Giá Thảm Trẻ Thơ

Thông tin về Giá Thảm Trẻ Thơ, Thảm Lót Sàn Trẻ Em Việt Nam các loại thảm chống trơn, hạn chế té ngã cho bé tốt nhất thị trường hiện nay
Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm Cho Bé


– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.
– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.
– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.
– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.
– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.
– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.
Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.
Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.
Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Bầu Kiên bị đề nghị tổng mức án 30 năm tù

Bầu Kiên bị đề nghị tổng mức án 30 năm tù

Sáng 27.5, Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp tục phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên và 8 bị cáo khác về các tội danh "kinh doanh trái phép", "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "trốn thuế".


Sau khi kết thúc phần xét hỏi, đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đã trình bày quan điểm luận tội vụ án.




Bầu Kiên bị đề nghị mức hình phạt chung là 30 năm tù giam.


Theo đại diện VKSND TP Hà Nội, mặc dù tại tòa, bị cáo Kiên và đồng phạm không thừa nhận các hành vi phạm tội bị truy tố, nhưng căn cứ theo lời khai của các bị cáo tại phần xét hỏi, tài liệu vụ án và các chứng cứ có được, VKS khẳng định các bị cáo này đã có hành vi phạm tội như đã truy tố trước đó.


Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên phạt: Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên), nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch hội đồng sáng lập ACB 18-24 tháng tù về tội “kinh doanh trái phép”; 14-15 năm tù về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; 16-18 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 4-5 năm tù về tội “trốn thuế”. Tổng hợp mức hình phạt là 30 năm tù giam.


Bị cáo Trần Ngọc Thanh, giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội 19 năm tù; Nguyễn Thị Hải Yến, kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội 7-8 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Bị cáo Lê Vũ Kỳ, nguyên phó chủ tịch ACB 7-8 năm tù; Trịnh Kim Quang, nguyên phó chủ tịch ACB 6-7 năm tù; Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB 12-14 năm tù; Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch ACB 3 năm tù cho hưởng án treo; Huỳnh Quang Tuấn – nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB 3 năm tù cho hưởng án treo về tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.


Sau khi viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội kết thúc phần luận tội, HĐXX đã tuyên bố tạm nghỉ. Chiều nay 27.5, phiên tòa tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng.






Võ thuật Việt Nam và các hệ phái vang danh

Võ thuật Việt Nam và các hệ phái vang danh
Hà Nội và vùng phụ cận được xem là cái nôi của võ cổ truyền. Trước đây nhiều võ sinh khu vực này đã vượt qua nhiều cuộc khảo thí võ rất gian nan do triều đình phong kiến tổ chức tại Giảng Võ đường. Sau năm 1880 khi các kỳ thi võ bị triều đình bãi bỏ, nhiều võ gia vẫn tiếp tục bí truyền các kỹ năng lại cho con cháu.

Võ học trỗi dậy theo hoàn cảnh lịch sử


Thời Pháp thuộc nối tiếp nhà Nguyễn, tuy có cải tổ chính sách giáo dục, nhưng lại hướng học chế Việt Nam sang ngành học thư lại và chính sách văn hóa ngu dân. Võ học suốt trong thời kỳ này (tới năm 1938) chỉ gồm một số hoạt động võ thuật rời rạc, lẻ tẻ, dù có những xu hướng Cần Vương Văn Thân chú trọng tới võ học trong việc chống Pháp.


Võ sư, NSND Lý Huỳnh – một trong “tứ tú” của võ thuật miền Nam từng thách đấu với ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long năm 1970. (nguồn tinngan.vn)

Võ sư, NSND Lý Huỳnh – một trong “tứ tú” của võ thuật miền Nam từng thách đấu với ngôi sao võ thuật Lý Tiểu Long năm 1970. (nguồn tinngan.vn)



Loại võ học ra khỏi chính sách giáo dục, người Pháp cũng đương nhiên loại bỏ võ học ra khỏi tổ chức quân đội. Chương trình thí võ trong quân đội đương nhiên được thay thế bằng chương trình huấn luyện vũ khí, tác xạ và kỹ thuật tác chiến. Võ học Việt Nam trong thời kỳ này, gần như chỉ còn được coi là một ngành thể thao có tác dụng giải trí công cộng theo quan niệm đơn giản về thể thao của người Pháp.


Mãi tới cuối thập niên 30, võ học Việt Nam mới có cơ hội bùng lên, bởi tính tự cường dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ sau những thất bại của những phong trào kháng Pháp của Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng… hay các cuộc nổi dậy của Đội Cấn, Đội Cung trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái.


Sau sự ra mắt của môn phái Vovinam vào năm 1938 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, một phong trào học "Võ Tự Vệ" và "Vovinam của người Việt Nam" được thổi bùng lên trong giới thanh niên, sinh viên, học sinh, viên chức tại miền Bắc, khích lệ thêm cả những dịch vụ du nhập võ học ngoại quốc vào Việt Nam, đặc biệt là môn Nhu Thuật (JuJitsu) và võ Thiếu Lâm. Sau 1945, Nhu Đạo (Judo) được du nhập Việt Nam, cùng với môn Yoga (Du Già).


Các hệ phái chính


Các hệ phái võ thuật cổ truyền ở Việt Nam đa dạng nhưng có thể xếp vào 5 nhóm chính: Nhóm Bắc Hà (miền Bắc), nhóm Bình Định (miền Trung), nhóm Nam Bộ (miền Nam), các môn phái có nguồn gốc từ Trung Quốc đến Việt Nam (như các hệ phái danh gia Thiếu Lâm) và ngoài ra, còn có thể kể đến các võ phái Việt Nam phát triển ở nước ngoài.


Nhóm Bắc Hà: Các phái võ Bắc Hà ban đầu đều phát triển ở miền Bắc Việt Nam dù có võ phái sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. Các phái này bao gồm:


· Vật Liễu Đôi: Võ vật có truyền thống lâu đời và rất phổ biến tại miền Bắc Việt Nam. Nhiều làng tổ chức thi đấu vật vào các lễ hội mùa xuân. Lễ hội Vật Liễu Đôi tổ chức thường niên ở làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.


· Nhất Nam: có lịch sử lâu đời nhất trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có khởi nguồn từ Thanh Hóa, Nghệ An. Ông tổ của môn vật truyền thống Việt Nam, Nguyễn Tam Chinh, sinh ra tại vùng này.


Môn sinh võ phái Nam Hồng Sơn (tại Long Biên, Hà Nội) biểu diễn nằm trên bàn đinh cho xe máy cán qua người. (nguồn CAND.com)

Môn sinh võ phái Nam Hồng Sơn (tại Long Biên, Hà Nội) biểu diễn nằm trên bàn đinh cho xe máy cán qua người. (nguồn CAND.com)



· Nam Hồng Sơn: Do võ sư Nguyễn Văn Tộ sáng lập dựa trên cơ sở chương trình rèn luyện võ cổ truyền dân tộc từ thời Nguyễn và vay mượn thêm một số kỹ thuật của võ Trung Hoa.


· Việt Võ đạo (Vovinam): Vovinam - Việt Võ Đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938. Đây là hệ thống pha trộn võ học gia đình, võ Việt Nam và các trường phái võ các nước khác như Judo, Karate... Võ phái dựa trên kỹ thuật phản công ngang, đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.


Nhóm Bình Định: Bình Định là vùng từng thuộc vương quốc Chămpa, nơi có truyền thống võ thuật lâu đời mà những phù điêu của vương quốc Chăm còn lưu giữ hình ảnh. Đây cũng là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn (1778-1802).


Một số nguồn sử liệu cho rằng, sau cuộc khởi nghĩa thành công, Lê Lợi đặc biệt lưu tâm đến việc trui rèn võ nghệ cho quân đội nên cho mở các kỳ thi võ và mở trường dạy võ. Nhà vua ủy thác cho nhà sư Sa Viên là người huấn luyện võ nghệ cho nghĩa binh Lam Sơn từ năm 1415 mở võ đường. Nguyễn Trãi đã đặt tên cho võ đường của nhà sư Sa Viên là Võ đường Bình Định để tưởng nhớ công lao của Bình Định Vương Lê Lợi. Từ đó tên Võ Bình Định được truyền nối khắp nước.


Trong thế kỷ XVIII, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương. Trong số này có Trương Văn Hiến (vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh), Trần Kim Hùng (có tổ tiên sáng lập thôn Trường Đình, Tây Sơn), Diệp Kim Tòng (từ Phúc Kiến, Trung Quốc), Đinh Văn Nhưng (người Ninh Bình). Những võ sư này đã rèn luyện võ nghệ cho anh em nhà Tây Sơn và hầu hết các tướng sĩ của cuộc khởi nghĩa.


Nhạc võ Tây Sơn. (nguồn vntime.vn)

Nhạc võ Tây Sơn. (nguồn vntime.vn)



Từ cuối thế kỷ XVIII các võ sư đã gây dựng tại Bình Định phái võ Tây Sơn (còn gọi là Võ trận Tây Sơn) độc đáo, kết hợp của nhiều hình thức và kỹ thuật từ những võ phái Bình Định khác nhau. Nguyên tắc của võ phái này là: "Nhất mạnh, nhì nhanh, thứ ba giỏi", nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sức mạnh, sự khéo léo, và kỹ thuật có uy lực thực dụng. Tuy nhiên, cùng với sự suy vi của dòng họ Tây Sơn, nhiều kỹ thuật của phái võ trận này chỉ còn được truyền dạy trong các chi phái võ của các gia tộc tại Bình Định.


Từ thời Tây Sơn đến nay, nhóm Bình Định bao gồm nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định và vùng phụ cận như: Roi Thuận Truyền, quyền An Thái, quyền An Vinh và các hình thức võ thuật do các gia tộc, các nhà sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn, Thanh Long võ đạo, Bình Định Sa Long Cương, Võ trận Bình Định, Tân Sơn Bạch Long, Tây Sơn Thiếu Lâm, Bình Định gia, Tiên Long Quyền Đạo...


Nhiều bài danh quyền có xuất xứ từ đất Bình Định như Ngọc trản ngân đài, Lão mai quyền, Thần đồng quyền, Yến phi quyền (còn được gọi là Én bay thảo pháp) đã được đưa vào chương trình khảo thí võ thuật thời Nguyễn và một số bài trở thành bài quy định của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam sau này.


Nhóm Nam Bộ: Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình mở cõi và định cư của người Việt trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Sau khi dứng chân ở Nam Trung Bộ, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam và di dân từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long.


