Giá Thảm Trẻ Thơ

Thông tin về Giá Thảm Trẻ Thơ, Thảm Lót Sàn Trẻ Em Việt Nam các loại thảm chống trơn, hạn chế té ngã cho bé tốt nhất thị trường hiện nay
Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm Cho Bé


– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.
– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.
– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.
– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.
– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.
– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.
Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.
Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.
Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Nữ sinh Đồng Nai tố đang đến trường thì bị rạch mông

Nữ sinh Đồng Nai tố đang đến trường thì bị rạch mông

Các nữ sinh bị tấn công khi đang trên đường đến trường. Ảnh: minh họa
Các nữ sinh bị tấn công khi đang trên đường đến trường. Ảnh: minh họa


Trong những ngày qua, dư luận trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) xôn xao trước thông tin một số nữ sinh trên địa bàn bị kẻ lạ mặt rạch mông.

Theo đó, ba nữ sinh cùng học tại trường THPT Trần Đại Nghĩa (tại xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom) gồm H.A, B.P (cùng học lớp 10) và N.T. học lớp 12 đã trình báo với cơ quan chức năng: Khoảng 13 giờ 30 ngày 15.2, khi các em đang trên đường đến trường, đến đoạn ấp Bùi Chu, xã Bắc Sơn thì bị một nam thanh niên bịt mặt đi trên xe máy (hiệu wave màu xanh) dùng vật nhọn đâm vào mông làm rách quần gây chảy máu.


Công an huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đang điều tra xác minh vụ việc.






Dân Trung Quốc chế robot chinh phục Flappy Bird nhưng... thất bại

Dân Trung Quốc chế robot chinh phục Flappy Bird nhưng... thất bại
Mới đây, hai người đàn ông Trung Quốc có tên Liu Yang and Shi Xuekun đã nghiên cứu và chế tạo thành công một chú robot có khả năng tự động chơi game Flappy Bird nổi tiếng của tác giả Nguyễn Hà Đông.
Hiện tại, robot này chỉ mới chơi được 155 điểm.

Hiện tại, robot này chỉ mới chơi được 155 điểm.





Theo chia sẻ của Yang và Xuekun, hai anh chỉ tốn vỏn vọn 4 ngày để hoàn thành sản phẩm của mình. Robot có 1 camera để nhận diện các ống nước và tọa độ của chú chim non, từ đó sẽ tính toán, xử lý và điều khiển một cái cần có gắn bút cảm ứng để "chọt" lên màn hình theo nhịp nhằm điều khiển chú chim bay qua khe trống một cách ngọt ngào.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là robot luôn hoạt động chính xác. Theo video thực tế, robot chỉ ghi được 155 điểm. Do đó, hai tác giả vẫn đang tiếp tục phát triển chú robot giúp nó hoạt động chính xác hơn nữa.







Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định luân chuyển 44 cán bộ lãnh đạo

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định luân chuyển 44 cán bộ lãnh đạo
Ngày 28.2, Văn phòng Trung ương Đảng đã có công văn về chủ trương và quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ gần đây.

Công văn nêu rõ, nhằm chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở Trung ương nhiệm kỳ tới, kết hợp việc đào tạo, rèn luyện cán bộ với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở các địa phương, Bộ Chính trị đã có chủ trương tăng thêm chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số tỉnh, thành phố để luân chuyển cán bộ.


Theo đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định rõ yêu cầu, nguyên tắc, quy trình tiến hành công tác luân chuyển cán bộ và quyết định các tiêu chí về địa bàn, chức danh luân chuyển, tiêu chuẩn đối với cán bộ đi luân chuyển.


Thực hiện chủ trương, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các bộ, ban, ngành, cơ quan, đơn vị ở Trung ương đã xem xét cử cán bộ trong nguồn quy hoạch đi luân chuyển và đề xuất về chức danh luân chuyển, dự kiến chức vụ sẽ bố trí sau luân chuyển. Ban Tổ chức Trung ương đã tập hợp danh sách cán bộ và gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan ở Trung ương và trao đổi với thường trực cấp ủy các địa phương.


Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt một gồm 44 cán bộ lãnh đạo. Trong đó, 25 người giữ chức Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong số cán bộ luân chuyển đợt này có hai Ủy viên Trung ương Đảng, 19 thứ trưởng và tương đương, 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có 3 cán bộ nữ.


Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, trong đó có 22 cán bộ được quy hoạch chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.






Những nữ “tiều phu”... củi ở Xứ Lạng

Những nữ “tiều phu”... củi ở Xứ Lạng
Nghề mẹ truyền con nối

Những người phụ nữ dân tộc Tày, Nùng, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) không ai là không biết lên rừng hái củi. Đó là một trong những công việc chính mà họ được mẹ dạy từ khi mới lên 6 - 7 tuổi. Người phụ nữ dân tộc nơi đây ngoài việc đồng áng ra, thì vào rừng hái củi chính là công việc chiếm nhiều thời gian của họ nhất trong năm. Bởi củi là chất đốt không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.


Mỗi ngày, những người đi kiếm củi phải đi bộ hàng chục km, gánh trên vai nặng khoảng 50kg củi.

Mỗi ngày, những người đi rừng kiếm củi phải đi bộ hàng chục km, gánh trên vai nặng khoảng 50kg củi.



Bà Hoàng Thị Diệu, năm nay 71 tuổi là người có thâm niên trong nghề kiếm củi ở thôn Long Đầu, xã yên Khoái, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn). Hàng ngày, bà vẫn vào rừng lấy củi giúp con cháu. Bà Diệu cho biết: “Tôi theo mẹ đi hái củi từ năm 10 tuổi, đến nay đã được hơn 60 năm. Tôi không còn nhớ đôi vai mình đã đặt lên bao nhiêu gánh củi, đi bộ bao nhiêu km nữa. Nhưng từng ngõ ngách của những khu rừng thuộc dãy núi Mẫu Sơn tôi đều thuộc như lòng bàn tay ”.


Khi được hỏi, ở tuổi này rồi sao bà không nghỉ ở nhà mà vẫn vào rừng lấy củi? Bà Diệu vừa gom những cành củi xếp lại thành bó, vừa nở nụ cười món mém: “Mình còn sức, giúp cho con cháu được ngày nào hay ngày đấy. Vả lại đi rừng quen rồi, giờ ngồi một chỗ buồn lắm, đi thế này ăn được cơm còn khỏe ra”.


Nhiều em nhỏ ở đây cũng theo bố mẹ đi kiếm củi hằng ngày, có em còn chưa hết tuổi học cấp một. Hoàng Thị Hiệu, năm nay mới đang học lớp 6, một buổi đi học, buổi còn lại theo mẹ vào rừng lấy củi. Ngồi giữa hai bó củi to gần bằng người em, Mai tâm sự: “Những ngày đầu gánh củi vai đau và tím lại, nhưng giờ gánh quen rồi không còn đau nhiều nữa”.


Nếu như những người phụ nữ nắm giữ bí quyết may, thêu thùa, hát, múa… họ sẽ truyền lại cho con gái bí mật của nghề đó. Những nữ "tiều phu" ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cũng vậy, họ cũng có những “bí kíp” riêng của nghề nhặt củi để truyền lại cho con gái.


Mỗi ngày 2 gánh củi


Mới hơn 5 giờ sáng, những người phụ nữ dân tộc Tày, Nùng, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã gọi nhau í ới vào rừng đi hái củi . Từng tốp, họ cầm theo dao, phăm phăm nhằm hướng rừng có củi tối hôm trước đã định sẵn mà đi.


Củi mang về được chất đống quanh nhà.

Củi mang về được chất đống quanh nhà.



Công việc hái củi chiếm phần lớn thời gian, nên những nữ "tiều phu" cũng chẳng có lúc nào mà chăm sóc nhan sắc. Người nào người nấy nhìn đều già trước tuổi. Chị Hoàng Thị Chu, năm nay mới 30 tuổi, nhưng nhìn như đã bước vào tuổi 50, hướng về phía tôi tâm sự:


“Ngày nào cũng vậy, đều đều 2 gánh củi, tính ra một năm trừ những ngày nghỉ ra cũng phải gánh trên dưới 500 gánh. Năm nay, nhà tôi tạm đủ ăn rồi, không đem củi đi bán nữa mà chỉ để phục vụ sinh hoạt gia đình. Mấy năm trước, sáng nào tôi cũng phải dậy từ khi còn “tối đất”, thồ 2 gánh củi trên xe đạp đi gần 10km để bán. Hôm nào bán được sớm thì lại vào rừng lấy củi tiếp”.


Theo chị Chu hiện giờ trong xã cũng vẫn còn nhiều người kiếm củi để bán. Khi vào đến nơi có củi, họ tản ra mỗi người một ngả để kiếm củi, tiếng chặt củi làm xao động cả một khu rừng. Chỉ gần 2 tiếng đồng hồ, mỗi người đã chặt được một gánh củi và bắt đầu tập trung lại để về nhà.


Những nữ "tiều phu" hàng ngày phải đi bộ từ 10 - 20 km, gánh những gánh củi nặng từ 35- 50 kg trên vai. Cứ thế, họ khật khưỡng bước đi. Chẳng biết có phải họ dùng hai vai để gánh củi từ đời này qua đời khác, mà những nữ "tiều phu" người dân tộc Tày, Nùng, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cứ chìm đắm trong khổ nghèo, chậm tiến...


Ngày nào còn đun củi… ngày đó còn phải vào rừng hái


Người Tày, Nùng, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) từ bao đời nay vẫn dùng củi là thứ chất đốt chính để đun nấu. Chính vì thế, những người phụ nữ ở đây sáng sớm đã dậy đi vào rừng hái củi, xế trưa gánh củi về, chiều ăn cơm xong lại đi đến tối mịt mới về, đêm đến lại nghĩ xem ngày mai vào cánh rừng nào hái củi.


Cuộc sống cứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Họ chỉ biết đến củi. Sống dưới chân núi Mẫu Sơn, nơi chỉ có gió lạnh và sương muối, củi để sưởi là nhu cầu sống còn. Vì thế, những người phụ nữ nơi đây không biết đến khi nào mới thoát khỏi “kiếp tiều phu” bởi theo lời chị Chu: “Lúc nào còn đun bằng củi, thì lúc đó người phụ nữ còn phải tiếp tục vào rừng hái củi”.


