Giá Thảm Trẻ Thơ

Thông tin về Giá Thảm Trẻ Thơ, Thảm Lót Sàn Trẻ Em Việt Nam các loại thảm chống trơn, hạn chế té ngã cho bé tốt nhất thị trường hiện nay
Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm Cho Bé


– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.
– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.
– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.
– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.
– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.
– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.
Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.
Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.
Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Chuyện mùng Ba Tết thầy

Chuyện mùng Ba Tết thầy

Song từ thực tế điền dã thu thập được những cứ liệu trong dân gian miền Tây Nam Bộ nói chung vùng đất Hậu Giang – Bạc Liêu – Cà Mau nói riêng, tôi xin có đôi dòng cung cấp thêm đến độc giả của báo Dân Việt một số thông tin về tập tục này!


Dân gian Tây Nam bộ thường truyền với nhau câu: Mùng Một tết cha, mùng Ba tết thầy. Nhiều người lí giải rằng, mùng Ba đến tết thầy dạy học, đền đáp công ơn thầy đã dạy dỗ chữ nghĩa để mình khôn lớn nên người. Trong thực tế ngày nay cũng đã diễn ra như vậy. Việc làm ấy là một nét đẹp, nhưng hình như nó đã vượt xa nghĩa gốc của một phong tục? Truy nguyên nguồn cội, chúng tôi xin tái hiện một nghĩa khác của nét sinh hoạt văn hóa này.


(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)



Thực tình, việc học chữ nghĩa ở vùng đất Tây Nam bộ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XIX còn ít nhiều hạn chế. Thầy đồ Nho không nhiều, người theo học chữ Tây thì phải là con nhà khá giả, chủ điền, … Người học ít, người dạy cũng ít nên việc tết thầy được dân gian khuyến dạy qua nội dung câu nói mồng ba tết Thầy hiểu là học trò đến tết thầy học dường như không hợp lí, trong nét nghĩa ở thuở ban đầu đó.


Thầy – đối tượng được người người đến tết dịp mùng ba có lẽ là đối tượng khác.


Ngày trước khi điều kiện sinh sống chủ yếu là tự túc, tự cấp, sức khỏe của con người ít may nhiều rủi. Bệnh tật, ốm đau thuốc men chủ yếu là cỏ, cây quanh vườn nhà. Nhưng biết sao được, có bệnh ắt phải tìm thầy.


Thầy ở đây là người biết chút ít bùa chú hoặc pháp thuật. Những người này cũng thường hay trị bệnh bằng những cách khó chấp nhận dưới góc nhìn của khoa học ngày nay. Nhưng nếu người bệnh may mắn hay tình cờ hết bệnh thì người thầy trị bệnh đó được khen hay, khen giỏi. Tiếng lành đồn xa. Nếu có người không may thì coi như đó là phần số, cam lòng thọ lãnh.


Theo quan niệm dân gian miền Tây sông nước, khi đứa trẻ ra đời, cha mẹ chúng thường mang gửi nhờ thầy nuôi. Nhà nghèo thì chuẩn bị xị rượu, bắt con gà, giàu thì đầu heo, tiền bạc mang đến ra mắt thầy. Thầy nhìn mặt đứa trẻ và đặt cho một cái tên xấu xấu như con Xù, thằng Hen, con Niễng, thằng Đực, con Bù Tọt, con Thẹp, … cốt là để dễ nuôi và khỏi bị người khuất mặt quở phạt.


Từ lúc này, đứa bé là con của thầy, nó gọi thầy bằng cha, còn gọi cha ruột bằng một cái đại từ khác, như đáng lẽ phải gọi là ba thì lại gọi là , là dượng, chẳng hạn. Thầy cho miếng bùa, thường là miếng vải đỏ may hình trái tim, được xỏ chỉ cho đứa nhỏ đeo ở. Người ta tin như vậy, quỷ ma sợ không dám lại gần. Trẻ sẽ khỏe mạnh, không ốm đau, quấy khóc.


Sau buổi lễ ấy thì cha mẹ ruột mang trẻ về nhà nuôi dưỡng, chỉ đến ngày rằm, ngày vía mới sắm lễ vật đến nhà thầy để thầy … cúng và đổi bùa. Bùa được đeo đến 9 hoặc 12 tuổi mới thôi. Bài thơ Tiền và lá (có người cho là của nhà thơ Kiên Giang tặng Nguyễn Bính, người thì cho là của Nguyễn Bính), đã nhắc đến sự kiện này:


Ngày xưa hớt tóc miểng vùa


Ngày xưa mẹ bắt đeo bùa cầu Ông


Cũng từ đó, năm nào tết đến, lễ chúc ông bà, nội ngoại xong xuôi vào mùng Một, mùng Hai thì mùng Ba đến tết thầy. Thầy đã đỡ đầu bằng tinh thần, hay những lần chữa chạy bệnh tình, nuôi dưỡng cho mình. Lễ mang đến nhà thầy cũng tùy theo hoàn cảnh kinh tế của từng người. Vấn đề là tấm lòng trọng nghĩa, đến thầy để tạ ơn thầy, kính thầy như cha. Có trường hợp thầy nuôi cho đến lớn, lập gia đình, có con, người đó lại mang con đến nhờ … thầy nuôi! Những người thầy ấy quả “mát tay” và cũng đáng trọng về đạo đức, nhân cách.


Ý nghĩa và phong tục ấy ngày nay đã dần nhạt phai. Nó chuyển sang nghĩa mới như chúng tôi đã nói ở phần đầu bài viết này. Bởi y học phát triển, chuyện bùa chú, đồng bóng, tà ma đã lùi xa vào quá khứ. Song, dù thế nào thì nó cũng đã một thời tồn tại trong đời sống bình dân miền sông nước. Không ít người lớn tuổi ngày nay vẫn còn nhớ lá bùa đỏ thầy cho đeo như một kỉ vật của tình người, của niềm tin vào sự sống.