo nếp và các màu vàng, xanh, đỏ, tím. Các màu này tượng trưng cho: Sức khoẻ, tiền tài, hạnh phúc, môi trường sống, sự thuỷ chung. Mâm xôi ngũ sắc thường được bày ở trung tâm mâm cỗ. Các nắm xôi được bày bên nhau theo kiểu quần tụ hoặc xếp thành núi, xếp thành 5 cánh hoa ban bày trên lá cây (trước đây) hoặc kết đĩa vòng tròn (bây giờ).


Theo ông Lò Văn Sơn (90 tuổi), già bản đất Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, Sơn la thì việc kết xôi ngũ sắc còn mang khát vọng đại đoàn kết các dân tộc anh em của người Thái ở Sơn La, Tây Bắc. “Người Thái là dân tộc luôn sống quần tụ thành những bản làng đông đúc, bên những phiêng bãi, khe sông suối; chấp nhận sẻ chia quyền lợi cùng các bản khác, dân tộc khác về nguồn nước, cây rừng để tăng tình đoàn kết, tạo thành sức mạnh chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống nơi rừng thiêng nước độc” - ông Sơn tâm sự.


Xôi tam sắc được sử dụng thông dụng hơn trong những dịp vui: Hỏi, cưới, nhà mới...

Xôi tam sắc được sử dụng thông dụng hơn trong những dịp vui: Hỏi, cưới, nhà mới...



Chính bởi ý nghĩa thiêng liêng của xôi ngũ sắc nên món ăn này chỉ được dân bản chế ra nhân những dịp lễ hội lớn: Ngày tết, lễ hội Hoa ban, Xam xíp, Xên lẩu nó, cúng vào mùa, vui cơm mới... Việc làm xôi ngũ sắc được lựa chọn cẩn thận ngay từ khâu đầu: Lựa người làm. Người làm xôi ngũ sắc phải là phụ nữ trung niên trở lên, khéo tay, cẩn thận và là người có gia đình hạnh phúc. Khâu chọn gạo nếp làm nguyên liệu cũng rất quan trọng, thường là phải nếp tan nhe hoặc nếp Mường Chanh, nếp thơm Mường Tấc. Gạo được đem ra lựa chọn bỏ những hạt gãy, hạt nhỏ, bạc bụng... nhằm làm cho đĩa xôi khi đồ lên có các hạt xôi đều nhau, đẹp mắt hơn.










“Ngày nay việc làm xôi ngũ sắc đơn giản hơn vì có nhiều loại gạo, có nhiều loại màu nhưng với người Thái thì xôi ngũ sắc vẫn là một lễ vật nông sản đặc sắc, linh thiêng và mang đậm nét văn hoá từ ngàn đời xưa, đáng để lưu truyền lại cho con, cháu sau này”.


Bà Lường Thị Hin




Hội tụ hương sắc núi rừng

Khi người phụ nữ chuẩn bị gạo thì đàn ông trong bản cũng chuẩn bị nguyên liệu làm màu. “Trong rừng có đủ các loại cây, quả, củ để tạo các sắc màu mà không gây độc hại, lại đẹp tự nhiên. Người Thái có các loại cây khẩu căm (một loại cây thân mềm, lá nhỏ, mọc thành từng búi) trồng quanh nhà để lấy lá cây làm xôi ngũ sắc.


Thường thì màu tím, vàng, đỏ là dùng 3 loại lá cây khẩu căm ngâm gạo là sẽ được màu; màu xanh phải dùng lá cây gùn-họ nhà cây cỏ, còn màu trắng thì để nguyên gạo, thế là được 5 màu rất đẹp. Cũng có nơi dùng gạo nếp cẩm thay màu tím; dùng gấc hoặc lá rau dền tía thay màu đỏ... Nhưng tóm lại là phải dùng sản phẩm tự nhiên của đất của rừng để tạo màu sắc; vừa nói lên sự phong phú của đất trời, vừa nói lên sự sáng tạo, sự cần cù của người nông dân.


Gạo nếp phải được ngâm với các nguyên liệu gạo màu từ ngày hôm trước để màu ngấm sâu vào hạt gạo, sẽ tươi và đẹp hơn”- bà Lường Thị Hin, 81 tuổi, dân bản Huổi Hin, thành phố Sơn La giảng giải.


Xôi ngũ sắc thường được bày dưới cây nêu, là trung tâm vật tế trong lễ và trung tâm biểu diễn văn nghệ của hội trong văn hoá dân tộc Thái Sơn La.

Xôi ngũ sắc thường được bày dưới cây nêu, là trung tâm vật tế trong lễ và trung tâm biểu diễn văn nghệ của hội trong văn hoá dân tộc Thái Sơn La.



Khi đồ xôi, căn cứ vào tính chất của lễ hội và số lượng xôi, người ta có thể đồ riêng từng loại màu hoặc đồ chung cả các màu trong một chõ xôi. Chõ xôi của người Thái làm bằng thân cây gỗ mềm, khoét rỗng ruột, đồ xôi vừa dẻo, vừa không nhão lại không bị nóng bỏng tay như đồ kim loại.


Nếu số lượng xôi ít, có thẻ đồ chung một chõ thì người ta thường dùng vỉ (mảnh nan tre đan thành tấm có lỗ thủng để hơi nóng lọt qua) để ngăn cách giữa các lớp xôi, không cho lẫn màu. Nếu số lượng gạo ít hơn thì có thể dùng khung gỗ đã chia thành 5 ngăn như 5 cánh hoa ban để đựng gạo. Loại khung gỗ này còn dùng để đóng cỗ xôi thành hình bông hoa ban ngũ sắc khi bày cỗ.


Xôi tím được nhuộm màu từ lá cây Khẩu Căm của người Thái ở Sơn La.

Xôi tím được nhuộm màu từ lá cây Khẩu Căm của người Thái ở Sơn La.



Xôi đồ xong phải đổ ra, quạt cho bay hết hơi nước rồi mới đóng cỗ: thành từng nắm tròn, dẹt hoặc hình hoa 5 cánh, hình núi nhiều tầng... Xôi ngũ sắc là trung tâm của mâm cỗ mang theo khát vọng về cuộc sống, ẩn chưa tâm linh của người dân tộc Thái Sơn La. Với loại xôi ngũ sắc này, sau 2-3 ngày ăn vẫn dẻo, vẫn thơm và chẳng bao giờ ngộ độc bởi những nguyên liệu làm ra nó không chỉ “lành tính” mà còn là những vị thuốc dân gian rất tốt cho sức khoẻ.