Tôi nhìn gánh củi của chị, biết đây là cây tươi chặt xuống rồi để khô, chứ không phải củi khô tự nhiên trên rừng. Rừng phòng hộ và rừng tái sinh hiện nay diện tích đang ngày một thu hẹp trầm trọng, mỗi ngày có hàng trăm người đi kiếm ra củi. "Củi tươi thế này đến lúc nào mới có thể dùng được?" - tôi hỏi. Chị Chu nhìn tôi chỉ cười. Rồi chị nói: "Bây giờ hết cây khô rồi, phải chặt cây tươi làm củi thôi, biết làm sao được".


Trời đã nhá nhem tối, thấp thoáng từng đoàn nữ tiều phu rồng rắn nối đuôi nhau đi xuống núi về nhà. Thương các chị, rồi lại nghĩ, nếu cứ chặt như vậy mãi, không biết họ sẽ kiếm đâu ra rừng để mưu sinh.






Độc đáo kiến trúc nhà lợp mái bổi ở Tiền Hải (Thái Bình)

Độc đáo kiến trúc nhà lợp mái bổi ở Tiền Hải (Thái Bình)
Những ngôi nhà mái bổi không chỉ là nét văn hóa truyền thống mà còn là sản phẩm du lịch mang tính riêng biệt, nếu được khai thác tốt sẽ trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước



Đặc trưng của nhà lợp mái bổi

Toàn cảnh ngôi nhà lợp bổi rất độc đáo và mang đậm nét vùng biển.

Toàn cảnh ngôi nhà lợp bổi rất độc đáo và mang đậm nét vùng biển.





Nhà thường, mái được lợp bổi (là cây cói được trồng nhiều ở các vùng đất bãi mặn, lợ ven biển).

Khi thu hoạch, những cây cói thân nhỏ nuột, dài hơn mét rưỡi, mét sáu được dùng để dệt chiếu. Nhưng cây cói thân to, ngắn người ta cắt, phơi trên bờ bãi cho khô rồi đem về dùng để lợp nhà.


Nhà lợp bằng mái bổi rất mát về mùa hè và ấm về mùa đông do thân cây bổi xốp, chứa không khí bên trong tạo thành lớp cách nhiệt. Hơn nữa người dân nơi đây thường lợp mái bổi khá dầy. Đa số mái nhà lợp bổi dầy từ bẩy tám mươi phân đến trên một mét, trọng lượng mái bổi thường khoảng vài ba chục tấn. Do vậy có mái bổi lợp nếu không bị bão gió làm tốc hoặc quật đổ nhà thì phải năm sáu mươi năm sau vẫn còn dùng tốt


Nét văn hoá đặc sắc của cư dân vùng biển


Qua tìm hiểu sơ bộ, chúng tôi được biết, bổi là cây cói sống ở các vùng đất bãi mặn, lợ ven biển. Những cây cói khi thu hoạch được chia làm 2 loại; loại có thân nhỏ, dài đều từ 1,5 - 1,6m được dùng để dệt chiếu, còn những cây cói thân to, ngắn được cắt, phơi khô dùng để lợp nhà. Hệ thống các đòn tay, dui, mè bằng luồng đều được lựa chọn kỹ lưỡng, dây buộc đều bằng mây.


Vì vậy, trải qua 30 năm mưa gió, lại nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão, gió nhưng nhà ông vẫn vững chắc. Nhiều gia đình còn giữ nhà lợp bổi cho biết, nhà lợp bổi càng nặng thì càng chắc chắn, không sợ mưa, gió.


Cột xà và đòn tay bên trong dù đã trải qua năm tháng nhưng vẫn chắc chắn

Cột xà và đòn tay bên trong dù đã trải qua năm tháng nhưng vẫn chắc chắn





Ngoài ra, nếu bảo quản tốt như thường xuyên cạo sạch lớp mùn, đất, cát trên mái, phòng, chống chuột cắn thì nhà mái bổi bền hơn rất nhiều so với nhà mái ngói. Trung bình mỗi nhà mái bổi “tuổi thọ” 50 - 60 năm, trong khi mái ngói chỉ 20 - 25 năm là phải cải tạo, thay, đảo ngói, kèo, cột, đòn tay…

Quá trình tồn tại gắn bó với đời sống, sinh hoạt của người dân, nhà mái bổi đã vượt lên công dụng che mưa, che nắng, trở thành nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng biển.


Những mái nhà bổi còn lại tại các vùng quê ven biển là dấu ấn của phong tục tập quán sinh sống của cư dân ven biển cần được bảo tồn, lưu giữ để đọng lại trong tâm thức những người con xa quê một nét hồn quê sâu lắng.






Lịch thi đấu, truyền hình trực tiếp bóng đá cuối tuần

Lịch thi đấu, truyền hình trực tiếp bóng đá cuối tuần





  • Hội hè là của dân

    Dân Việt - Chọi trâu, chọi gà có chiến thắng mới vui. Chả nhẽ đã gọi là chọi hai trâu lại đủng đỉnh ra “nghé ọ” cái chào nhau rồi đủng đỉnh ra về để giữ tình hữu nghị...



  • Những bữa cơm “tiếp sức đến trường”

    Dân Việt - “Nghĩ tội thằng Rơ Lan Bào. Mới học lớp 3, đã tự đến trường thì chớ, trưa về lại chỉ có chút cơm nguội. Nhưng thương thì cũng chỉ biết để bụng vậy thôi…



  • Nga thừa nhận Hạm đội Biển Đen xâm nhập Crimea, Ukraine

    Tờ Telegraph của Anh đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga đã thừa nhận xâm nhập Khu tự trị Crimea, Ukraine từ căn cứ Hạm đội Biển Đen.



  • Ukraine: "Máy bay chở 2.000 binh sĩ Nga đáp xuống Crimea"

    Đại diện đặc biệt của Tổng thống tạm quyền Ukraine, ông Sergiy Kunitsyn ngày 28.2 cho biết các máy bay của Nga được cho là chở gần 2.000 binh sĩ đã hạ cánh xuống một căn cứ quân sự gần thủ phủ của bán đảo Crimea.



  • Yên Bái: Chém xẻ bụng, cụt tay chân 3 người rồi lao ôtô đâm bảo vệ

    Dân Việt - Sau khi cầm dao chém trọng thương 3 người trong một gia đình, Quang tiếp tục lái xe ô tô đến thẳng khách sạn đâm chết bảo vệ. Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại tỉnh Yên Bái vào sáng qua (28.2).



  • Hồn quê

    Chúng ta khi tuổi đời xế bóng lòng thường da diết nghĩ đến cội nguồn. Biết bao người thời trai trẻ lăn lộn tung hoành nơi viễn xứ, khi già vinh hoa phú quý không màng, chỉ ao ước được thăm lại cố hương...



  • 10 cuộc xét xử phù thủy chấn động thế giới (2)

    Mặc dù là Hoàng hậu Anh nhưng Anne Boleyn bị cáo buộc sử dụng thuật phù thủy, tội phản quốc và bị chặt đầu ngay trong tòa lâu đài Tháp London.



  • Ong mật “hội tụ” trên đường phố Sài Gòn

    Trước và sau Tết Giáp Ngọ, trăm hoa đua nở, ong mật cũng vì thế mà tụ hội về làm tổ trên cây giữa đường phố Sài Gòn nhộn nhịp.



  • Tàu ngầm Kilo TP.HCM sắp vào Ấn Độ Dương

    Hôm nay (28.2), tàu Rolldock Star chở tàu ngầm Kilo TP.HCM đã tới vùng biển Nam Phi, gần điểm cực nam của châu Phi, chuẩn bị ra khỏi khu vực Đại Tây Dương.



  • Có thêm thu nhập từ “Du lịch nông dân”

    Dân Việt - Ngày 28.2, Hội ND tỉnh tổng kết Dự án thành lập trung tâm du lịch nông dân năm 2013. Được triển khai thực hiện từ tháng 7.2011, dự án “thành lập trung tâm du lịch nông dân” đã mang lại nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho nhiều ND tham gia dự án.











Những kho báu bị nguyền rủa khủng khiếp nhất thế giới

Những kho báu bị nguyền rủa khủng khiếp nhất thế giới
Lăng mộ độc của Tần Thủy Hoàng

Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa đã chết vào tháng 9.210 trước công nguyên và được chôn cùng với hàng trăm nô lệ, tì thiếp, vàng bạc và trang sức cũng như hàng nghìn bức tượng đất nung tinh xảo đến không thể tin nổi. Khu lăng mộ lớn hơn cả Kim Tự Tháp Ai Cập to nhất.




Một phần của lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã được khai quật.




Dù có rất nhiều khu vực của lăng mộ đã được khai quật nhưng lăng thực sự chứa di hài của Đại đế chưa bao giờ được khai quật. Có những tài liệu ghi lại rằng tại phòng chứa thi hài của Đại đế có hàng nghìn bẫy xung quanh. Nếu lăng chính đó được mở ra thì khí độc sẽ khiến những người khai quật sẽ chết ngay tại chỗ. Vì vậy, trong 50 năm khám phá các nhà khảo cổ học vẫn luôn sợ hãi dò tìm vào sâu trong khu lăng.

Viên kim cương Koh-i-Noor dính lời nguyền


“Chỉ có Chúa hoặc đàn bà mới có thể đeo nó” - Lời nguyền ám vào viên kim cương nổi tiếng và lâu đời nhất thế giới Koh-i-Noor từ năm 1306. Đây là năm mà viên kim cương được mệnh danh là Minh Sơn này lần đầu tiên xuất hiện.




Viên kim cương huyền thoại




Những dòng chữ được khắc trên viên kim cương 105 carat này đã viết: “Ai sở hữu viên kim cương này sẽ thống trị thế giới nhưng cũng sẽ gặp bất hạnh. Chỉ Chúa, hoặc một người đàn bà mới đeo được nó mà toàn mạng.” Và quả thực rất nhiều người thống trị nam giới từng sở hữu viên kim cương này cuối cùng đều chết thảm, trong đó có vị vua Ba Tư Nadir Shah bị ám sát năm 1747.

Tháng 7 năm 1850, nữ hoàng Victoria, Anh Quốc, đã được tặng viên kim cương này và bà đã rất không thích nó tới nỗi đã đúc lại nó thành những viên kim cương nhỏ hơn. Tuy vậy, lời nguyền vẫn còn và những hậu duệ nam giới của bà không ai dám đeo hay sở hữu chúng. Giờ đây, những viên kim cương vẫn được trưng bày ở Tháp London, London, Anh Quốc.