Song song với điều đó, triều Nguyễn cũng lưu đày nhiều tội phạm vào Nam. Vì vậy, nhiều người Việt ở miền Nam xuất thân từ các vùng có truyền thống võ nghệ, lại giành giật sự sống trong cuộc chiến sinh tử với vùng quê mới còn hoang dã, nên hầu hết trong số họ rất thành thạo nghệ thuật chiến đấu.


Từ cuối thế kỷ 18, bị bại trận trước quân khởi nghĩa Tây Sơn, tàn quân nhà Nguyễn bỏ chạy xuống phía Nam quy tụ về Đồng Nai tiếp tục tuyển mộ các võ sư để rèn binh luyện võ. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập năm 1802, nhiều người vùng này đã vượt qua các kỳ thi võ của triều đình, theo đuổi binh nghiệp và trở thành nhiều võ tướng tên tuổi.


Một số hoàng thân quốc thích nhà Tây Sơn, để trốn tránh sự truy nã trả thù của vua Gia Long, cũng lưu lạc tới miền Nam, mang theo sở học của bản thân và âm thầm truyền dạy trong các gia tộc, hình thành nên nhiều võ phái nổi tiếng.


Xuất thân đa dạng của người Việt trong miền Nam đã tạo nên những hệ thống võ thuật Nam Bộ có nguồn gốc rất phong phú pha trộn từ các nhóm Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, đồng bằng sông Hồng và cả những võ phái có xuất xứ từ Trung Quốc (như võ Thiếu Lâm), võ thuật của dân tộc Chăm, võ Cao Miên (Campuchia).


Sự pha trộn nhiều môn loại với kỹ thuật được cải biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở miền Nam trong đó có nhu cầu tự vệ trước thú dữ và khai khẩn đất canh tác mới, đã tạo nên phái Nam Bộ đặc biệt với những võ phái được gọi là "võ miệt rừng" hay "võ miệt vườn" nổi danh như Tân Khánh Bà Trà, Thất Sơn quyền của các nhà sư tại vùng Thất Sơn (An Giang), Âm dương võ phái và phái Kim Kê.


Nhiều võ sư ở miền Nam nổi danh được ví với "tam nhật" (ba mặt trời) là Hàn Bái, Bá Cát và Bảy Mùa; "tam nguyệt" (ba mặt trăng) Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai; "tứ tú" (bốn vì sao) với Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh (Võ sư- diễn viên điện ảnh-Nghệ sĩ nhân dân Lý Huỳnh).


Nhiều võ sĩ miền Nam đã tham gia thượng đài với rất nhiều lần toàn thắng trước các võ sư đến từ những quốc gia lân bang như Cao Miên, Lào, Xiêm. Trước năm 1975, ở miền Nam cũng đã có Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam của Tổng nha Thanh niên trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.


Tuy nhiên, trong các môn phái võ học trên, chỉ có môn phái Vovinam là phát triển mạnh nhất, do cao trào đấu tranh chống Nhật – Pháp trước Cách mạng Tháng Tám. Vụ đụng độ điển hình nhất xẩy ra vào năm 1942, giữa 2 lớp sinh viên Việt và Pháp tại Hà Nội, đã tạo nên hình ảnh cao đẹp trong dư luận Hà Nội: Những sinh viên Việt thấp bé, gầy yếu đã xử dụng tay không đại thắng sinh viên Pháp cao to, khoẻ mạnh.


Từ đó, phong trào học "Võ Tự vệ" (danh xưng Võ trình nhập môn của Vovinam đương thời) và Vovinam bùng dậy mãnh liệt tại khắp các nơi: Các trường trung tiểu học, trường Sư phạm... mặc dầu tại một vài nơi, người Pháp đã quyết liệt áp dụng những biện pháp chế tài tối đa, cấm tập luyện, truyền bá Vovinam.


Sau năm 1945, phong trào học Vovinam để chống Pháp đã mở rộng ra các vận động trường và sân Đại Học Xá Hà Nội, với những lớp võ cộng đồng hàng ngàn người tới hàng chục ngàn người. Trận đánh điển hình nhất là trận cận chiến bằng dao găm và lưỡi lê, giữa một bên là Tự vệ Thành Hà Nội, một bên là lính Lê dương châu Phi thuộc Pháp năm 1946.


Điểm đặc biệt trong thời gian này là: Môn phái Vovinam dưới sự lãnh đạo của cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc đã góp công đào tạo rất nhiều cấp chỉ huy kháng chiến qua lớp huấn luyện các cấp bộ đại đội trưởng và trung đội trưởng dân quân du kích tại Chế Lưu - Ẩm Thượng, Thanh Hương, Đan Hà, Đan Phú (Phú Thọ)… Trong kháng chiến chống Mỹ cũng như xây dựng lực lượng quân đội, công an sau này, võ thuật Vovinam luôn được chú trọng đưa vào giảng dạy, huấn luyện.


Môn phái Vovinam bước sang giai đoạn quảng bá mạnh mẽ với danh xưng Vovinam - Việt Võ Đạo, và hội nhập vào các chương trình huấn luyện cộng đồng cho quân đội, cảnh sát, sinh viên các trường đại học, trung học... đồng thời khởi sự quảng bá ra ngoại quốc. Các môn võ Việt Nam cổ truyền cũng bừng sống lại và hoạt động khá mạnh mẽ như: Võ Bình Định, Lam Sơn Võ Đạo v.v...


Hiện nay, các môn phái võ thuật Việt Nam vẫn được truyền bá rộng rãi khắp trong và ngoài nước, thu hút hàng triệu môn sinh tham gia tập luyện. Việc quảng bá võ thuật Việt cũng không ngừng được các võ sư truyền bá ra nước ngoài, giúp cộng đồng võ thuật thế giới hiểu rõ hơn về võ học Việt Nam và tinh thần võ đạo Việt Nam.






Phần mềm sát hạch lái xe vẫn bị can thiệp

Phần mềm sát hạch lái xe vẫn bị can thiệp
Cụ thể khi kiểm tra lại hệ thống phần mềm tại Sở GTVT Hải Phòng và các trung tâm, cơ sở đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe, Thanh tra Bộ GTVT phát hiện sát hạch viên vẫn có thể tìm cách can thiệp vào hệ thống phần mềm thi, hỗ trợ thí sinh trong quá trình sát hạch, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ông Trần Văn Trường – Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết đoàn kiểm tra đã nhờ đến kỹ sư lập trình mạng để tìm ra những sai phạm từ cơ sở, trung tâm đào tạo, sát hạch bằng lái.

Như tại Trung tâm sát hạch lái xe Nam Triệu, kết nối mạng phòng sát hạch lý thuyết với mạng nội bộ của cả đơn vị. Vì vậy, các máy tính không thuộc phòng thi vẫn có thể kết nối đến máy chủ tại phòng thi để làm hộ bài. Còn tại Trường Trung cấp nghề GTVT Hải Phòng, qua kiểm tra xác suất dữ liệu đã phát hiện sát hạch viên đã can thiệp, hỗ trợ thí sinh trong quá trình sát hạch thực hành lái xe trên đường. Phần mềm sát hạch lý thuyết tại Trung tâm dạy nghề Hoàng Dương và Trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ II chưa hoàn chỉnh nên thời gian làm bài thi được ghi nhận từ máy trạm chứ không phải từ máy chủ. Kết quả là thời gian cập nhật dữ liệu của nhiều bài thi khác thời gian thi thực tế.


Phần mềm sát hạch thực hành cũng được đoàn kiểm tra của Thanh tra Bộ GTVT phá hiện những hạn chế, sơ hở và cũng có thể bị con người can thiệp thay đổi kết quả. Đáng lo ngại, từ những sơ hở đó Hội đồng sát hạch hoàn toàn có thể thay đổi kết quả thi hoặc cho thí sinh thi lại nhiều lần nhưng trong kết quả vẫn chỉ là “lần thi 1”. Thậm chí, kết quả thi có thể bị xóa bỏ hoàn toàn.


Thanh tra Bộ GTVT khẳng định: Công tác kiểm tra, đánh giá hệ thống phần mềm còn sơ sài, thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên kiểm tra để khắc phục. Để xảy ra những tồn tại, hạn chế trên trách nhiệm thuộc trước hết về Thủ trưởng các cơ sở, trung tâm sát hạch lái xe đồng thời cơ quan quản lý của Nhà nước về đào tạo, quản lý sát hạch lái xe cơ giới đường bộ cũng có trách nhiệm liên đới.


Thanh tra Bộ GTVT đã yêu cầu Sở GTVT và các trung tâm, cơ sở đào tạo khắc phục ngay các tồn tại, trường hợp nào chưa đạt chuẩn phải tạm dừng sát hạch. Trong thời gian chờ khắc phục lỗi phần mềm, Sở GTVT cần tăng cường giám sát các kỳ sát hạch nhằm đảm bảo không có sự can thiệp từ bên ngoài, làm sai lệch kết quả sát hạch.


Từ những phát hiện qua đợt kiểm tra tại Hải Phòng, Thanh tra Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải hoàn thiện, nâng cấp phần mềm quản lý giấy phép. Việc sát hạch phải được cập nhật dữ liệu, theo dõi nhật ký khai thác, thời gian làm bài thi từ máy chủ. Kết quả thông tin lần thi phải đúng với thực tế, phần mềm phải có chức năng không can thiệp hủy bài thi. Tổng cục Đường bộ Việt Nam hiện là đơn vị chủ trì hệ thống phần mềm của Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý GPLX.


Bên cạnh đó, về mặt quản lý hành chính, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần chỉ đạo các Sở GTVT địa phương nghiêm cấm sát hạch viên và bất kỳ ai (kể cả kỹ thuật viên) xuống nơi làm bài của thí sinh trong quá trình thi lý thuyết. Trong quá trình thí sinh đang làm bài thi cũng không chấp nhận lý do sát hạch viên, kỹ thuật viên xử lý lỗi kỹ thuật hoặc học viên thao tác không đúng khi nhập số báo danh hoặc bất cứ lý do nào khác.


Tổng cục Đường bộ, Sở GTVT và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan và phải có báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Bộ GTVT trước ngày 30.6.






Đội hình U21 xuất sắc nhất châu Âu mùa giải 2013-2014

Đội hình U21 xuất sắc nhất châu Âu mùa giải 2013-2014












Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Những chiêu "gia truyền" dụ cá, mò tôm ở miền Tây

Những chiêu "gia truyền" dụ cá, mò tôm ở miền Tây
Miền Tây Nam Bộ có diện tích mặt nước trên đồng ruộng, diện tích mặt nước trên sông, rạch, ao, hồ, vuông, xẻo… khá cao. Kinh rạch chằng chịt không chỉ là hệ thống giao thông huyết mạch đường thủy nối liền tỉnh đến huyện, huyện về xã mà còn tỏa đi các ấp, địa bàn dân cư và trong lòng nó chính là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản như: cá, tôm, cua, … vùng nước ngọt, nước lợ và nhiễm mặn.