Căn phòng hổ phách huyền thoại


Căn phòng hổ phách lúc đầu được dựng bên trong tòa cung điện Catherine thuộc Tsarskoye Selo gần Saint Petersburg, Nga. Nó là một kiến trúc tuyệt đẹp với các vách ngăn làm từ hổ phách và vàng lá nguyên chất, những tấm gương được trang trí công phu.





Căn phòng hổ phách.





Vẻ đẹp huyền ảo của phòng hổ phách là sáng tạo đầy tâm huyết của một tập thể các nghệ nhân lão luyện người Đức và Nga. Được hoàn thành vào năm 1716, căn phòng đã được mệnh danh là Kỳ Quan Thứ 8 của Nhân Loại.

Trong những năm cuối cùng của Thế Chiến II, một thời gian ngắn sau khi quân Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô, những người phụ trách Cung điện Catherine nhận được lệnh phải di chuyển các kho báu nghệ thuật ở Leningrad, trong đó có cả việc tháo rời và di chuyển cả căn phòng hổ phách đến nơi khác.


Nhưng sau đó, Quân Đức Quốc Xã vẫn chiếm được kho báu này và đã tháo dỡ toàn bộ căn phòng để cất giữ an toàn. Sau khi căn phòng được trưng bày lần cuối năm 1943, nó đã biến mất.


Kể từ đó, những người liên quan đến căn phòng đều đã bị “nguyền rủa”. Các giám tuyển của viện bảo tàng là Alfred và vợ đều bị chết bí ẩn và thi thể của họ biến mất vĩnh viễn. Tướng Nga là Gusev, người từng có liên quan tới căn phòng cũng bị chết trong một vụ tai nạn đâm xe. Lạ lùng là, George Stein - một trong những người nổi tiếng truy lùng căn phòng này cũng bị tìm thấy chết lõa thể trong một khu rừng và bụng bị đâm chém đầy ghê rợn.


Lời nguyền đảo kho vàng Charles, Mỹ


Hòn đảo Charles từ lâu đã được mọi người tin rằng chứa nhiều kho báu và bị nguyền rủa tới ba lần.


Thời xưa, một tù trưởng bộ tộc Paugussett đã nguyền rằng khu vực này là đất thánh. “Không ngôi nhà nào được phép dựng lên ở đây. Nếu có, ngôi nhà đó sẽ bị nguyền” - tộc trưởng đã cảnh cáo những người châu Âu đầu tiên đến đây và tìm cách định cư. Quả thật sau đó, những ngôi nhà mọc lên ở đây đều nhanh chóng sụp đổ và không ai có thể sống ở đây ổn định.




Đảo Charles chết người!




Cướp biển Captain Kidd cũng nguyền rủa hòn đảo này năm 1699 sau chuyến hải trình cuối cùng. Người ta tin rằng kho báu của ông được chôn ở đây và vì vậy ông đã ra lời nguyền người nào tìm thấy kho báu đều phải chết.

Năm 1972, hòn đảo này bị bỏ bùa phép lần thứ ba bởi đại đế Mexico là Guatmozin. Của cải của đại đế đã bị cánh thủy thủy đánh cắp và chôn giấu ở đây.


Năm 1850, hai kẻ săn vàng đã tìm thấy một chiếc rương nhưng khi mở nó ra, chiếc đầu lâu bên trong đó bỗng bốc cháy và họ đã bị ám ảnh đến cuối đời, cuối cùng chết trong trại thương điên. Ngày nay, người ta vẫn luôn thấy những ánh sáng và âm thanh lạ phát ra từ hòn đảo và không ai dám lại gần nó cũng như tìm kiếm kho báu nào.






Thời tiết nông vụ miền Trung và Tây Nguyên: Theo dõi bệnh dịch hại trên lúa

Thời tiết nông vụ miền Trung và Tây Nguyên: Theo dõi bệnh dịch hại trên lúa
Khu vực Bắc Trung Bộ:

Từ ngày 01 đến ngày 03, phía bắc nhiều mây, đêm và sáng có mưa sương mù vài nơi, có nơi có mưa nhỏ, phía nam mây thay đổi, phổ biến không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Gió nhẹ.


Từ ngày 04 đến ngày 10.03, nhiều mây, phía bắc có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, phía nam có mưa vài nơi, riêng ngày 05 và ngày 09, ngày 10, phía bắc có mưa nhỏ rải rác. Gió nhẹ.


Khu vực Nam Trung Bộ:


Từ ngày 01 đến ngày 10, mây thay đổi, phổ biến ít mưa, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2, cấp 3.


Khu vực Tây Nguyên:


Từ ngày 01 đến ngày 10, mây thay đổi, phổ biến không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3.


Khuyến cáo:


Các địa phương theo dõi diễn biến của bệnh dịch hại trên cây lúa: Chuột tiếp tục gia tăng gây hại mạnh, diện rộng trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, rải rác nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò.


Bệnh đạo ôn hại lá, cổ bông; rầy nâu, rầy lưng trắng gia tăng gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng - trỗ. Bọ trĩ, dòi đục nõn, sâu năn, sâu keo...hại lúa giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái. Ốc bươu vàng sinh sản và lây lan theo nguồn nước, gây hại trên trà lúa đông xuân muộn giai đoạn mạ.


Các địa phương cần tiếp tục có biện pháp ngăn chặn sự bùng phát của dịch cúm gia cầm, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh.






Cụ ông có 12 con, gần 100 cháu ở ngôi làng "trường thọ"

Cụ ông có 12 con, gần 100 cháu ở ngôi làng "trường thọ"
Cụ có tổng thẩy 12 đứa con, gần 100 cháu, chắt, chút, chít. Cụ vẫn thường cười tếu khi nói về vợ mình: “Nhờ bà ấy “nuôi” tốt nên tôi nay mới sáng suốt, minh mẫn, mắt tỏ để đọc báo, làm thơ, thi thố tài năng và quan trọng hơn là sống thọ được như vậy.”

Như một sự tình cờ, trong một chuyến đi công tác về vùng núi huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), chúng tôi có dịp ghé lại quán nước bên đường ở ngôi làng vẫn mang danh là “làng trường thọ” (thuộc thôn La Châu, xã Hòa Khương) để nghỉ chân và được lắng nghe câu chuyện ly kỳ về câu chuyện gia đình son sắt của vợ chồng cụ Đinh Thử, người sống thọ nhất hiện nay ở làng.


Ngày ngủ 8 tiếng, sáng dạy sớm và trước khi đi ngủ là ra ngõ cùng các cụ trong làng đi bộ.”, cụ bà Đặng Thị Cam cho biết. Nói về bí quyết “sống lâu, sống khỏe, sống đẹp” của mình, cụ Thử cười tếu nói: “Chẳng có gì gọi bí quyết, chỉ cần ăn uống điều độ, sáng tối chịu khó vận động cùng với đời sống văn hóa văn nghệ phong phú là khỏe ngay ấy mà.

Dù ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ Đinh Thử vẫn giành thứ hạng cao tại cuộc thi cụ ông, cụ bà đẹp lão cấp thành phố.





Hạnh phúc tuổi già

Chúng tôi quyết định tìm đến gặp cụ Trà Văn Sinh, chi hội trưởng Người cao tuổi thôn La Châu được cho biết. Ở ngôi làng này, cụ Đinh Thử là một trong số hiếm những cụ sống thọ trên trăm tuổi của làng. Người dân nơi đây hay nói rằng cụ Đinh Thử là cụ ông còn sống sống thọ nhất TP.Đà Nẵng hiện tại. Ở cái lớp tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ sức khỏe vẫn dẻo dai, cường tráng, tinh anh, minh mẫn, mê đọc báo, làm thơ. Và hơn nữa cụ là người hạnh phúc khi người có 5 bậc tôn kính: con, cháu, chắt, chút, chít.


Đúng như những gì cụ Trà Văn Sinh khẳng định. 12 người con (7 trai, 5 gái) của cụ Đinh Thủ đều còn sống và cũng đã bước qua ngưỡng tuổi gọi là thọ. Anh con trai đầu của cụ năm nay đã 73 tuổi còn con rể lớn tuổi nhất cũng đã ngoài 80 tuổi. Cụ có hết thẩy gần 100 đứa cháu nội ngoại từ bậc cháu trở xuống và vẫn còn minh mẫn đến lạ kỳ để nhớ rõ mồn một, không sót đứa nào. Thậm chí, cụ còn nhớ cả tuổi của từng đứa, nét mặt ra sao, đứa nào ngoan, đứa nào không ngoan,…


Cụ ông 105 tuổi, cụ bà 85 tuổi sống vui, sống an nhàn, sống khỏe tuổi già đã trở thành tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo.

Cụ ông 107 tuổi, cụ bà 85 tuổi sống vui, sống an nhàn, sống khỏe tuổi già đã trở thành tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo.





Sống làm gương cho con cháu

Nói về bí quyết sống thọ của ngôi làng, cụ Sinh cho biết. Muốn sống thọ thì phải chịu khó rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Dân ở đây đại đa phần là làm nông nghiệp nên được lao động chân tay thường xuyên, có cuộc sống rất thanh thản, an nhàn, lạc quan, yêu đời và không khí trong lành đáng sống.


Không chỉ vậy, người dân nơi đây sống còn nhờ cái tình, cái nghĩa với xóm làng nên gắn bó. Hễ có việc làng, việc xóm là cùng chung tay góp sức vào làm. Riêng với cụ Đinh Thử thì có nhiều may mắn hơn, cụ có con cháu thảo hiền, người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó… nên sống thọ.


Đã 65 năm làm người bạn chăn gối “trăm năm” cùng mình, cụ Thử mỗi khi nhắc về “người ấy” (cụ Đặng Thị Cam, SN: 1927, vợ mình) lại thấy tự hào và hạnh phúc vì mình có được một vợ hiền thục, chịu thương chịu khó.


“Ngày trước, tôi tưởng đã “ế” vợ rồi nhưng ai ngờ may mắn được gặp bả. Khi ấy, bả còn trẻ lắm, là thiếu nữ chỉ mới bước sang tuổi 20, còn tôi thì là “ông già” ngoài 40 tuổi. Nhưng vì tình yêu, bả đã vượt qua rào cản gia đình và bạn bè để chấp nhận đến với tôi"…


"Rồi 2 chúng tôi đến với nhau. Thời ấy, tôi hay cầm súng ra chiến trường, một mình bà nhà ở nhà vừa lo săn sóc ba mẹ chồng, vừa lo lũ trẻ cơm nước, giặt giũ, rồi cả chuyện đồng án, chuyện làm công tác phụ nữ xã. Công việc nhiều khôn xuể nhưng bà chưa hề kêu ca hay than phiền với bất cứ một ai.” – đôi mắt cụ Thử sáng bưng khi nói về vợ mình.


Nói xong, cụ Thử ngồi trầm ngâm kể lại: “Đúng là người Quảng Nam tôi có câu “trong cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau”, “trong trận chiến mới hiểu được lòng người”. Và qua gần 65 năm sống chung, tôi mới hiểu hết tình nghĩa bà ấy dành cho tôi…".


"Cách đây gần hai chục năm, khi tôi bị ốm nằm liệt giường, không đi lại được, ăn uống khó khắn, mỗi bữa ăn, bà nhà hay ép tôi ăn, tôi hay quát tháo. Bà lặng im không nói gì cả. Xong rồi lại ra lời năn nỉ, van xin để tôi húp miếng cháo vào cho chắc ruột. Đến việc tắm rửa cũng khó khăn. Dù khi ấy bà nhà cũng đã ngoài 65 nhưng vì ban ngày con cháu đi làm xa tối mới về kịp nên một thân một mình bà dìu tôi lên xe lăn đưa ra giếng tắm rửa. Khi ấy nhìn bà “vật vã”, khổ sở để ôm tôi lên rồi xuống mà thấy thương.”


Tuổi 105 nhưng cụ Thử da dẻ vẫn hồng hào, đôi mắt sáng, đầu còn sáng suốt để đọc báo, làm thơ vui tuổi già.

Tuổi 105 nhưng cụ Thử da dẻ vẫn hồng hào, đôi mắt sáng, đầu còn sáng suốt để đọc báo, làm thơ vui tuổi già.





Sau trận đau năm ấy, tôi thấy thương bà nhà vô cùng, và bắt đầu ra sức tập thể dục để có sức khỏe tốt. Không những thế, chế độ dinh dưỡng được bà nhà chăm lo chu đáo. “Nhiều lúc con cháu thấy vợ chồng già chừng này tuổi rồi mà còn tính tứ nên có khi “ganh tỵ”.” – Cụ Thử vừa nói vừa cười giòn tan.

“Cụ ăn mỗi bữa ăn có chừng chỉ nhích hơn có 1 chén. Ăn ít nhưng đều bữa. Ngày ngủ 8 tiếng, sáng dậy sớm và trước khi đi ngủ là ra ngõ cùng các cụ trong làng đi bộ.”, cụ bà Đặng Thị Cam cho biết.


Nói về bí quyết “sống lâu, sống khỏe, sống đẹp” của mình, cụ Thử cười tếu nói: “Chẳng có gì gọi bí quyết, chỉ cần ăn uống điều độ, sáng tối chịu khó vận động cùng với đời sống văn hóa văn nghệ phong phú là khỏe ngay ấy mà. Nhưng nếu như không có bà nhà, chắc tôi không có sức khỏe như ngày hôm nay đâu. Nếu cho tôi nói cảm ơn thì người đầu tiên tôi nói cảm ơn là bà nhà”.


Một con người tài hoa


Cụ Đinh Thử không chỉ có mái ấm gia đình hạnh phúc với con đàn, cháu đống mà còn đam mê đọc báo, làm thơ, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ rất tích cực.


Ngồi kể chuyện, cụ “khoe” với chúng tôi về những bài thơ được cụ sáng tác trong đời. Những bài thơ của cụ thấm đượm tình yêu với những ký ức đẹp về quê hương, đất nước, về cuộc đời mình. Cụ Thử lục lại trong tủ thờ và mang ra cho chúng tôi xem một cuốn nhật ký dày đề dòng chữ Đinh Thử - Lưu bút năm 2007. Cụ cho biết, cuốn nhật ký này được cụ hoàn tất vào dịp kỷ niệm 100 tuổi ngày sinh của cụ. Cuốn nhật ký của cụ đúc kết lại những năm tháng thăng trầm mà đời cụ đã đi qua.


Như vậy, nói đến chuyện đọc báo, làm thơ thì chắc không người già nào sánh bằng. Không cần đeo gương, cụ vẫn đọc dõng dạc từng câu, từng chữ trong những tờ báo, bài thơ. Nghe cụ ngâm thơ hay đọc báo một cách say mê mà không khỏi thán phục trí nhớ “trời phú”. Bởi vậy nên dù tuổi cao nhưng cụ Thử rất được bà con dân làng kính trọng. Mọi việc lớn, nhỏ to gì trong làng đều đến xin ý kiến của cụ.


Nhớ lại thời trẻ, ông từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được trao tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất hay “phiêu bạt” “giang hồ” bốc thuốc cứu người được nhà nước cấp bằng chứng nhận, hay mới đây nhất dù đã ở tuổi ngoài 100 nhưng cụ vẫn tham gia hội thi cụ ông, cụ bà đẹp lão thành phố và giành giải cao.


Là người có tâm hồn thơ ca, trước khi chúng tôi ra về, cụ Thử đã ngâm vài câu thơ của mình cho chúng tôi nghe:


Già trẻ khác xa, nước nhà có một

Người tuổi tác lẽ đâu dại dột

Bậc lão thành lực lưỡng hơn trai

Gương trung dạ nghĩa sớm dùi mài

Lòng sắc son dày nén đúc










Ngày ngủ 8 tiếng, sáng dạy sớm và trước khi đi ngủ là ra ngõ cùng các cụ trong làng đi bộ.”, cụ bà Đặng Thị Cam cho biết. Nói về bí quyết “sống lâu, sống khỏe, sống đẹp” của mình, cụ Thử cười tếu nói: “Chẳng có gì gọi bí quyết, chỉ cần ăn uống điều độ, sáng tối chịu khó vận động cùng với đời sống văn hóa văn nghệ phong phú là khỏe ngay ấy mà.








Pho mát lâu đời nhất thế giới được phát hiện trên xác ướp 3.600 tuổi

Pho mát lâu đời nhất thế giới được phát hiện trên xác ướp 3.600 tuổi
Theo các nhà nghiên cứu, những mẩu pho mát nhỏ màu vàng nhạt tìm thấy trên xác ướp được xác định có từ năm 1615 trước Công nguyên.

Những mẩu pho mát này được tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ từ năm 2002-2004 tại khu nghĩa trang Xiaohe, trong sa mạc Taklamakan ở Tây Bắc Trung Quốc. Nghĩa trang Xiaohe nằm trên một cồn cát tự nhiên với hàng trăm xác ướp bí ẩn là những người châu Á và châu Âu nằm trong các quan tài gỗ lớn.




Các mẩu pho mát lâu đời (đánh dấu trắng) trên cổ một xác ướp 3.600 tuổi.




Điều kiện khô, mặn ở sa mạc Taklamakan đã giúp bảo quản pho mát lẫn xác ướp rất tốt và gần như chúng vẫn còn nguyên vẹn cho đến nay.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao người cổ đại lại chôn pho mát cùng với người chết. Tuy nhiên ở nhiều nền văn minh khác, người ta thường vẫn chôn người chết với rượu vang và bánh mì vì họ tin rằng người đã khuất có thể thưởng thức chúng ở thế giới bên kia. Và có thể việc xác ướp được chôn cùng pho phát cũng có ý nghĩa tương tự.


Phân tích của các pho mát, các nhà nghiên cứu thấy rằng chúng đã được làm bằng cách trộn sữa với một hỗn hợp của vi khuẩn và nấm men, tương tự như cách làm phô mai hiện nay.


Cách chế biến pho mát được biết đến ở các khu vực Bắc Âu vào khoảng đầu thiên niên kỷ 6 trước Công nguyên, phổ biến ở Ai Cập và Lưỡng Hà trong thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên.


Trước phát hiện này, các nhà nghiên cứu chưa từng thấy mẩu pho mát nào có niên đại lâu đời như vậy.






Cô gái bị chồng đánh đập đến bất tỉnh giữa phố Sài Gòn

Cô gái bị chồng đánh đập đến bất tỉnh giữa phố Sài Gòn
Cộng đồng đang chia sẻ video một cô gái bị chồng đánh đập đến ngất xỉu giữa đường. Sự việc được cho là xảy ra tại đường Trường Chinh, quận 12, TP HCM.




Theo đoạn video, cuộc cãi vã diễn ra ngay giữa phố và người đàn ông lao vào đánh cô gái ngã xuống đường. Với thái độ hung hăng, người đàn ông mặc áo đen dùng chân đá vào mặt cô gái. Chưa thỏa mãn, người này còn đá một cú khác mạnh hơn khiến cô gái ngã ngửa, ngất xỉu.

Vụ việc gây náo loạn giao thông. Người đi đường lao vào can ngăn và hô hoán: "Bắt nó lại, bắt nó lại". Khi nhiều người chứng kiến vây quanh nạn nhân thì người đàn ông này tỏ vẻ lo sợ, lên tiếng: "Là vợ em, vợ em...".


Quá bức xúc trước hành động vũ phu trên, một số người đã lao vào đánh và can ngăn người đàn ông trên.





Video gây nên phẫn nộ về cách ứng xử tàn bạo với phái yếu nơi công cộng. Nhiều bình luận bất bình cho rằng, người đàn ông quá vũ phu và không có bản lĩnh.

Trước đó, nhiều vụ việc tương tự về hành hung phái yếu nơi chốn công cộng cũng được ghi lại và phát tán trên mạng gây nhiều bức xúc trong dư luận, tiêu biểu là vụ nam thanh niên cầm kéo đâm phụ nữ giữa phố cổ đầu tháng 1, hay hot girl Andrea bị bạn trai túm tóc đánh ở phố Hàng Trống giữa tháng 9.2013.






Clip bàn thắng đẹp như mơ ở cự ly 50m

Clip bàn thắng đẹp như mơ ở cự ly 50m

Trong chuyến làm khách trước Independiente vào hôm 27.2 vừa qua, Luis Rodriguez đã quan sát thấy thủ môn đối phương lên cao. Ngay lập tức, anh đã thực hiện pha dứt điểm kỹ thuật ở cự ly chừng 50m giúp Atletico Tucman vượt lên dẫn trước 2-0 ở phút 46. Trận đấu này, đội bóng của chân sút 29 tuổi đã giành chiến thắng với tỷ số 3-1.