Đây là nguồn thực phẩm tự nhiên, sạch an toàn và ngon. Thủy sản ở miền Tây sinh sống ở ba vùng nước: nước ngọt, nước lợ và nước mặn cho nên có hàng trăm loại cá và hàng chục loại tôm, cua, ếch, nhái…





Chiều giăng lưới






  1. Mùa nào, cá, tôm, cua, mùa nấy. Mùa mưa thì ếch nhái, cá lóc, cá rô mề, cá trê vàng, … mùa khô thì cá sặc, tôm, cua, tép, … Riêng cá bống tượng, bống trứng… và vộp, ốc, lươn, rùa, trăn, rắn … thì mùa nào cũng có.



  2. Nước lên mang theo tôm, cá,… vào đồng, nước tràn đầy cá cua thi nhau vào đẻ con sinh cháu. Sau đó nước đồng lại cạn tôm, cá trở ra sông …và cứ theo chu kỳ xoay vòng như thế. Người dân chỉ việc mang lộp, nò, lờ, nôm, … bắt về con to để ăn, con nhỏ mang thả vào vuông, đìa quanh nhà để nuôi làm nguồn dự trữ. Thế là, nhà nào nhà đó đỏ lửa kho, nấu, chiên, luộc… hương thơm ngào ngạt cả vùng.




Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ sưu tầm và giới thiệu các vật dụng dùng để bắt các loại thủy hải sản miệt đồng, nó gắn liền với những người dân quê sống ven kênh rạch mà thôi. Phần dụng cụ đánh bắt thủy hải sản biển sẽ được đề cập đến ở một dịp khác.

Bắt bằng tay không


Bắt ếch, bắt nhái: Cuối tháng Ba, đầu tháng Tư âm lịch khi những trận mưa đầu mùa đổ xuống ếch nhái kêu ran ngoài đồng trống, thế là chạng vạng tối tay cầm lồng đèn chong cóc đốt bằng dầu lửa, tay cầm cái bao, cái rộng (làm bằng tre) ra đồng soi nhái. Ếch nhái gặp mưa, chúng kêu vang để “hò hẹn” bạn tình.


Gặp phải ánh đèn nó đành nằm yên chịu trận! Người đi bắt cứ thế lượm bỏ vào bao! Gặp phải ếch nhái “bắt cặp” chộp một tay được liền những hai con! Cứ thế bỏ vào bao mang về! Có khi đi bắt nhái cũng gặp rắn nước, rắn hổ (loài rắn cực độc) sẵn cây, chĩa trong tay họ sẵn sàng hạ “con vật nguy hiểm” kia luôn, một công đôi ba nguồn lợi là vậy!




Bắt cá.

Lượm ốc, bắt cua đồng, mò cá: Ốc gạo trên đồng không ngập nước, ven bờ mương vườn nhiều vô kể, thế là họ cứ thản nhiên cầm thau, cầm rổ đi lượm về cải thiện bữa ăn. Ốc có thể luộc với lá ổi, chấm với cơm mẻ, trẻ con thì bỏ vô lò than hồng nướng vì ốc nướng ăn ngọt và thơm hơn.

Cua đồng rất có hại cho lúa, nên khi gặp người ta có thể bắt bỏ! Không bỏ thì mang về rang, nướng ăn chơi cho vui miệng.


Lượm ốc, lượm cua chỉ bằng tay không là đủ không cần thêm một vật dụng nào khác, trừ cái vật để đựng chúng!


Mò cá: khi nước dưới sông, dưới rạch cạn lòi bãi, người ta lội xuống dùng tay mò cặp mé lá dừa nước, trong các bụp bè (thân cây lá dừa nước – loại lá mọc rất nhiều ở miệt này, dùng để lợp nhà!) thường nhất là cá thác lác, cá trê, tôm càng xanh, … ẩn thân chờ nước lớn, người ta cứ thế tóm lấy cho vào “rộng”.


Bắt cá lên, cá cạn: Cá lên đồng khi những trận mưa lớn đầu mùa đổ xuống. Theo quán tính tự nhiên, cá rô, cá lóc … lên ruộng để sinh con, đẻ cháu. Con người biết được phản xạ này của cá.


Thế là ngay khi cơn mưa đang ập xuống, người ta ra động, lựa chỗ bờ đập, rãnh mương, đường nước dẫn lên đồng, cá mẹ, cá cha lũ lượt vượt bờ đất rộng để tìm nơi có nước! Thế là chúng trở thành mồi ngon cho con người miệt đất này.


Khi đồng ruộng bắt đầu cạn nước, gió chướng thổi mạnh những mưa cuối cùng đã dứt, lúc này khoảng tháng 10, tháng 11, (ngày trước canh tác mỗi năm chỉ một vụ, chủ yếu là dùng nước mưa trời, chứ không dùng máy bơm, lưu nước quanh năm trên đồng như hiện nay) cá bắt đầu tìm đường xuống.


Người ta có thể đào các rãnh dẫn chúng vào các đìa nước nằm giáp giữa vườn và ruộng, có thể làm hầm để cho cá nhảy vào. Và cuối cùng là những con cá non, cá nhỏ bị kẹt lại, cứ thế, người ta dùng tay mò dưới các đường nước sâu (bây giờ đã sền sệt bùn) mà tóm lấy chúng. Mùi bùn thấm đượm hương vị quê nhà là ở đấy!


Đào hầm: Hầm là một khoảng đất được khoét rộng, giữa các bờ mẫu (bờ ranh giữa các thửa ruộng). Cá sẽ tìm đường “xuống” chúng nhảy từ ruộng nước cạn, sang ruộng nước sâu hơn, thế là rơi vào hầm. Cá lóc, cá rô, lúc nhúc trong ấy, chờ đến sáng, “chủ hầm” đến bắt về!


2. Bắt bằng cách dụng cụ tự chế


Rổ, sà nel xúc tép, chạy cù: Tép ở đây là loại tép trấu (có nơi gọi là tép mồng, tép càng, tép đất), thường trú ngụ ở dưới rễ ô rô, nơi lá mái dầm mọc nhiều ven sông, rạch. Khi trái gió trở mùa, không tìm được thức ăn, người ta xuống sông, mang theo rổ lớn (gọi là rổ xúc) hoặc sà nel (loại nông cụ của đồng bào Khmer đươn bằng trúc) để xúc tép. Tép xúc được mang về lặt sạch râu, sạch càng rồi rang muối, kho mặn hoặc sang hơn thì lăn bột chiên ăn với rau rừng và nước mắm đồng dầm bần, hay chùm giuộc cho xong bữa!




Sà nel - dụng cụ bắt cá của người Khơ me




Chạy cù xúc cá bãi trầu, lòng tong: Tương tự như xúc tép, nhưng cá bãi trầu, cá lòng tong, thường sống trên ao, đìa, cạn nước, hoặc các chùm năng, lát mọc dày nơi ruộng lung (ruộng sâu, nước ngập ngang bụng người). Người có kinh nghiệm chạy xoay vòng cho cá gom vào bụi cỏ, gốc năng, lát. Lúc ấy, họ nhanh tay xúc lấy. Cá bãi chầu (con to nhất cỡ ngón tay cái) cá sặc, cá lòng tong, hủn hỉn, … được mang về kho với nước cốt dừa, chấm rau choại, rau ráng luộc ăn với cơm.

Tát đìa: Như trên đã nói, khi trời bắt đầu trở chướng, cá trên đồng dợm rút xuống sông, thường được các bác nông dân “dẫn” vào đìa, vào mương vườn. Nơi ấy, nước sâu lại được chất chà kín đáo là nơi cư ngụ lý tưởng cho cá, tôm. Gần tết, người ta tổ chức tát đìa bắt cá.


Đìa lớn thì ba bốn người dùng gàu đươn bằng lá dừa nước, hoặc bằng tre tát cạn. (Gàu có loại cho một người tát, có loại buộc dây dùng cho hai người tát, gọi là gàu vai). Đìa cạn nước, cá nằm phơi mình trên mặt đất bùn, người ta chỉ việc bắt cá bỏ vào thùng, vào rộng, … mang về. Sau đó, chủ chia cá cho những anh em để trả công người đến tát giúp mình.


Chất chà: Nơi lòng sông, con rạch, người có kinh nghiệm sẽ phán đoán được thuận dòng nước ở đâu cá sẽ trú ngụ nhiều. Thế là chà (cây có nhiều nhánh được đốn rồi phơi cho rụng hết lá) trâm bầu, hay gốc trúc, tre, … được đem chất thành đống dưới sông (nơi đã được chọn). Ở trên, người ta còn phủ thêm lá dừa nước, hoặc bỏ vào “đống chà” ít lục bình (bèo tây) để dụ cá “đến” ở.


Thường chà được chất trước tết 5 – 7 tháng. Gần tết nguyên đán, người ta sẽ dở chà ăn tết! Ngày dở chà, trên dưới chục người dùng đăng (bện bằng sống cây dừa nước, phơi khô chẻ dẹp và vót sạch, dây bện cũng chính bằng dây bụp dừa - phần dưới của thân cây dừa nước, phần này thường ngập dưới nước, được xắn về chẻ nhỏ, phơi khôi làm dây buộc rất chắc!) bao quanh.


Bao xong, người ta vào giữa đống chà vứt chà ra ngoài. Chà vứt hết, người ta dời đăng từ từ vào và dùng tay, vợt để thu sản phẩm. Những đống chà lớn, trúng vụ có khi lên cả mấy trăm ký cá, vài chục ký tôm là chuyện thường!


Đăng mương: Nhưng con lạch, con mương dẫn nước sông vào ruộng, vào vườn, thường có vàm tiếp giáp với sông, trên ngọn cạn và cùng (tức không còn đường nước đi nữa!). Sáng nước lớn, nước ngập mênh mông, người ta dùng cám rang rải khắp mặt nước để nhử cá vào.


Sau đó dùng đăng (loại đăng dùng để dở chà như đã nói) đăng chặn ngang vàm mương. Nước ròng rút dần đến trưa, dòng mương, rạch ấy đã cạn. Người ta đắp đập ngang, tác khô nước mà bắt cá, tép.