Pha làm bàn của Luis Rodriguez. Nguồn: Youtube.






Cầu thủ dân tộc đam mê tốc độ của U19 Việt Nam

Cầu thủ dân tộc đam mê tốc độ của U19 Việt Nam
Ksor Úc thuộc biên chế của Học viện HAGL-Arsenal JMG. Anh được gọi bổ sung vào đội U19 Việt Nam tham dự vòng loại U19 châu Á, tham dự giải U19 quốc tế cũng như chuẩn bị tham dự chuyến tập huấn kéo dài 2 tháng tại Anh, Bỉ. Ksor Úc là cầu thủ dân tộc thiểu số duy nhất bước vào Học viện HAGL-Arsenal JMG trong 2 khóa đầu tiên.



Ksor Úc và bạn gái trên chiếc xe của một người họ hàng.




Cầu thủ có nụ cười rất tươi này là người dân tộc Gia Rai, sinh tại làng Pleiluroh, phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku, Gia Lai. Ksor Úc là con thứ 5 trong một gia đình có 6 anh chị em. Cha mẹ vốn là nông dân nên từ nhỏ Ksor Úc không được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng bù lại, Ksor Úc đam mê bóng đá và bộc lộ năng khiếu ngay từ nhỏ.

Năm 2007, Ksor Úc là cầu thủ trụ cột giúp đội bóng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của Gia Lai vô địch giải toàn quốc. Thành tích này giúp anh được tuyển vào Học viện HAGL-Arsenal JMG. Vì là cầu thủ dân tộc thiểu số duy nhất đỗ vào học viện trong 2 khóa đầu nên anh được các HLV rất ưu ái. Đó là động lực giúp Ksor Úc rèn giũa tài năng bóng đá, học văn hóa.


Ksor Úc là cầu thủ đa năng, có thể chơi tốt ở vị trí trung vệ lẫn tiền vệ. Ngoài tài năng bóng đá, Ksor Úc còn là cây văn nghệ của đội học viện cũng như U19 Việt Nam. Anh thường là người bắt bè cho các đồng đội hát theo khi được yêu cầu trình diễn văn nghệ.




Chiếc xe Chaly độ của Ksor Úc. Anh cho biết mình phải bỏ ra rất nhiều công sức để săn tìm và độ lại theo đúng ý thích.




Nhưng ca hát không phải đam mê lớn nhất của Ksor Úc sau những giờ tập luyện bóng đá. Anh đặc biệt thích siêu xe tốc độ, thường lân la tìm hiểu những mẫu xe mới, thời thượng. Mặc dù vậy, Ksor Úc không có nhiều tiền để sở hữu một chiếc siêu xe đắt tiền. Bù lại, cầu thủ U19 VN cũng có cho mình một chiếc xe Chaly độ cá tính.

Đây là chiếc xe mà trung vệ của U19 Việt Nam đã phải bỏ ra rất nhiều công sức tự đi tìm trước khi nhờ thợ "độ" lại theo ý mình với chi phí 7 triệu đồng. Ksor Úc tâm sự, anh chỉ mới đam mê xe từ cách đây không lâu và đang là thành viên không chính thức của hội những người mê xe Gia Lai. Hiện tại, anh vẫn chưa có bằng lái xe nên chưa dám đi xe độ ngoài đường cũng như đầu tư nhiều vào thú vui tốn kém này.






Triệt phá "xưởng" chế tạo súng tại Thái Nguyên

Triệt phá "xưởng" chế tạo súng tại Thái Nguyên
Ngày 27.2, tin ban đầu từ Cục Cảnh sát hình sự (C45) cho biết, vừa triệt phá một đường dây mua bán, vận chuyển và chế tạo vũ khí quân dụng cực lớn.

3 đối tượng bị bắt giữ ban đầu gồm: Lý Mạnh Lực, 47 tuổi, trú tại xã Lam Tiến (Yên Thế, Bắc Giang); Nguyễn Văn Cường, 44 tuổi, trú tại phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) và Nguyễn Thái Việt, 56 tuổi, trú tại thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ, Thái Nguyên).


Đây là chuyên án do Cục C45 xác lập, được lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm đặc biệt quan tâm, chỉ đạo.




Đối tượng Lý Mạnh Lực và tang vật vụ án khi bị bắt rạng sáng 21.2.




Trước đó rạng sáng 21.2, tại khu vực cánh đồng thuộc xã Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội), Ban chuyên án đã bố trí lực lượng bắt quả tang 4 người đang trên đường vận chuyển vũ khí đi tiêu thụ. Đó là Lý Mạnh Lực và Nguyễn Văn Cường cùng 2 đối tượng khác (lái xe taxi và người đi cùng qua xác định không biết về hành vi phạm tội của các đối tượng).

Tang vật thu giữ gồm 3 khẩu súng (1 khẩu súng dạng AK, 1 khẩu súng dạng Carbine, 1 khẩu súng báng gấp dạng súng PS-43) và 81 viên đạn.




Đối tượng Nguyễn Thái Việt và Nguyễn Văn Cường.




Tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Văn Cường, cơ quan Công an thu tiếp 2 quả lựu đạn mỏ vịt, khám chỗ ở của Lý Mạnh Lực thu 35 viên đạn các loại, 1 băng tiếp đạn và một túi đạn chì tự chế.

Bước đầu đấu tranh, các đối tượng khai nhận số súng, đạn trên là mua có Nguyễn Thái Việt. Ngay sau đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiến hành bắt, khám xét khẩn cấp chỗ ở đối với Nguyễn Thái Việt.


Tại đây, cơ quan Công an phát hiện Việt có một “xưởng” sửa chữa, chế tạo vũ khí quân dụng. Cơ quan Công an đã thu giữ 4 khẩu súng dài, 2 khẩu súng ngắn và 120 viên đạn các loại, 405 vỏ đạn các loại, 100 đầu đạn các loại, khoảng 600g chất bột màu đen nghi thuốc súng, 1 máy sử dụng cho việc chế tạo súng và 24 triệu đồng.




Một số khẩu súng và đạn thu giữ của các đối tượng.




Bước đầu, Việt khai nhận, trước đây làm công nhân lái tàu điện cho mỏ sắt Trại Cau. Từ khi nghỉ hưu (năm 2009), hắn chuyển nghề sửa chữa, mua bán, chế tạo súng các loại tại thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Việt trực tiếp bán cho Lý Mạnh Lực 2 quả lựu đạn, mỗi quả giá 1 triệu đồng và 1 khẩu súng AK với giá 24 triệu đồng. Ngoài ra, Việt còn sửa chữa súng quân dụng và tự chế cho một số người ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn…nhưng không nhớ tên và địa chỉ.

Hiện Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm đang tiếp tục chỉ đạo Cục C45 khai thác mở rộng vụ án, làm rõ nguồn gốc súng, đạn đã thu giữ, đồng thời truy bắt các đối tượng đang bỏ trốn.






Chìm tàu ở Hải Phòng: Thiệt hại hơn 50 tỷ đồng

Chìm tàu ở Hải Phòng: Thiệt hại hơn 50 tỷ đồng
Theo ông Sơn, lúc gặp nạn, trên tàu Phú Sơn 26 có 2.200 tấn bột sắn và 700 tấn thép, tổng giá trị khoảng 50 tỷ đồng, đó là chưa kể giá trị con tàu được đóng mới năm 2008 có trị giá 28 tỷ đồng.

Phía Cảng vụ Hải Phòng cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, Cảng vụ Hải Phòng đã điều động cán bộ và tàu MA10 đến hiện trường để thực hiện các phương án tìm kiếm cứu nạn, lên kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, báo cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc khảo sát vị trí đắm tàu để thả phao tiêu báo hiệu.


Bên cạnh đó, phía Cảng vụ Hải Phòng cũng nghị đài thông tin duyên hải Hải Phòng phát bản tin cảnh báo vị trí tàu đắm trên sóng VHF hướng dẫn điều tiết tàu thuyền hoạt động qua lại tại vị trí tàu đắm.


Cũng theo Cảng vụ Hải Phòng, đơn vị đã yêu cầu chủ tàu sớm trình phương án trục vớt tàu và thực hiện trong 10 ngày theo quy định, nếu không Cảng vụ sẽ thực hiện trục vớt, mọi chi phí do chủ tàu chịu theo quy định hiện hành.


Được biết, đại diện 2 bên chủ tàu đã gặp nhau để cùng với bảo hiểm và cơ quan chức năng giải quyết vụ việc.






Ông Trạng bị mỹ nhân “làm khó” đêm tân hôn

Ông Trạng bị mỹ nhân “làm khó” đêm tân hôn
Thời xưa, việc thi đỗ và giành được học vị cao trong các kỳ thi là niềm mơ ước của biết bao người theo đòi bút nghiên, đèn sách những mong có ngày hiển đạt để thỏa chí đem tài năng ra giúp nước, mang lại danh tiếng cho bản thân, gia đình và dòng họ…

Thế nhưng có những người ban đầu mục tiêu học giỏi, đỗ cao của họ chỉ là vì muốn có được một hồng nhan mà mình yêu mến, trong số đó nổi tiếng nhất là Bảng nhãn Hứa Tam Tỉnh và Thám hoa Hoàng Sầm.


Trạng Ngọt bị người đẹp thử thách trong đêm tân hôn


Hứa Tam Tỉnh (1481-?) người làng Như Nguyệt (tên nôm là Ngọt), huyện Yên Phong xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) xuất thân gia cảnh nghèo khó nên không có điều kiện được học tập đến nơi đến chốn nhưng từ thuở nhỏ đã nổi tiếng thông minh, nhanh nhẹn.


Vì ham học mà hàng ngày, Hứa Tam Tỉnh mỗi khi ngơi việc chăn trâu, cắt cỏ lại đến bên trường làng nghe lỏm thầy đồ dạy chữ, sau lại mượn bạn bè sách vở để tự học, tối đến lúc thì đốt lá khô, khi thì bắt đom đóm làm đèn để đọc sách, luyện viết chữ.


Đến tuổi thanh niên, Hứa Tam Tỉnh trở thành một thanh niên vạm vỡ, khỏe mạnh và có tiếng là văn hay, chữ đẹp, ứng đối như thần thế nhưng không mấy để ý đến chuyện thi cử khoa danh mà chỉ chú tâm với công việc ruộng đồng.


Một lần đi trên đường, Hứa Tam Tỉnh gặp đám rước quan Trấn thủ xứ Kinh Bắc trẩy qua, phía sau kiệu quan là võng của tiểu thư con quan.


Có cơn gió thổi nhẹ làm bay dải vải hồng trên võng, Hứa Tam Tỉnh thoáng nhìn thấy tiểu thư nhan sắc diễm lệ đâm ra mê mẩn mới nằn nì với một người phu cáng xin cho mình khiêng thay để được ngắm người đẹp cho thỏa thích.


Khi về nhà, Hứa Tam Tỉnh cứ thần người vì tơ tưởng đến bóng hồng con quan, rồi nằng nặc đòi mẹ phải đến hỏi tiểu thư về làm vợ mình. Người mẹ sợ quá không dám đi, nhưng sau vì thương con liền đánh liều đến dinh quan.


Nhiều người ban đầu mục tiêu học giỏi, đỗ cao của họ chỉ là vì muốn có được một hồng nhan mà mình yêu mến.

Nhiều người ban đầu mục tiêu học giỏi, đỗ cao của họ chỉ là vì muốn có được một hồng nhan mà mình yêu mến.





Thấy chuyện lạ đời, quan Trấn thủ cười lớn nhưng rồi ông ngẫm nghĩ, biết đâu anh chàng nông phu kia nếu không phải là kẻ cuồng vọng thì tất là người khác thường, ông liền nói với bà cụ:

- Nếu con trai bà muốn vậy thì gọi nó đến đây, ta xem học hành ra sao, nếu quả là người tài năng thì sẽ gả tiểu thư cho!.


Bà mẹ già vội vã trở về bảo con đến hầu chuyện quan ngay. Lúc giáp mặt, quan Trấn thủ rất thất vọng khi thấy Hứa Tam Tỉnh tuy khỏe mạnh nhưng da đen, người lùn, mặt mũi xấu xí, duy chỉ có con mắt là tinh anh sáng tỏ.


Tuy nhiên hỏi đến sách vở, kiến thức thì Hứa Tam Tỉnh đối đáp rất trôi chảy vì thế ông lấy làm mừng mới bảo chàng thanh niên ở lại trong dinh để ăn học thêm và giao hẹn nếu thi đỗ cao thì nhất định sẽ gả con gái của mình cho.


Từ đó, Hứa Tam Tỉnh dốc sức học hành, chỉ hơn 1 năm sau tham dự kỳ thi Hương đỗ đầu, tiếp đó vượt qua kỳ thi Hội. Quan Trấn thủ y lời hẹn cũ cho tổ chức đám cưới, làm lễ thanh thân cho đôi trẻ.


Tưởng rằng mọi chuyện như thế là êm xuôi, tốt đẹp, nào ngờ vượt qua được “cửa ải” người cha thì Hứa Tam Tỉnh lại phải đối mặt với thử thách của tân nương, sách “Đăng Khoa lục sưu giảng” có chép về chuyện này:


“Tới khi làm lễ hợp cẩn, thì tiểu thư vì đã biết Hứa Tam Tỉnh là anh chàng khiêng cáng ngày trước, lại thêm người đen lùn xấu xí nên chưa ưng lắm, sai người hầu cầm tờ thiếp ra bảo rằng:


- Cô tôi có một vế câu đối nếu quan tân khoa đối được thì hãy xin làm lễ!.


- Ốc lậu nguyệt xuyên hình như kê noãn, tam tam tứ tứ.

(Nghĩa là: Nhà thủng bóng trăng dọi xuống, hình như trứng gà, lốm đa lốm đốm).


Hứa Tam Tỉnh nghĩ mãi không sao đối được, vừa bực mình vừa thẹn công dùi mài đèn sách bấy lâu, liền bỏ ra bờ sông định tự tử cho khỏi nhục. Khi tới sông, tình cờ trông thấy bóng trăng soi trên mặt nước như muôn ngàn lớp sóng bạc dập dềnh, bỗng nảy tứ thơ, quay ngay về phòng đối rằng:


- Giang trường phong lộng, thế tự long lân, điệp điệp trùng trùng.

(Nghĩa là: Sông dài gió lộng, thế như vảy rồng điệp điệp trùng trùng).


Tiểu thư xem xong chịu cho là hay, cho mời Hứa vào làm lễ hợp cẩn.


Hôm sau, tiểu thư lại đem câu đối ấy trình cha, quan trấn thủ bảo cứ khẩu khí này thì anh ta còn có thể đỗ Trạng nguyên. Về sau, Hứa đỗ đầu thật nhưng chỉ vì xấu xí mà phải đành xuống hàng thứ hai (Bảng nhãn) và đứng sau trạng Me”.


Về chuyện Hứa Tam Tỉnh bị mất danh hiệu Trạng nguyên, dã sử và giai thoại cho biết, khoa thi năm Mậu Thìn (1508), niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 đời Lê Uy Mục, các quan trường đã dự định lấy Hứa Tam Tỉnh đậu Trạng Nguyên, Nguyễn Giản Thanh (người làng Ông Mặc, tên nôm là làng Me thuộc huyện Đông Ngàn, nay là làng Hương Mạc, xã Minh Đức, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) đậu Bảng Nhãn, Nguyễn Hữu Nghiêm (người làng Phúc Khê, tên nôm là làng Nét, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Thọ Khê, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đậu Thám hoa.


Trong buổi 3 ông vào yết kiến vua, bà Kinh Phi là mẹ nuôi vua cũng có mặt. Thấy Nguyễn Giản Thanh có tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, bà Kinh Phi liền chỉ Giản Thanh mà hỏi rằng:


- Trạng Nguyên đây phải không?.


Quan trường lúng túng rồi lựa lời tâu rằng:


- 2 người này tài học ngang nhau, xin Thái hậu và Hoàng thượng xét định.


Vua Lê Uy Mục biết tài văn của Hứa Tam Tỉnh trội hơn, xong cũng muốn chiều lòng mẹ nuôi, nên mới ra bài phú đầu đề là “Phượng hoàng xuân sắc” (Cảnh mùa xuân ở Kinh đô) cho 2 ông họa để định đoạt thứ bậc cao thấp.


Hứa Tam Tỉnh rất nhanh làm ngay một bài họa bằng chữ Hán, còn Nguyễn Giản Thanh tinh anh hơn, nghĩ rằng nếu làm bằng chữ Hán thì sẽ không thể cao xa thâm thúy bằng Tam Tỉnh, chi bằng làm bằng chữ Nôm, hình ảnh bóng bẩy, câu văn yểu điệu tất người nghe sẽ dễ hiểu và thích thú hơn.


Quả nhiên khi đọc bài thơ Nôm của Nguyễn Giản Thanh, bà Kinh Phi luôn miệng tấm tắc khen hay, hỏi chuyện lại biết tân khoa cùng quê với mình nên đẹp lòng lắm, vì thế vua mới lấy ông đỗ Trạng nguyên, còn Hứa Tam Tỉnh bị xếp xuống làm Bảng nhãn.


Từ chuyện này dân gian có câu “Trạng Me đè Trạng Ngọt” chính là vì thế, còn các Nho sĩ Kinh Bắc thì làm vè gọi Nguyễn Giản Thanh là “mạo Trạng nguyên”, nghĩa là “Trạng nguyên mặt”, vì đẹp trai mà được đỗ trạng, đồng thời cũng có nghĩa là “Trạng nguyên giả mạo”, thực không xứng đáng.


Còn Hứa Tam Tỉnh, tuy không được đỗ Trạng nguyên nhưng người đời vẫn thường gọi ông là Trạng Ngọt (tức ông Trạng làng Ngọt). Sau khi đỗ đạt, Hứa Tam Tỉnh làm quan đến chức Thị Thư, năm Bính Tý (1516), ông được bổ giữ chức Phó sứ sang nhà Minh (Trung Quốc).


Về sau, khi nhà Mạc thành lập, ông lại làm quan cho vương triều này, sau đó lại được cử đi sứ sang nhà Minh cùng với Nguyễn Văn Thái để cầu phong. Khi trở về Hứa Tam Tỉnh được thăng giữ chức Thượng thư bộ Lại, hàm Thiếu bảo, tước Đôn Giáo bá và được cử làm người dạy dỗ các hoàng tử, đến tuổi già ông xin về trí sĩ tại quê nhà.


Để có vợ đẹp, từ người mù chữ trở thành ông Nghè


Thời xưa có không ít người học từ nhỏ cho đến lúc đầu bạc, tham dự hết khoa thi này đến khoa thi khác mà vẫn không đỗ đạt gì, nhưng cũng có người tuổi còn rất trẻ mà đã nức tiếng văn chương, học giỏi đỗ cao, có tên trong hàng Tam khôi.


Lịch sử khoa cử Việt Nam còn ghi nhận những trường hợp khá lạ, có một số vị chỉ mới bắt đầu đi học, làm quen với sách bút khi đã ở tuổi trưởng thành, thế mà không lâu sau học lực chẳng mấy ai sánh kịp, đi thi đỗ ngay đại khoa, một trong những nhân vật tiêu biểu rất đáng để người đời ngưỡng phục, học tập đó có thể kể đến Hoàng Sầm (1512-?).


Hoàng Sầm người xã Thù Sơn, tổng Quế Trạo, huyện Hiệp Hòa, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang), có sách nói ông còn được gọi bằng tên khác là Trần Diệm, quê ở làng Tô Đê, huyện Phụ Dực, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình).


Mồ côi cha từ nhỏ, Hoàng Sầm ở với mẹ già trong cảnh nghèo khó. Ông có dung mạo xấu, vóc dáng thấp, da đen, riêng có đôi mắt sáng thông minh; do không được học hành gì nên Hoàng Sầm chỉ là dân phu.


Một lần bị bắt đi gánh võng cho con gái quan Thượng thư Nguyễn Doãn Địch khi cô cùng gia đình theo cha về trí sĩ tại làng, thấy con gái quan dung mạo đoan chính, xinh đẹp, Hoàng Sầm đâm mê mẩn cứ nằng nặc đòi mẹ làm lễ sang hỏi cưới.


Bà mẹ thương con đành chuẩn bị trầu cau đánh liều đến hỏi và điều thú vị là câu chuyện sau đó diễn biến gần như câu chuyện của Trạng Ngọt Hứa Tam Tỉnh. Sách “Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án thuật lại như sau:


“Hoàng Sầm là người làng Thù Sơn, đời đời làm nghề cày ruộng. Cha mất sớm, gia sản để lại chỉ có mấy sào ruộng, mẹ con cùng lo cày cấy, nương nhau mà sống. Mãi đến năm 24 tuổi, ông vẫn chưa biết một chữ nào.