Đặt cá tép




Chĩa đâm rắn, lươn, cá: Để có “vũ khí” phòng thân khi ra đồng, ra vườn, người ta thường mang theo mình cây … chĩa. Chĩa có nhiều loại, có chĩa một mũi, chĩa hai, ba, bốn, năm mũi…

Mũi chĩa là bằng thanh sắt nhỏ mài nhọn, trên uốn lại để tra vào cán trúc, cán tre. Đó là loại chĩa đâm cá, phóng ếch, hay hạ sát rắn, … Còn chĩa đâm lươn thì chỉ có hai nhạnh ngắn và bén. Người đi đâm lươn thường dùng chĩa xom xuống những nơi đất mềm, có rơm rạ thúi mục, môi trường mà lươn ưa thích sống. Đâm phải lươn, thì giữ chặt tay chĩa, dùng xà ben, dá, đào đất lên để bắt lấy.


Nơm: Nơm là vật dụng làm bằng các thanh tre vót nhẵn, đầu nhọn hướng xuống phần miệng. Trên túm lại cỡ bằng cái tô, dưới miệng lớn bằng miệng thúng nhỏ. Tính từ miệng lên khoảng độ tấc tay người ta dùng một niềng tre hoặc niềng sắt để cố định các thanh. Khi nôm, miệng nôm úp xuống nước. Những vũng nước nhỏ nghi có cá, người ta dùng nôm úp chúng để bắt.


Ống trúm: Là một ống tre già được thông mắt, mắt cuối cùng được chừa lại. Miệng trúm có hom, hom đươn bằng các thanh tre vót nhỏ, bện bằng dây lạt cà bắp (cây lá dừa nước non, chưa thành tàu lá), mồi nhử thường là cá, cua chết để hôi, đặt trúm nơi bưng biền lắm lát, nhiều sậy. Lươn thích ăn thịt cá chết, tìm đến chun vào trúm và kẹt luôn trong đó.


Câu: Thường làm bằng trúc, tre. Câu có nhiều loại, tùy theo từng loại cá, mồi và cách cắm cũng khác nhau. Xin giới thiệu một số loại câu thường gặp trong dân gian:


- Câu nhấp: Cần câu là một câu lục bình (họ cùng với tre, trúc) lớn, già và dài. Nhợ câu có đến 5 – 7 thước. Lưỡi câu dùng loại lưỡi lớn bằng inox. Mồi là nhái hoặc thằn lằn. Người câu quăng nhợ ra xa, rồi dùng sức kéo lưỡi lướt trên mặt đìa, ao. Cá lóc lớn, (có khi là ếch) thấy mồi “phóng lên” đớp. Thế là … mắc câu.


- Câu thọt: Nhỏ hơn câu nhấp một ít. Cần câu chỉ độ 2 – 3 thước. Nhợ câu cũng ngắn và lưỡi câu cũng nhỏ hơn. Cậu thọt thường được câu ở các hóc lá dừa nước, ven vàm kênh, rạch, chỗ nước lặng … Cách câu cũng tương tự như câu nhấp. Cá mà câu thọt hướng tới là cá lóc nhỏ, cá rô, …


- Câu cá rô tôm tít: Cần câu là cây trúc nhỏ. Nhợ và lưỡi cũng rất nhỏ. Mồi câu là trứng kiến vàng(loại kiến có rất nhiều ở vùng lá dừa nước, lau sậy mọc chằng chịt này!). Người đi câu phải chịu khó đi thọt kiến vàng. Ổ kiến được chọt tung ra, bên dưới có rổ nhỏ để hứng trứng kiến. Khi lúa ngoài đồng mơn mởn xanh, cũng là lúc cá rô con (gọi là cá rô tom tít) đã biết ăn mồi. Mồi trứng kiến bỏ xuống, chúng thi nhau đớp. Hết bầy này, người đi cây tìm chỗ lúa trống câu tiếp bầy khác …


- Câu cắm: Bờ mẫu ruộng còn được dùng để cắm câu. Câu cắm vót bằng tre, mỗi cần câu dài non thước tây. Lưỡi nhỏ tóm bằng nhợ dây chỉ, dây gân. Nếu cắm mồi trùn cơm (loại giun đất) trộn cám thường được cá rô, cá lóc. Cắm mồi nhái bén thì cá lóc hay ăn. Nếu cắm cá trê thì dùng mồi ong non hay trứng kiến.


Cũng loại câu cắm nhưng không cắm trên đồng, trên bờ mương, ao vườn như cách cắm cá lóc, cá rô đã kể. Câu cắm dưới sông để tìm cá chốt, cá bống. Cần cầu dài độ 2 mét bằng trúc hoặc sậy. Nhợ và lưỡi câu buộc cách mặt đất chừng 3 – 4 tấc. Mồi câu là tép mồng, tép trấu. Câu cắm nơi nước chảy mạnh. Khi cá ăn, câu động, người ta cứ thế mà tóm kẻ tham mồi!


- Câu kiều: Đây là loại câu thả. Cần câu là một đoạn tre, trúc, sậy ngắn chừng 5 – 7 tấc. Ở giữa có nhợ và lưỡi câu. Mồi thường là trùn, ốc. Thả câu kiều để bắt các loài ăn “mồi chìm” như cá trê, cá chốt hay lươn...


- Câu giăng: Khác với câu cắm, câu kiều dùng cần bằng cây tre, trúc, sậy. Câu giăng dùng một sợi dây chính để tóm nhiều nhợ và lưỡi vào đó. Câu giăng ven kênh, rạch, mồi thường là trùn, tép. Cá ăn câu giăng thường là các chốt, cá trê, cá bóng, … Có đều đặc biệt là cá sặc không bao giờ ăn câu, bởi miệng nó cấu tạo nhỏ không có lưỡi câu nào vừa để câu được chúng.


- Câu tôm: Tôm càng ăn mồi chìm, mồi là những miếng khoai mì xắt thành khúc. Miệng tôm không vừa lưỡi câu, nên khi tôm ăn, thấy nhợ động, người câu tôm nhẹ nhàng cho xuồng đến gần rồi bất ngờ dùng nôm ụp xuống, sau đó mò bắt chúng.


- Câu cua: Câu cua là một chiếc rổ đương bằng dây hoặc lưới. Mồi được để vào trong rồi thả cho chìm xuống đáy xuống (xung quanh rổ lưới, người ta buộc những cục gạch nhỏ tạo sức nặng). Trên mặt nước có miếng mốp để báo hiệu. Khi cua bén mồi lao vào, người ta thấy động, đến vớt câu lên. Cua mắc lưới không ra được và bị tóm gọn.


Sa vi: Đây là nông cụ rất đơn giản, được bện bằng dây cà bắp để bắt cá lóc. Vật bắt cá này chỉ to hơn cườm tay người lớn, nó chỉ được thắt như các mắc lưới. Điều độc đáo là người đặt sa vi phải có kinh nghiệm biết nơi nào có thể có cá lóc đi qua. Họ đặt, cá vào rồi thì không cách nào “quay đầu” lại mà ra được. Cứ thế, chủ tóm đem về!


Lộp: Lộp làm bằng tre. Lộp đặt ở mương vườn hay hóc lá. Lộp có hai cái hôm: trước và sau. Cá, rùa, cua, tôm vào nhưng không tìm được đường ra, vì bị hôm sau chặn đường, cứ thế chủ đến “đổ lộp” mang về!





Lộp đặt cá






  1. Nhưng nơi nước sâu, muốn bắt cá lớn, người ta dùng đăng ven để nhử cá vào. Lộp lớn làm có ống hơi để cá vào cá lên thể không bị chết ngạt. Lộp nặng không dỡ bằng tay nổi thì dùng cây và dây dừa quay lên, cách quay lộp như quay dây tời kéo pháo vậy!




: Thân hình ống, dựng đứng. Hom làm bằng tre chuốt dẹp. Ven đăng, đặt nò nơi có nước chảy, ben đêm đốt đèn để dụ cá, tép. Tép bạc, cá bóng là sản vật thu được từ nò.

Lờ: Lờ làm bằng ruột tre, cọng chuốt nhỏ. Lờ mảnh khảnh hơn lộp và nò nhiều lần vì lờ chỉ để đặt các loại cá nhỏ như cá sặc, cá chốt mà thôi. Có loại lời bốn hom (đặt các bốn phía) có loại lờ hai hom. Gặp phải lươn rằn chun vào thì sức lờ chịu không nổi!


Chài; Vó; Dớn; Đuôi chuột; Lưới, Sệp: Đây là những vật dụng đánh bắt bằng lưới. Cách cấu tạo mỗi loại có khác nhau, nhưng chủ yếu là để bắt cá dưới sông và khi khoa học đã phát triển. Chài được người vãi ra chụp lấy cá, tôm.


Lưới thì giăng những nơi cá, rắn thường qua lại, vó có loại đặt cố định, có loại cất lên, đặt xuống; Đuôi chuột bện bằng lưới, ven đăng rồi đặt suốt ngày đêm; Sệp là lưới mắc vào hai thanh tre gác tréo rồi dùng sức người đẩy. Vó, lưới, đuôi chuột, sệp, đều sử dụng lưới ít nhiều đã không còn mang dấu ấn nguyên thủy dân gian như ngày xa xưa.


Các dụng cụ đánh bắt dân gian kể trên đều rất dễ kiếm, dễ làm, thậm chí là chỉ với hai bàn tay không, thức ăn vẫn đảm bảo, điều đó chứng minh cho sự giàu có, phong phú về cá tôm ở mảnh đất “lạ lùng, … con cá vùng cũng kinh” này.






Việt Nam ra mắt Trung tâm Gìn giữ hòa bình

Việt Nam ra mắt Trung tâm Gìn giữ hòa bình
Sáng 27.5, tại Hà Nội, với sự chứng kiến của đại diện Liên Hợp Quốc - bà Ameerah Haq, Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc và rất nhiều đại sứ các nước trên thế giới đang làm việc tại nước ta, Bộ Quốc phòng đã công bố quyết định thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam (quyết định số 4792/QĐ-BQP, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh ký ngày 4 tháng 12 năm 2013).



Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trao quyết định cho 2 sĩ quan Việt Nam tham gia vào lực lượng mũ nồi xanh của Liên Hợp Quốc.




Đây là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng, sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu và sự quản lý của Bộ Tổng tham mưu. Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đào tạo, huấn luyện, chuẩn bị và triển khai lực lượng, chỉ huy và điều hành toàn bộ lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là một nỗ lực to lớn, không chỉ của các đơn vị trong Bộ Quốc phòng mà còn là kết quả của những đóng góp quan trọng của các bộ, ban, ngành trong gần một thập kỷ qua.

Cũng trong buổi lễ, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã công bố quyết định với 2 sĩ quan đầu tiên của Việt Nam: Trung tá Mạc Đức Trọng (43 tuổi) và trung tá Trần Nam Ngạn (42 tuổi) chính thức tham gia vào lực lượng mũ nồi xanh, đi làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Nam Sudan của Liên Hợp Quốc, đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam.






Chuyện con nhà giàu "săn" học bổng lớn ở trường Mỹ "xịn"

Chuyện con nhà giàu "săn" học bổng lớn ở trường Mỹ "xịn"
Nguyên nhân không phải học sinh Việt Nam bỗng nhiên giỏi hơn lên, mà do các em đã có được sự trợ giúp bài bản và chuyên nghiệp từ một số trung tâm du học kiểu mới, có mục tiêu giúp học viên vào trường “top” và săn học bổng “khủng”.

Mục tiêu: Học bổng tiền tỉ


Đa phần học sinh Việt Nam được học bổng trực tiếp từ trường đại học lớn của Mỹ đều có thời gian “luyện thi” tại một trung tâm săn học bổng như vậy.


Sau 2 năm hoạt động, một trung tâm tại Hà Nội cho biết đã tư vấn cho gần 80 học sinh với 99% tỷ lệ được nhận và trong số đó 25% được nhận vào các trường "top". Những trường "top" học sinh ở đây đã đươc nhận bao gồm Cornell University, Dartmouth College, New York University, Georgetown University, Macalester College, Vassar College, Hamilton Collage, Duke University, Colgate University, Bryn Mawr College, Lehigh University.




ĐH Priceton, một trong những trường xếp hạng đầu trong nhiều bảng xếp hạng đại học của Mỹ và thế giới.




Một trung tâm khác, thống kê trong 4 niên khóa từ năm 2010 đến tháng 2.2014, tổng số học bổng học viên giành được lên tới hơn 300 tỉ đồng, với hàng trăm học sinh được nhận vào các ĐH hàng đầu của Mỹ, trong đó có các ĐH Ivy League và top 10 Liberal arts.

Hay một học viện ở TP.HCM cũng thống kê học sinh của trung tâm đã vào được các trường hàng đầu, từ những trường thuộc "khối ivy" đến những trường có xếp hạng rất cao như Stanford University, UC Berkeley, Brown University, Duke University, Pennsylvania, Princeton…


Một trung tâm khác cũng tại Hà Nội cho biết trong năm 2013 - 2014 đã giúp đỡ thành công 7 trường hợp học sinh Việt Nam vào các trường IvyLeagues của Mỹ với những suất học bổng toàn phần vào Princeton University, Harvard University, Yale University, Brown Univerisity, Dartmouth College, Cornell. Ngoài ra, học sinh của trung tâm này còn giành được những suất học bổng toàn vào các trường ĐH hàng đầu thế giới như University of Chicago, Swartmore College, Williams College, Amsherst College, Bowdoin College…


Sẽ có câu hỏi là các trung tâm tư vấn du học kiểu này… ở đâu ra mà có thể giúp học viên Việt Nam đạt những kết quả ấn tượng như thế?


Nếu như các trung tâm du học ở Việt Nam thời kỳ đầu chủ yếu nhắm vào đối tượng học sinh không có cửa học đại học ở trong nước, thì một số trung tâm xuất hiện thời gian gần đây có điểm khác biệt rất lớn: Hướng học viên tới những trường Mỹ “xịn” thuộc ivy league và trường có thứ hạng cao, và đặt chiến lược “săn” học bổng cho những học sinh có tiềm năng.


Những người sáng lập và giảng viên trung tâm dạng này, là người Việt Nam hay nước ngoài, đều đã tốt nghiệp những trường hàng đầu của Mỹ và các quốc gia có nền giáo dục phát triển khác như Anh, Úc…



Quy trình “săn” bắt đầu như thế nào?


Ngoài việc học tập trên lớp và các hoạt động ngoại khoá, học sinh phổ thông muốn nộp đơn vào trường tốt trước hết phải “giắt lưng” các chứng chỉ thi SAT và TOEFL.


Với chiến lược cho từng học viên, và mục tiêu là săn được những học bổng "khủng", nên quy trình đào tạo của các trung tâm này rất bài bản. Và chất lượng đương nhiên đi cùng với chi phí mà nếu học sinh không thuộc diện “gia đình có điều kiện” sẽ khó có cơ hội theo học.




Một buổi thi tiếng Anh của trung tâm tư vấn và giới thiệu học bổng ở Hà Nội




Phổ biến nhất hiện nay là các khoá học trước thời điểm học sinh nộp hồ sơ từ 2 – 3 năm. Các kỳ thi chính mà học sinh phải trải qua là TOEFL và SAT. Tuỳ trung tâm mà việc luyện thi SAT được chia thành 2 – 3 cấp độ (trung cấp, cao cấp, đọc viết nâng cao) với học phí trung bình khoảng 9 – 9,5 triệu đồng/ khoá. Luyện TOEFL thành 3 – 4 cấp độ, như TOEFL Foundation, TOEFL Intermediate, TOEFL High-Inter, TOEFL Advanced có với học phí trung bình khoảng 6 - 7,5 triệu đồng/ khoá.

Như vậy, nếu học sinh học tuần tự đạt yêu cầu ở các lớp này thì cũng mất khoảng 60 triệu đồng cho việc học, đó là chưa tính đến việc học rồi mà không đạt phải… học lại.


Đạt chuẩn tiếng Anh rồi sẽ là các lớp học chuẩn bị hồ sơ du học (lớp viết luận, lớp khai mẫu đơn chứng minh tài chính, lớp dạy chuẩn bị sơ yếu lý lịch...). Và đương nhiên các lớp học này có học phí không hề rẻ. Lớp kỹ năng viết cơ bản 12 buổi mà 1 trung tâm mới mở đang tuyển sinh có học phí 8,5 triệu đồng.


Chưa kể đến việc trước khi tham gia vào các khoá “luyện thi” này thì phụ huynh cũng đã phải chi phí cho con học tiếng Anh.


Bên cạnh đó, các trung tâm cũng cung cấp các khoá học ngoại khoá đa dạng như từ thiện, tình nguyện, thể thao… Một mặt, giúp học sinh bồi dưỡng thêm kiến thức xã hội cũng như nâng cao sự năng động, tự tin ở các em; nhưng mặt khác, không kém phần quan trọng là thành tích trong hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần hoàn thiện hơn bản CV (sơ yếu lý lịch) khi chuẩn bị hồ sơ vào các trường đại học Mỹ.


Tuy nhiên, các trung tâm này còn có những gói đặc biệt dành cho những học sinh và phụ huynh có tham vọng lớn.











- Ở Mỹ, các bảng xếp hạng thường chia các trường đại học thành 3 nhóm: National Universities (NUs), Liberal Arts College (LACs) và Regional Universities (RUs). 2 nhóm đầu được chú ý đến nhiều hơn và cũng bao gồm những trường chất lượng cao hơn và cạnh tranh hơn.


Trong nhóm NUs, có các trường Ivy Leagues và Stanford University (không thuộc Ivy League nhưng ngang ngửa) là những trường xếp hạng cao nhất và khó vào nhất. Sau đó đến những trường đỉnh khác như University of Chicago, Georgetown University, University of California at Berkeley, Massachusetts Institute of Technology (MIT), California Institute of Technology, Johns Hopkins University, Duke University, v.v.


Trong nhóm LACs, có các trường hàng đầu như Amherst College, Williams College, Swarthmore College, Wellesley College, Pomona College, etc. cũng rất nổi tiếng và khó vào.


Top 30 của mỗi nhóm trường này sẽ được coi là trường "top" trong con mắt người Việt Nam.


- Ivy League thường được dùng để chỉ nhóm 8 trường đại học và viện đại học thành viên với ý nghĩa về hệ thống, triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo của những trường và viện đại học lâu đời và hàng đầu của nước Mỹ.









Điểm mặt những siêu xe mang phong cách chiến đấu cơ

Điểm mặt những siêu xe mang phong cách chiến đấu cơ
Cảm hứng để thiết kế xe có thể đến từ khắp mọi nơi, nhưng với xe thể thao hay siêu xe thì tốc độ cũng như tính khí động học là hai yếu tố luôn được đặt lên trên hết. Vì vậy các nhà thiết kế thường tìm đến những phương tiện khác có được cả hai yếu tố trên để lấy cảm hứng cho thiết kế của mình, đó là máy bay chiến đấu. Dưới đây là những mẫu concept mang thiết kế đó.



Lamborghini Indomable




Bản concept này được thực hiện bởi hai sinh viên Daniel Chinchilla Ochoa và Alberto Fernandez Albilares, học viên của trường đào tạo thiết kế xe danh tiếng Scuola Politecnica di Design ở Milan. Mẫu concept Lamborghini Indomable được phát triển từ mẫu Gallardo và lấy cảm hứng từ máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại nhất của không quân Mỹ hiện nay là F-22 Raptor.



Ferrari Fx1 RR Concept




Những chiếc xe lấy cảm hứng từ máy bay chiến đấu thường có các thiết kế dàn áo mang hình dáng của động cơ turbine hoặc thân máy bay. Cụ thể trong trường hợp này là mẫu concept Fx1 RR Concept của nhà thiết kế người Albani Marin Myftiu. Nhìn vào hệ thống đèn đuôi của xe ta có thể đoán ngay được chiếc xe được phát triển từ mẫu Ferrari 250 Testarossa và lấy cảm hứng từ chiến đấu cơ F-18.

GM EcoJet





Nhà sưu tập xe Jay Leno đã tự mình thiết kế và lắp ráp chiếc GM EcoJet thông qua hợp tác với Studio của GM ở California. GM EcoJet là chiếc xe đặc biệt với thân xe được làm từ sợi carbon và sợi kevlar, phủ ngoài bộ khung nhôm của Corvette Z06. Nhưng chưa hết, điều khiến chiếc xe này trở nên đặc biệt nhất chính là khối động cơ turbine Honeywell LT-101, công suất 650 mã lực và chạy bằng dầu diesel.

Lamborghini Perdigón





Mẫu concept Lamborghini Perdigón không chỉ lấy cảm hứng từ một chiếc chiếc đấu cơ mà là tổng hòa thiết kế của F-117 Nighthawk và F-22 Raptor. Chi tiết khiến ta biết rằng xe lấy cảm hứng từ chiến đấu cơ chính là turbine nằm ngay trên capô xe. Đây là thiết kế của một sinh viên năm cuối thuộc trường Nghệ thuật Thiết kế, ở California.