Bấy giờ ở huyện ông, có quan Thượng thư Nguyễn Công Doãn (tức Nguyễn Doãn Địch - PV) về làng trí sĩ. Quan huyện sở tại bắt dân phu phải đi đón rước, Hoàng Sầm cũng là một trong số những dân phu bị sung vào chân khiêng kiệu cho cô con gái quan Thượng thư.


Khi khiêng kiệu, ông liếc mắt nhìn thấy tiểu thư có nhan sắc thật tuyệt vời, lòng rung động khó tả. Về nhà ông liền nói với mẹ là muốn cưới cô tiểu thư của quan Thượng làm vợ. Quan Thượng nói:


- Con gái nhà quan, có đâu lại gả cho một kẻ bạch đinh. Hễ sau này anh làm nên sự nghiệp như ta, anh mới có thể lấy con gái ta được.


Ông lạy hai lạy rồi thưa:


- Xin vâng mệnh quan lớn, nhưng cũng mong quan lớn giữ lời hứa cho.


Về nhà, ông bèn giấu mẹ, bán trộm một sào ruộng được 30 quan tiền, lần đường tìm tới kinh đô rồi xin làm học trò của một bậc danh Nho. 3 năm sau, ông đã giỏi lắm, nhân đó, lấy cớ là học trò bị bỏ sót tên, lên xin quan huyện Hiệp Hòa được dự khảo thí.


Ông trúng ở huyện, rồi đi thi Hương và đỗ Giải nguyên. Đỗ đầu thi Hương rồi, ông nhờ người làng đến nói với quan Thượng xin đừng sai lời hẹn cũ, rồi lên kinh đô thi Hội. Bấy giờ con gái quan Thượng tuy cũng đã có mấy đám đến dạm hỏi, nhưng cô chưa ưng ý ai, vẫn còn ở nhà.


Khoa Mậu Tuất (1538), niên hiệu Đại Chính đời nhà Mạc, lúc đó ông mới 27 tuổi, đỗ Thám hoa. Hôm vinh quy bái tổ, ông trở về và làm đám cưới ngay giữa sân nhà quan Thượng, người làng ai cũng cho là một vinh hạnh hiếm có. Sau, ông làm quan, được phong tới chức Lễ Bộ Tả Thị Lang, tước là Hoành Phúc bá”.


Câu chuyện lạ lùng của Hoàng Sầm ở tuổi 24 còn đang mù chữ mà chỉ 3 năm sau đã đỗ đến bậc Tam khôi là điều hiếm có. Ông tin rằng việc mình thành phu khiêng võng cho tiểu thư con quan Thượng là duyên số, là sợi tơ hồng của ông Tơ bà Nguyệt trói se duyên nên quyết tâm không thể để mất cơ duyên này, đó chính là động lực to lớn khiến ông trở thành bậc khoa bảng danh tiếng.






SỐC: Vẹt siêu thông minh, nhận diện kẻ giết chủ nhân

SỐC: Vẹt siêu thông minh, nhận diện kẻ giết chủ nhân
Vijay Sharma, biên tập viên của một tờ nhật báo Tiếng Hindi ở miền bắc Uttar Pradesh (Ấn Độ), trở về nhà sau buổi làm thì phát hiện vợ mình, Neelam Sharma, 45 tuổi, và con chó cưng đã bị sát hại. Toàn bộ ngôi nhà của họ thì bị lục tung và đồ trang sức, tiền mặt đã bị đánh cắp.




Duy nhất còn lại con vẹt cưng Hercule sống sót nhưng con vật này đã quá hoảng sợ và trở nên câm lặng sau khi chứng kiến ​​vụ giết người khủng khiếp.

Cảnh sát cũng không thể tìm ra bằng chứng rõ ràng nào về vụ án này. Tuy nhiên, mọi chuyện đã được gợi mở sau khi cháu trai Ashutosh của Vijay đến thăm ngôi nhà của họ sau khi vụ giết người.


Ông Vijay cho biết: "Con vẹt luôn im lặng sau khi vợ tôi bị sát hại. Tuy nhiên, nó đã đột nhiên thét lên và đập cánh bay xung quanh lồng khi thấy cháu trai tôi qua chơi. Rõ ràng là con vẹt tỏ vẻ rất bực bội về chuyện gì đó và nó chỉ bình tĩnh lại khi cháu Ashutosh đã đi về”.


"Sau đó, tôi kể lại câu chuyện này với những người khác, và mỗi khi tôi đề cập đến cái tên Ashutosh thì con vẹt sẽ bắt đầu kêu thét thất thanh. Điều này khiến tôi thực sự nghi ngờ và tôi quyết định gọi tới cảnh sát", ông Vijay chia sẻ.


Phát ngôn viên cảnh sát Shalabh Mathur sau đó đã kiểm tra danh sách cuộc gọi của Ashutosh và phát hiện anh ta chính là nghi phạm của vụ giết người. Sau đó cảnh sát đã yêu cầu anh ta tới cơ quan chức năng thẩm vấn.


Ông Mathur cho biết: "Ashutosh khai nhận rằng cậu ta đã cùng với một người bạn đến nhà chú Vijay với mục đích trộm cắp. Tuy nhiên, người vợ của chú đã phát hiện nên họ đã giết bà ấy vì lo sợ bà ấy báo cảnh sát. Sau đó, họ đã lục tung nhà và lấy hết tiền bạc trước khi chạy trốn”.


“Nghi phạm còn thừa nhận rằng đã giết chết con chó vì lo ngại con vật thể được sử dụng vào việc điều tra tìm manh mối. Tuy nhiên, cậu ta đã không nghĩ rằng con vẹt im lặng trong lồng lại có thể phanh phui tội ác của mình", ông Mathur cho biết thêm.






Chi hơn 8 tỷ đồng cho U19 Việt Nam

Chi hơn 8 tỷ đồng cho U19 Việt Nam
Theo kế hoạch, 20h tối 28.2, U19 Việt Nam sẽ di chuyển xuống TP.HCM. Sau đó đúng 1 ngày, tức 20h ngày 1.3, toàn đội sẽ bay sang Anh bắt đầu chuyến tập huấn kéo dài 51 ngày. Kinh phí dự kiến cho chuyến tập huấn tại Anh, Bỉ và Nhật là hơn 400.000 USD (hơn 8 tỷ đồng).



U19 Việt Nam được đầu tư lớn chuẩn bị cho giải U19 châu Á vào cuối năm. Ảnh: Tùng Lê.




Toàn bộ số tiền sẽ do HAGL và đối tác chi trả. Đây không phải số tiền quá lớn khi U19 Việt Nam được tập luyện tại những trung tâm rất có chất lượng, hiện đại. Bên cạnh đó, với mối quan hệ tốt của HAGL thông qua học viện HAGL-Arsenal JMG, đội U19 Việt Nam còn được phía Arsenal bố trí tập tại trung tâm Colney và ăn nghỉ tại khách sạn Village không tốn chi phí.

Liên quan đến kế hoạch tập huấn tại Anh, U19 Việt Nam có trận đấu đầu tiên với U19 Arsenal vào ngày 5.3. Sau đó 5 ngày đội sẽ đá trận thứ 2 trước đội bóng trẻ U19 Wimbledon - CLB từng chơi tại giải Ngoại hạng Anh. Trong thời gian này, toàn đội được bố trí xem trận đấu giữa Stoke City và West Ham. Ngày 18.3, các cầu thủ trẻ gặp lại U19 Tottenham và 2 ngày sau đó gặp U19 Wolverhampton Wanderers. Trong kế hoạch, U19 Việt Nam còn 1 trận đấu giao hữu vào ngày 13.3 nhưng đang chờ đối thủ xác nhận.


Rời nước Anh, toàn đội di chuyển sang Bỉ vào ngày 21.3. Tại đây, đội đấu tập với các đội bóng trẻ của Bỉ, cũng như đấu nội bộ với các đội học viện JMG trên toàn cầu. Ngoài ra, nhiều khả năng đội sẽ di chuyển bằng xe đến Hà Lan, Pháp để thi đấu với các đội bóng trẻ tại đây. 2 năm trước, khi đội HAGL-Arsenal JMG sang tập huấn tại châu Âu, đội đã sang Pháp xem Paris Saint Germain thi đấu và đọ tài với một đội bóng trẻ tại Paris.






Mỹ chi 2 tỷ USD mua 16 "sát thủ săn ngầm" P-8A Poseidon

Mỹ chi 2 tỷ USD mua 16 "sát thủ săn ngầm" P-8A Poseidon
Máy bay trinh sát chống ngầm P-8A Poseidon được phát triển dựa trên máy bay thương mại Boeing 737 của tập đoàn này và hải quân Mỹ đang đẩy nhanh tiến độ để thay thế phi đội máy bay tuần tiễu hàng hải P-3 Orion cũ, đã được biên chế hoạt động trong hàng thập kỷ qua.




Mặc dù hiệu suất của hệ thống radar và các hệ thống vũ khí chống ngầm của máy bay đã nhiều lần bị đặt nghi vấn trong các cuộc thử nghiệm của Lầu Năm Góc nhưng quyết định trao hợp đồng này cho thấy các quan chức quốc phòng Mỹ đã sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ bàn giao máy bay.

Trước đó, tập đoàn Boeing đã được trao một hợp đồng lớn để cải tiến các máy bay thương mại Boeing 767 thành máy bay tiếp dầu mới của không quân Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng tập đoàn này hy vọng sẽ áp dụng phương pháp tương tự này để giành thêm các hợp đồng quân sự trong tương lai.


"Việc chuyển đổi máy bay thương mại thành máy bay quân sự cuối cùng có thể trở thành sản phẩm quốc phòng lớn nhất của Boeing, khi mà Lầu Năm Góc đang tìm những cách hiệu quả để thay thế các máy bay trinh sát, vận tải và chỉ huy", ông Loren Thompson thuộc Viện Lexington cho biết.


Theo một tuyên bố hôm 25.2 của Bộ Quốc phòng Mỹ, hầu hết công việc để thực hiện hợp đồng chế tạo máy bay trinh sát P-8 sẽ được thực hiện tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, và sẽ được hoàn thành vào năm 2017.


Hải quân Mỹ có kế hoạch cuối cùng sẽ mua tới 117 chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-8 để thay thế các máy bay P-3 cũ.