Pagani Zonda Tricolore





Siêu xe Pagani Zonda đáng ra có tên là Fango F1, cái tên này được đặt theo Juan Manual Fango, nhà vô địch công thức 1 của Argentina. Tuy nhiên sau đó nhà sản xuất siêu xe Ý đã quyết định đặt tên xe là Zonda, tên một cơn gió vùng cực. Phiên bản đặc biệt Tricolore của xe khoác lên mình màu áo của chiếc máy bay biểu diễn Aermacchi MB-339 PAN.

Marussia B2





Cái tên nói lên tất cả, chiếc xe này được thiết kế với cảm hứng từ máy bay ném bom tàng hình đắt giá nhất của Mỹ hiện nay là B-2 Spirit. Nhìn chính diện phía trước, với thiết kế mui xe bo tròn, ta có thể tưởng tượng ngay đến buồng lái của chiếc B-2 của không quân Mỹ.

Lamborghini Egoista





Lamborghini Egoista là siêu xe một chỗ ngồi với khoang lái được được làm bằng sợi carbon và nhôm, thiết kế giống với một chiếc trực thăng AH-64 Apache. Lamborghini Egoista là phiên bản kỷ niệm 50 năm thương hiệu, với trang bị động cơ V10 5.2 lít và công suất 600 mã lực.

Lamborghini Ankonian Concept





Mẫu concept Lamborghini Ankonian được thiết kế bởi Slavche Tanevski, xe được phát triển lên từ mẫu Lamborghini Reventon, vốn lấy cảm hứng từ chiếc F-22 Raptor. Slavche Tanevski cho biết anh muốn tạo ra một mẫu xe có phong cách chiến đấu cơ giống với chiếc Reventon, tuy nhiên chiếc xe sẽ hầm hố và dữ dằn hơn rất nhiều. Cái tên Ankonian được đặt theo một con bò với lông màu đen. Đây từng là mẫu concept cho một mẫu Lamborghini Hybrid 2016.



USAF Mustang X-1




Có thể nói hiện nay trên thế giới không có một chiếc xe nào mang nội thống giống với máy bay như chiếc Galpin Auto Sports’ Mustang XF-1. Xe có ghế lái được bố trí chính giữa, xe không hề có vô lăng, Ở ngay trước ghế lái là bảng điều khiển với cần lái, hai bên là hai bàn đạp, phía trên bảng điều khiển là ba màn hình hiện thị lớn, giống với một chiếc máy bay.

Lamborghini Reventon





Tại Frankfurt Motor Show 2007, Lamborghini đã cho ra mắt một trong những siêu xe hiếm có và đắt nhất vào thời điểm đó là Reventon với cảm hứng từ máy bay tàng hình F-22 Raptor. Lamborghini chỉ sản xuất đúng 20 chiếc Reventon với giá bán là 1,5 triệu USD.

Tramontana R Edition





Tramontana R Edition là mẫu xe kết hợp thiết kế giữa một chiếc xe đua Công thức 1 và một chiếc chiến đấu cơ. Xe được trang bị động cơ V12 5.5 lít, công suất 760 mã lực. Nhờ sử dụng vật liệu sợi carbon mà xe chỉ có khối lượng là 1.247 kg. Động cơ mạnh mẽ cộng với khối lượng nhẹ giúp xe dễ dàng tăng tốc từ 0 – 100 km/h trong vòng 3,6 giây.




Phá đường dây thầu đề cực "khủng" tại TP.HCM

Phá đường dây thầu đề cực "khủng" tại TP.HCM
Trước đó, 18h chiều 22.5 các chiến sĩ cảnh sát hình sự đã chia thành nhiều mũi, bất ngờ tập kích vào các địa điểm ở các quận 2, 3, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Thạnh và Gò Vấp. Công an đã bắt giữ 28 đối tượng và thu giữ hơn 2 tỷ đồng, 200 USD, niêm phong 2 két sắt, gần 900 phơi đề cùng nhiều máy móc, thiết bị khác.



Các đối tượng trong đường dây thầu đề "khủng" tại CQĐT.




Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Ngọc Thắng (SN 1978, trú quận Bình Thạnh) là đối tượng tổ chức đường dây thầu đề trên. Tại ngôi nhà số 17 đường số 54, phường Thảo Điền, quận 2, công an đã thu giữ gần 10 triệu đồng, 200 USD, 180 phơi đề và niêm phong 1 két sắt. Đối tượng Nguyễn Hữu Lộc (SN 1984, trú tỉnh Đồng Nai) làm nhiệm vụ tiếp nhận phôi đề từ các đại lý cấp 1 chuyển về qua máy fax, chi trả tiền thắng thua qua thẻ ATM và được Thắng trả 4 triệu đồng/tháng.

Theo cơ quan điều tra, 13 địa điểm còn lại là đại lý cấp 1. Hàng ngày, Thắng tiếp nhận hàng trăm phơi đề do các đại lý cấp 1 chuyển về, do đó số tiền thắng thua lên đến hàng chục tỷ đồng/ngày. Thỉnh thoảng, Thắng cũng chuyển bớt một phần cho đối tượng Hồ Văn Hưng, trú ở đường Cao Lỗ, quận 8.


Hiện Công an TP.HCM đang mở rộng điều tra, truy xét các đối tượng liên quan đến đường dây thầu đề cực lớn này.






Ngại vất vả, nam thanh niên đi bán dâm kiếm tiền

Ngại vất vả, nam thanh niên đi bán dâm kiếm tiền
Trước đó, Vinh lừa bạn mượn xe đi chơi rồi mang đến tiệm cầm đồ lấy 10 triệu đi tiêu xài. Sau đó, nạn nhân đã nhiều lần liên lạc với Vinh nhưng không được, nên trình báo công an. Bị triệu tập điều tra, Vinh bỏ trốn vào TP.HCM nên Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã truy nã Vinh trên toàn quốc.

Tại cơ quan điều tra, Vinh khai nhận, vào TP.HCM đã gặp nhiều người bạn là công nhân may áo gió, giày da. Nghe Vinh kể do quê không có việc làm nên vào TP.HCM lập nghiệp, bạn bè của Vinh ai cũng thương tình và tìm việc làm cho Vinh. Tuy nhiên, sau khi được bạn tìm giúp việc làm, Vinh không chịu đi làm do ngại vất vả.


Trong thời gian đó, Vinh nghe tin ở TP.HCM có một nhóm nam thanh niên chuyên làm nghề phục vụ các “quý bà” để kiếm tiền. Lập tức, Vinh xin gia nhập vào nhóm “phi công trẻ” và được đồng ý.






Xe đâm vào nắp cống, chổng ngược, 3 thanh tra giao thông nhập viện

Xe đâm vào nắp cống, chổng ngược, 3 thanh tra giao thông nhập viện
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 12h trưa ngày 26.5. Thông tin ban đầu, vào thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe ô tô Ford chở 3 cán bộ TTGT mang BKS 11A – 1868 chạy nhanh trên đường Hồ Chí Minh. Khi đi đến đoạn qua xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng thì bất ngờ đâm vào nắp cống và bị lật ngửa.



Hiện trường vụ tai nạn.




Vụ tai nạn khiến 3 cán bộ TTGT bị thương phải nhập viện.

Theo quan sát của PV, sau khi gặp nạn, chiếc xe Ford của Thanh Tra Giao Thông bị hư hỏng nặng, khung xe bị biến dạng, kính chắn gió bị vỡ.





Chiếc xe bị hư hỏng nặng sau vụ tai nạn.




Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.




Gửi thỉnh nguyện thư phản đối Trung Quốc lên EU

Gửi thỉnh nguyện thư phản đối Trung Quốc lên EU
Ngày 25.5 (theo giờ địa phương), cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển đã tập trung tại quảng trường Triangeln - trung tâm thành phố Malmo ở phía nam Thụy Điển, để biểu tình, tuần hành phản đối Trung Quốc. Khoảng 400 người Việt Nam từ Malmo và nhiều thành phố khác, đặc biệt là các thành phố phía nam nơi có đông người Việt đang học tập, làm ăn, sinh sống… đã tập trung biểu tình phản đối các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đại diện Đảng Cộng sản Thụy Điển tại khu vực Malmo cũng đã cử đại diện tham gia cuộc biểu tình.
Cộng đồng người Việt biểu tình, tuần hành phản đối tại Thụy Điển ngày 25.5. TTXVN

Cộng đồng người Việt biểu tình, tuần hành phản đối tại Thụy Điển ngày 25.5. TTXVN





Những người tham gia cuộc biểu tình đã “nhuộm đỏ” quảng trường Triangeln và những tuyến phố gần đó bằng cờ Tổ quốc, áo, mũ, băng rôn, khẩu hiệu bằng các thứ tiếng Việt, Anh và Thụy Điển, trong đó khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam - một dân tộc yêu chuộng hòa bình…

Cuộc biểu tình, tuần hành đã nhận được sự quan tâm của người dân sở tại, thu hút đông đảo báo giới Thụy Điển và quốc tế tới đưa tin, ghi hình. Kết thúc biểu tình, ban tổ chức đã thu thập chữ ký của bà con người Việt và người dân sở tại để gửi kèm thỉnh nguyện thư đến Chính phủ, Bộ Ngoại giao Thụy Điển và Liên minh châu Âu (EU) để phản đối Trung Quốc.


Cùng ngày, cộng đồng người Việt và du học sinh Việt Nam tại thành phố Montreal của Canada đã biểu tình trước trụ sở Lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Do Lãnh sự quán Trung Quốc tại Montreal nằm trên một trong những con phố sầm uất nhất thành phố nên cuộc biểu tình đã thu hút sự chú ý của người dân Canada. Những người biểu tình phát tờ rơi tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam, vạch rõ hành vi gây hấn của Trung Quốc.


Dự kiến các cuộc biểu tình tiếp theo sẽ diễn ra trước trụ sở Quốc hội Canada tại Ottawa và trụ sở Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto.


Ngày 25.5, ở TP. Osaka, hơn 1.000 người Việt sống và làm việc tại các địa phương ở vùng Kansai, Nhật Bản đã xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Đại diện Ban Tổ chức đã đọc và chuyển kháng nghị trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc ngừng ngay các hành vi xâm phạm, rút giàn khoan và các tàu bảo vệ vô điều kiện, rút khỏi quần đảo Hoàng Sa, tôn trọng tự do hàng hải…


n Những ngày qua, các học giả quốc tế tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. GS Jonathan London - chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á tại Trường Đại học Hongkong (Trung Quốc) nhận định, cách tốt nhất mà Việt Nam có thể sử dụng khi đề cập đến căng thẳng tại Biển Đông là tiếp tục cung cấp những bằng chứng cho thế giới thấy rõ thực trạng đang diễn ra trên biển là như thế nào, cũng như cho thế giới biết hành vi của phía Trung Quốc, đặc biệt là việc đưa tàu chiến đến khu vực này. Ông London tin rằng dư luận thế giới sẽ nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra tại Biển Đông.