Nông dân Việt sản xuất máy cày mini trên... ruộng bậc thang

Nông dân Việt sản xuất máy cày mini trên... ruộng bậc thang
Điều đáng nói, mặc dù là một nông dân chính hiệu nhưng bằng sự say mê sáng tạo, anh Tới đã nghiên cứu và sản xuất thành công loại máy cày này với hàng loạt các ưu điểm phù hợp với canh tác trên đồng ruộng của vùng núi cao.



Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)




Sinh ra trong một gia đình đông anh em nên Bùi Sỹ Tới chỉ học hết trung học cơ sở rồi phải ở nhà làm ruộng phụ giúp gia đình.

Lúc nông nhàn, anh học và làm nghề sửa xe máy. Những năm gần đây một số nông dân trong xã đã tính chuyện mua máy móc để sản xuất trên đồng ruộng của mình.


Tuy nhiên, do máy cày bán trên thị trường to và quá nặng, khó hoạt động trên ruộng bậc thang nhỏ và bờ cao tới hàng mét nên khi đưa vào sử dụng không mang lại hiệu quả. Chính vì vậy những người dân trong xã Nậm Búng buộc phải làm đất bằng công cụ truyền thống như cày, cuốc...


Nhận thấy rõ nhu cầu của người dân, đồng thời thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, vất vả cày bừa, cấy hái trên những thửa ruộng bậc thang, Bùi Sỹ Tới đã trăn trở, suy nghĩ để tạo ra chiếc máy cày mini bằng việc tận dụng những động cơ xe máy cũ cùng với những thứ đồ thu mua được từ hàng đồng nát.


Anh Tới đã cải tiến, lắp ráp, thay đổi cơ chế cài số của xe máy từ chế độ dùng chân đạp sang chế độ gạt cần số tay. Đồng thời, cải tiến việc sử dụng các số máy phù hợp với sản xuất như: các số một, số hai dùng cho việc cày, di chuyển lên dốc; số ba, số bốn dành cho việc bừa đất...


Trong quá trình cải tiến, lắp ráp, anh thường xuyên đưa chiếc máy cày tự chế của mình ra những thửa ruộng cạnh nhà chạy thử.


Sau mỗi lần như vậy, anh đúc rút kinh nghiệm và tạo ra sản phẩm tốt hơn. Chính chiếc máy cày này đã giúp bà con nông dân miền sơn cước quê anh (xã Nậm Búng, huyện Văn Chấn) cùng nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh nâng cao năng suất lao động, giảm bớt nhân lực.


Anh Tới chia sẻ: ''Là con nhà nông nên tôi hiểu công việc đồng áng vất vả thế nào, lại là người biết việc sửa chữa xe máy, thường xuyên va chạm với những động cơ, máy móc nên ý tưởng về một chiếc máy cày siêu nhỏ, có thể dễ dàng vận chuyển trên địa hình đồi dốc và cày được ở nhiều loại đất đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm tòi và đến nay cũng đã có những sản phẩm đầu tay.''


Nhờ có những tính năng ưu việt như: phần thân chắc chắn, gọn nhẹ, ba bộ bánh phù hợp với từng điều kiện hoạt động: bánh lồng cày, bánh lồng bừa, bánh hơi để di chuyển, cần để lắp lưỡi cày (hoặc bừa) và hệ thống bánh răng giảm tốc, tăng lực cho máy, sau đó gắn động cơ của xe mô tô (xe gắn máy) nhỏ gọn, nặng không đến 90 kg, nên dễ vận chuyển trên địa hình đồi dốc, công suất không thua kém gì các loại máy cày trên thị trường.


Điều đáng nói là việc chuyển máy cày từ thửa ruộng nhỏ này sang ruộng khác khá dễ dàng, trong khi đó máy lại tiêu hao ít nhiên liêu (chỉ với một lít xăng có thể cày bừa được 1.000m2 ruộng) nên chiếc máy cày tự chế của anh Tới sau một thời gian đã nhanh chóng được nhiều bà con nông dân tin dùng.


Vụ hè thu năm 2012, anh bắt đầu cho ra đời sản phẩm đầu tiên của mình. Do nhận thấy máy cày do anh Tới chế tạo phù hợp với ruộng bậc thang vùng cao nên nhiều người dân trong khu vực đã đến xem và đặt mua.


Cuối năm 2012, anh Tới đã bán được bốn máy cày và hiện vẫn đang hoạt động rất hiệu quả ở các xã Nậm Búng, Tú Lệ, Phù Nham (Văn Chấn) và Nậm Có (Mù Cang Chải).


Ông Bàn A Chiệp, thôn Nậm Pươi, xã Nậm Búng cho biết: ''Gia đình tôi có hai sào ruộng, trước phải thuê trâu để cày bừa, vừa mất nhiều công sức mà hiệu quả bừa đất lại không cao. Đã ba vụ nay, tôi chuyển sang sử dụng chiếc máy cày do anh Tới tự chế, công việc cày bừa đã tiện lợi và nhanh gọn hơn rất nhiều.''


Tiếng lành đồn xa, hiện người đến đặt mua máy cày của anh ngày càng nhiều, không chỉ nông dân trong vùng mà còn nhiều cá nhân, doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Bình Phước, Bình Dương... đến để đặt mua.


Do vậy anh Tới đã mở xưởng sản xuất và thuê thêm bảy nhân công giúp việc, lương tháng từ 3-5 triệu đồng.


Theo ước tính, vào thời cao điểm, trung bình mỗi ngày, xưởng của anh Tới hoàn thiện xong một chiếc máy cày. Tùy thuộc vào loại động cơ tốt hay trung bình, động cơ xe máy mới hay tái chế mà giá thành máy cày khác nhau (trung bình dao động từ 8- 13 triệu đồng/máy). Máy xản xuất ra đến đâu được bán hết đến đó.


Được biết, hiện anh Tới đang làm đơn lên Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đăng ký bản quyền cho chiếc máy cày mini; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ để tham gia Hội thi sáng tạo khoa học- kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ sáu.






Thanh Hóa: Hơn 500 hộ ngóng sổ đỏ gần 10 năm

Thanh Hóa: Hơn 500 hộ ngóng sổ đỏ gần 10 năm
Gần 10 năm chờ đợi

Theo phản ánh của người dân xã Lâm Phú, từ năm 2006, cán bộ địa chính xã thông báo cho bà con nộp lệ phí để Nhà nước cấp sổ đỏ đất ở. Theo đó, 703 hộ dân đã nộp mỗi hộ 50.000 đồng. Thế nhưng, từ ngày ấy đến nay, mới chỉ có 200 hộ được huyện cấp sổ đỏ.


Ông Phạm Văn Nhị (giữa) trao đổi với phóng viên NTNN về việc dân đợi sổ đỏ gần chục năm qua.

Ông Phạm Văn Nhị (giữa) trao đổi với phóng viên NTNN về việc dân đợi sổ đỏ gần chục năm qua.





Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Phạm Văn Nhị - Chủ tịch UBND xã Lâm Phú cho biết: “Năm 2007, chúng tôi cử cán bộ địa chính xã nộp tiền và danh sách các hộ lên huyện. Đến cuối năm 2007 và năm 2008, huyện đã bàn giao cho xã được 200 sổ đỏ của các hộ ở bản Nà Đang, bản Cháo và bản Buốc.

Từ đó đến nay, chúng tôi không hiểu lý do vì sao mà xã vẫn còn 503 hộ chưa nhận được sổ đỏ”- ông Nhị khẳng định. Theo ông Hà Ngọc Tĩnh - cán bộ địa chính xã Lâm Phú: Hiện nay toàn bộ hồ sơ đang nằm ở phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện Lang Chánh. “Từ đó đến nay, đã nhiều lần người dân hỏi về sổ đỏ, chúng tôi về phòng TNMT huyện hỏi thì được trả lời là số đất đã đo đang trong chương trình rà soát đất thổ canh, thổ cư của toàn quốc, nên phải chờ đợi”- ông Tĩnh nói.


“Tại hội nghị tiếp xúc cử tri của HĐND tháng 12.2013, cử tri có đề nghị và chất vấn đại biểu về vấn đề sổ đỏ, thì Trưởng phòng TNMT Trương Văn Huyền trả lời là ông Phạm Văn Mão (Trưởng phòng TNMT nhiệm kỳ trước) đã không chuyển giao số hồ sơ đất ở của 503 hộ dân ở Lâm Phú cho ông Huyền. Ông ấy cũng đề nghị chúng tôi làm văn bản đề nghị Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo phòng TNMT tiếp tục làm thủ tục cấp sổ đỏ cho dân và UBND xã cũng đã làm văn bản đề nghị nhưng vẫn chưa có kết quả”- ông Nhị khẳng định.



Sẽ giải quyết sớm cho người dân









"Phòng TNMT huyện đang cùng cán bộ xã rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định hiện hành, nhằm sớm cấp sổ đỏ cho dân, phấn đấu đến tháng 6.2014 sẽ cấp xong sổ đỏ cho 503 hộ dân xã Lâm Phú…”.

Ông Trương Văn Huyền




Theo ông Nhị, đối với người dân ở Lâm Phú, việc chậm bàn giao sổ đỏ trong 8 năm qua đã ảnh hưởng đến tâm lý của bà con. “Chính quyền xã không yêu cầu người dân đóng thêm lệ phí làm sổ đỏ nữa, vì trước kia xã đã thu của người dân và nộp về phòng TNMT huyện rồi. Hy vọng, thời gian tới, bà con ở các bản Tiên, Pi, Đôn, Poọng, Ngày và bản Tiến sẽ nhận được sổ đỏ”- ông Nhị cho hay.

Trao đổi với NTNN, ông Trương Văn Huyền - Trưởng phòng TNMT huyện Lang Chánh thừa nhận, ngoài xã Lâm Phú còn có hàng trăm hộ dân ở xã Giao Thiện cũng chưa được cấp sổ đỏ, dù đã làm hồ sơ từ nhiều năm qua.


“Từ năm 2013 đến nay, chúng tôi tập trung cấp sổ đỏ cho người dân ở xã Giao Thiện, hiện sắp cấp xong. Còn 503 hộ dân ở xã Lâm Phú, do nhiều hồ sơ đang thiếu thông tin nên phòng TNMT huyện chưa thể trình chủ tịch UBND huyện cấp sổ đỏ cho dân. Việc chậm trễ này là trách nhiệm của chính quyền xã và cơ quan chức năng” - ông Huyền nói.