GS Zachary Abuza - chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons của Mỹ cho rằng, Trung Quốc sẽ mất rất nhiều nếu từ chối tham gia vụ kiện. TS Mark Valencia của Mỹ cho rằng, nếu Việt Nam đồng khởi kiện với Philippines, điều đầu tiên hai nước này sẽ đạt được chính là sự hậu thuẫn về mặt tinh thần của cộng đồng quốc tế, và điều đó có thể sẽ tác động đến các thẩm phán trực tiếp tham gia phiên xử, để họ đưa ra phán quyết có lợi cho Việt Nam và Philipinnes.






Nông dân vẫn “đơn thương độc mã”

Nông dân vẫn “đơn thương độc mã”
Vì sao nông sản ế ẩm?

Tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014, tiến sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho rằng, ngành nông nghiệp làm rất tốt công tác chính sách xây dựng chiến lược. Vấn đề của ngành nông nghiệp là, dựa trên chiến lược nông nghiệp tốt, sản lượng liên tục tăng tạo nên thừa cung trong điều kiện sức cạnh tranh yếu.


Ông Sơn cho rằng, khâu lưu thông ngày càng mắc kẹt giữa bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và bộ Công thương, khi không đơn vị nào lo tập trung chuyện này. Vì vậy, tiến sĩ Sơn kiến nghị hoặc tổ chức mới, hoặc có chương trình đẩy nhanh nghiên cứu thị trường.


Cá tra là sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, nhưng nông dân nuôi cá tra vẫn liên tục gặp khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng Yến

Cá tra là sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, nhưng nông dân nuôi cá tra vẫn liên tục gặp khó khăn. Ảnh: Lê Hoàng Yến





Ông Sơn cũng cho rằng cần có một loạt tổ chức hỗ trợ cho người dân, hỗ trợ cho doanh nghiệp kết nối thị trường như bán hàng ở đâu, tiêu chuẩn ra làm sao, Nhà nước có chính sách như thế nào, hàng rào kỹ thuật là như thế nào, mạng lưới tiêu thụ ở các thị trường mới là như thế nào. “Chúng ta có rất nhiều tổ chức hỗ trợ sản xuất nhưng hoàn toàn thiếu tổ chức hỗ trợ sau sản xuất nông sản”.








Mỹ làm chủ giá sản phẩm toàn cầu của những mặt hàng họ có thế mạnh vì họ có một hiệp hội mạnh có khả năng thống nhất giá cả của toàn bộ sản phẩm do Mỹ làm ra.




Lại nhớ đến những hội chợ nông sản quốc tế ở Pháp, ở Đức diễn ra hàng năm, nhà nông luôn đi kèm với đơn vị xúc tiến thương mại. Những người nhanh nhạy về thị trường, hiểu biết về chính sách, am tường về thương mại đa phương mới có khả năng thúc đẩy việc buôn bán nông sản với mức giá phù hợp.

Ông Văn Đức Mười, tổng giám đốc Vissan cho rằng, vai trò của đơn vị xúc tiến thương mại và hiệp hội nghề nghiệp của các nước chính là lực đẩy của việc phát triển nông nghiệp: “Vì sao người Mỹ làm chủ giá sản phẩm toàn cầu của những mặt hàng họ có thế mạnh? Bởi vì họ có một hiệp hội mạnh có khả năng thống nhất giá cả của toàn bộ sản phẩm do Mỹ làm ra, chẳng hạn ngũ cốc.


Ai kinh doanh các loại ngũ cốc cũng phải chờ giá của hiệp hội này đưa ra, và như vậy họ kiểm soát toàn bộ thị trường. Hay như anh xúc tiến nông nghiệp của Úc, họ nhận nhiệm vụ đi bán bò cho nông dân Úc và lãnh lương từ tiền thuế của nông dân đóng. Vậy là họ phải tổ chức việc sang tận Việt Nam, mời những người mua hàng lớn, đón tiếp tận tình và lo toàn bộ giấy tờ, thủ tục để chúng tôi có thể mua được thịt bò Úc một cách dễ dàng nhất…” Hiện nay, chúng ta thiếu hoàn toàn những người làm việc này.


Thiếu doanh nhân nông nghiệp


Ông Trần Thanh Hải, phó cục trưởng cục Xuất nhập khẩu bộ Công thương, chia sẻ: “Nền nông nghiệp Việt Nam chưa tạo ra đủ giá trị gia tăng như tiềm năng vốn có của nó. Và đây chính là một điểm yếu dẫn đến việc phát triển không bền vững của nền kinh tế trong hội nhập khu vực và toàn cầu”.


Cụ thể, giá trị của nông nghiệp đang chiếm 18,4% tổng GDP của quốc gia, sử dụng đến 47% lực lượng lao động của cả nước và đóng góp 15% tổng giá trị xuất khẩu. Nếu gỡ bỏ xuất khẩu sản phẩm của Samsung và bán dầu thô, quặng thô, thì giá trị xuất khẩu nông nghiệp còn lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 1,6% tổng số doanh nghiệp cả nước.


Điều này nói lên điều gì? Chỉ có doanh nghiệp nông nghiệp mới có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp như thương hiệu, sản phẩm sau thu hoạch… chứ nông dân thì chỉ thuần tuý sản xuất. Như vậy chỉ có 1,6% doanh nghiệp nông nghiệp thì chưa thể làm được gì nhiều cho việc gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp.


Chưa kể, là chúng ta có những sản phẩm chiếm tỷ trọng số một, số hai thế giới như gạo, càphê hay hạt tiêu, nhưng chúng ta hoàn toàn không nắm được phần quyết định nào trong cuộc chơi của những sản phẩm này mà hoàn toàn phụ thuộc vào giá thế giới, vốn có khi quyết định bởi những người không mấy liên quan. Điều này cũng làm cho giá trị nông nghiệp Việt Nam khó mà phát triển được.


Hiện nay, chúng ta đang thấy có những dịch chuyển thú vị trong nông nghiệp. Đó là sự đầu tư cho nghiên cứu phát triển để có thể làm ra được những sản phẩm nhiều chất xám hơn. Đơn cử trường hợp của công ty thuỷ sản Vĩnh Hoàng. Công ty này vốn nằm trong nhóm dẫn đầu về xuất khẩu cá da trơn. Nhưng trước đây giá cá có thể đạt từ 4 – 5 USD/kg thì nay rớt xuống chỉ còn 2 USD/kg. Điều này đẩy doanh nghiệp vào thế vô cùng khó khăn. Và họ đã quyết định dùng rất nhiều tiền để đầu tư cho việc nghiên cứu chiết xuất ra collagen từ cá để tạo ra một sản phẩm mới mang giá trị gia tăng cao hơn.







Có nên chấp nhận cho chồng ngoại tình để hưởng tiền từ bồ già giàu có?

Có nên chấp nhận cho chồng ngoại tình để hưởng tiền từ bồ già giàu có?
Tôi 41 tuổi, kết hôn hơn chục năm rồi. Chồng tôi là giám đốc của một công ty tư nhân, còn tôi từ lúc sinh con chỉ ở nhà nội trợ. Trước kia chồng rất quan tâm tới vợ con, nhưng gần đây tôi thấy anh có biểu hiện khác thường như hay đi công tác và qua đêm ở ngoài.

Tôi theo dõi thì phát hiện chồng ngoại tình cả năm nay với một người phụ nữ lớn tuổi. Khi biết sự việc tôi đã rất sốc, nhưng cố gắng trấn tĩnh để nói chuyện, không ngờ chồng còn đưa ra thỏa thuận: nếu tôi cho phép anh đi lại với người phụ nữ đó, anh ta sẽ mang tiền về cho gia đình, bởi bồ của anh ta rất giàu, nhưng bắt tôi phải cam kết chấp nhận việc qua lại này.


Tôi có nên làm theo ý chồng không, bởi nếu tôi cấm liệu anh ấy có chấm dứt được không, hay còn lén lút qua lại với họ? Thà rằng tôi để cho chồng thoải mái mà anh ta mang tiền về cho gia đình, còn hơn mất tất cả. Tôi rất phân vân, tôi xin nhà tư vấn một lời khuyên.


(Châu)




 Ảnh minh họa: Inquisitr.com.

Ảnh minh họa: Inquisitr.com.





Trả lời:

Chào chị, chắc hẳn chị đang rất phân vân về bài toán gia đình của mình. Mong chị hãy bình tĩnh để có những quyết định sáng suốt chị nhé.


Trước tiên chị hãy xem lại tình cảm giữa chị và chồng thời gian gần đây như thế nào, nếu là tình yêu thực sự thì không có việc san sẻ tình cảm đó cho người khác đâu chị ạ. Chị còn muốn gia đình tồn tại thì nên yêu cầu anh ấy chấm dứt mối quan hệ bất chính này lập tức.


Chồng chị muốn lợi dụng tình cảm của người khác để lấy tiền mang về cho gia đình? Thực sự chị có cần những đồng tiền mà anh ấy kiếm theo cách đó không? Liệu tình cảm của họ chỉ dừng lại ở việc trao đổi mua bán, hay còn sâu đậm hơn? Nếu không muốn, chị có thể trao đổi thẳng thắn với chồng quan điểm của mình để chồng hiểu được sự cương quyết của chị với đề nghị quá vô lý từ phía anh ấy.


Những việc chồng chị đang làm là vi phạm pháp luật về luật hôn nhân và gia đình và luật phòng chống bạo lực gia đình. Anh ấy không những gây ra sự tan vỡ trong hôn nhân mà còn bạo lực về tinh thần đối với chị, anh đang ép buộc chị phải chấp nhận mối quan hệ bất chính với người phụ nữ kia. Chị có thể nhờ người có uy tín trong dòng họ khuyên bảo, hoặc nhờ chính quyền can thiệp nếu anh ấy tiếp tục ép chị phải chấp nhận mối quan hệ “chồng chung vợ chạ”.


Nếu chị tỏ ra bất lực hoặc nhượng bộ với chồng, có nghĩa chị ngầm để chồng hiểu chị chấp nhận đề nghị của anh ta. Vậy con cái chị sẽ học hỏi được gì từ cuộc sống của bố mẹ? Nếu anh chị không còn tình cảm với nhau nữa thì nên chia tay chứ không phải chọn cách sống như vậy.


Nếu buông xuôi để chồng đi với người khác, chị nên chấp nhận một cách vui vẻ, nếu vẫn còn cảm thấy bực tức, khó chịu, thì phải lên tiếng. Đừng để người chồng nghĩ chị là người nhu nhược chị ạ.


Như những gì chị nói trên tôi hiểu chị đang bị lệ thuộc vào kinh tế từ chồng. Bởi vậy có thể tiếng nói của chị đã không còn trọng lượng đối với anh ta nữa. Vì thế, chị nên chủ động đi tìm việc để không quá phụ thuộc vào chồng chị nhé.


Chúc chị sớm có quyết định sáng suốt cho chính mình.


Chuyên viên tâm lý Trịnh Thu Hà, Chuyên viên tư vấn tình cảm Linh Tâm






Đưa thi thể ngư dân bị tàu lạ đâm tử nạn vào đất liền

Đưa thi thể ngư dân bị tàu lạ đâm tử nạn vào đất liền


  • Đưa thi thể ngư dân bị tàu lạ đâm tử nạn vào đất liền

    Dân Việt - Ông Mai Tuấn Phượng, Phó Chủ tịch huyện Cô Tô (Quảng Ninh) cho biết, khoảng 4 giờ sáng nay (26.5), thi thể ngư dân tử nạn do bị tàu lạ đâm chìm đã được đưa vào đất liền để chuyển về quê mai táng.



  • Những sự cố hài hước trong lịch sử quân sự

    Khi thấy máy bay giảm dần độ cao, phi công Liên Xô nghĩ động cơ ngừng hoạt động nên đã thoát ra ngoài. Nhưng sau đó phi cơ lại vọt lên và tự bay qua mấy nước.



  • Một lần ra với biển!

    Dân Việt - Người miền núi bao giờ cũng ham biển. Bàn chân bao lâu nay phải lựa đá, níu cây mà len bàn chân, uống giọt nước tích tụ trong ống nứa, nay khi về với mênh mông cát vàng, dập dềnh sóng vỗ thì còn gì ham bằng.



  • Thái Lan: Chính quyền mới dọa xử người gây rối tại tòa quân sự

    Dân Việt - Chính quyền quân sự mới ở Thái Lan ngày 25.5 đe dọa truy tố những người gây rối loạn an ninh, trật tự ra tòa án quân sự trong bối cảnh biểu tình chống đảo chính leo thang.



  • Người Việt ở nước ngoài tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc

    Dân Việt - Thông điệp mà cộng đồng người Việt tại Sydney gửi đi là Trung Quốc hãy hành động đúng tại Biển Đông và Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.



  • Bò tót húc 3 người thương vong ở Quảng Nam

    Sáng 26.5, ông Phạm Thế Chất, Bí thư Đảng ủy xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam vừa có văn bản cho biết, sáng nay một con bò rừng xuất hiện đã húc chết 1 người dân và làm 2 người khác bị thương nặng.



  • Miền Bắc mưa rải rác, nắng nóng chấm dứt

    Dân Việt - Đêm về sáng 26.5, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén yếu rãnh áp thấp, Bắc Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác khiến nhiệt độ các tỉnh, thành đồng loạt giảm thấp, nắng nóng trên diện rộng chấm dứt.



  • Công an mời nguyên TGĐ Đường sắt Việt Nam lên làm việc

    Nguồn tin riêng của PV cho biết, liên quan đến nghi án nhận hối lộ 16 tỷ đồng từ Cty JTC Nhật Bản, một số cán bộ Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) được mời lên làm việc; trong đó có ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam.



  • Quảng cáo “nổ” về thực phẩm chức năng

    Dân Việt - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa xử phạt 17 triệu đồng, buộc thu hồi toàn bộ tờ rơi, áp phích quảng cáo, nội dung quảng cáo của sản phẩm sinh lý dành cho nam giới Genki 9, sinh lý dành cho nữ giới Genki 6...



  • TP.HCM: Số bệnh nhân tay chân miệng tăng cao

    Dân Việt - Bệnh tay chân miệng thông thường chỉ bùng phát vào mùa mưa nhưng tại TP.HCM, những ngày nắng nóng vừa qua, số ca bệnh đổ dồn từ các tỉnh về không ngừng tăng lên.














Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Những sự cố hài hước trong lịch sử quân sự

Những sự cố hài hước trong lịch sử quân sự
Phản lực cơ tự bay qua nhiều nước sau khi phi công nhảy ra

Vụ tai nạn hàng không kỳ lạ nhất trong lịch sử xảy ra vào ngày 4.7.1989. Hôm đó đại tá Skurigin, người điều khiển một chiếc MiG-23, nhận thấy phi cơ không thể cất cánh. Do phi cơ lượn dần xuống phía dưới, Skurigin tin rằng động cơ đã ngừng hoạt động nên ông nhấn nút để bật ra khỏi máy bay.


Sau đó, trước sự ngạc nhiên của viên đại tá, chiếc máy bay không lao xuống đất mà tiếp tục bay về hướng tây theo chế độ tự động, The National Post đưa tin.


Phi cơ phản lực MiG-23. Ảnh: aerospaceweb.org

Phi cơ phản lực MiG-23. Ảnh: aerospaceweb.org





Các phản lực cơ của Mỹ bám sát chiếc MiG-23 khi nó bay qua Tây Đức. Sau đó Pháp cũng điều phi cơ chiến đấu theo chiếc máy bay Liên Xô khi nó lọt vào không phận của họ. Cuối cùng phi cơ tiến sang Bỉ và rơi trúng một ngôi nhà khiến một thiếu niên trong nhà tử vong.

Sau vụ tai nạn, chính phủ Bỉ chỉ trích Liên Xô về sự phản ứng chậm trước tình huống khẩn cấp và không thông báo cho họ về việc phi cơ MiG-23 mang theo vũ khí hạt nhân hay hóa học hay không.


Chiến hạm khổng lồ gây lụt tại Nhật Bản


Trước khi chìm bởi hỏa lực Mỹ vào ngày 24.10.1944 trong Trận chiến Vịnh Leyte, thiết giáp hạm Musashi của đế quốc Nhật Bản là một trong hai tàu chiến uy nặng nhất và lớn nhất mà loài người từng đóng. Với chiều dài 256 m và trọng lượng rẽ nước khi đầy tải lên tới 72.800 tấn, nó sở hữu những khẩu pháo 460 mm có tầm bắn lên tới gần 37 km. Ngoài ra nó còn mang theo tới 150 khẩu đội chống máy bay.


Một bức tranh về thiết giáp hạm Musashi của đế quốc Nhật Bản. Ảnh: blogspot.com

Một bức tranh về thiết giáp hạm Musashi của đế quốc Nhật Bản. Ảnh: blogspot.com





Tuy nhiên, kích thước và khối lượng khổng lồ của Musashi chính là nguyên nhân khiến nó vô tình gây nên một trận lụt ở thành phố Nagasaki khi quân đội Nhật Bản hạ thủy nó vào tháng 11.1940, Fox News đưa tin.

Quá trình đưa tàu xuống nước khiến mực nước ở cảng tăng thêm 100 cm. Nước tràn tới những khu vực dân cư xung quanh cảng và khiến nhiều tàu cá gần đó lật. Để bảo đảm bí mật cho lễ hạ thủy tàu, quân đội Nhật cấm người dân ra khỏi nhà khi nước lũ tràn vào nhà của họ.


Đội quân viễn chinh tháo chạy vì binh sĩ say rượu


Để trả thù cho việc chính quyền Tây Ban Nha đối xử tệ với các nhà ngoại giao Anh, giới cầm quyền Anh phái 10 tới 15 nghìn binh sĩ cùng 80 tàu chiến để chiếm thành phố Cadiz của Tây Ban Nha vào năm 1625.


Tuy nhiên, đa số binh sĩ trong lực lượng chiếm Cadiz là những người buộc phải tòng quân nên họ không thiết tha với việc chiến đấu. Ngoài ra họ cũng không mang đủ vũ khí, lương thực trong cuộc viễn chinh, Examiner đưa tin.


Một pháo đài ở thành phố Cadiz, Tây Ban Nha. Ảnh: blogspot.com

Một pháo đài ở thành phố Cadiz, Tây Ban Nha. Ảnh: blogspot.com





Ngay sau khi đổ bộ lên thành phố Cadiz, những người lính Anh lấy rượu vang của dân địa phương vì kho rượu trên các tàu của họ đã cạn. Sau đó, lính Anh say đến nỗi họ không nghe lệnh của các sĩ quan. Edward Cecil, người chỉ huy đoàn quân, ra lệnh cho toàn bộ binh sĩ trở lại tàu, song để lại 2.000 người say.

Sau đó người Tây Ban Nha đã tiêu diệt những người không xuống tàu. Trong số những lính Anh xuống tàu, chỉ khoảng một nửa còn sống sót khi tàu về nước do thời tiết khắc nghiệt và sự thiếu thốn lương thực.






Bầu Kiên nói cấp dưới không phạm tội, vợ bầu Kiên xin hoãn trả lời

Bầu Kiên nói cấp dưới không phạm tội, vợ bầu Kiên xin hoãn trả lời
Bầu Kiên kêu oan, nhận trách nhiệm thay cấp dưới

Sáng nay (26.5), TAND TP.Hà Nội tiếp tục ngày xét xử thứ 6, vụ “đại án” kinh tế với bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Khoảng 8h30, phiên xét xử được bắt đầu, trước vành móng ngựa, bầu Kiên vẫn mặc chiếc áo màu xanh kẻ sọc trắng như tại phiên xử cuối tuần trước.


Khi được hỏi về các tội danh bị VSKND Tối cao truy tố, bị cáo Kiên một lần nữa khẳng định mình không phạm tội như cáo trạng ghi. Bị cáo Kiên cho rằng mình không làm điều gì ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ của đất nước. “Trong 21 tháng, tôi đã liên tục gửi đơn kêu oan và tôi nghi ngờ là do đây là đơn tố cáo CQĐT nên CQĐT đã không gửi đi cho tôi”, bị cáo Kiên nói.




Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tại phiên xét xử sáng nay.



Khi được hỏi về việc lừa đảo bán cổ phần cho Hòa Phát, bị cáo Kiên cho biết: "Cho đến khi bị bắt, tôi đã thực hiện thỏa thuận của tôi với anh Long (Chủ tịch Hòa Phát), thực tế là thỏa thuận cung ứng dịch vụ theo Điều 74 Luật Thương mại gồm các nội dung: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu của BĐS Hòa phát do ACI nắm giữ cho MTV Hòa Phát, tôi là người đem 264 tỷ này làm hợp đồng hoán đổi cổ phiếu và tôi thông qua em gái tôi mua cổ phiếu".

Bị cáo Kiên cũng khẳng định bị cáo Trần Ngọc Thanh, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội không có bất kỳ hành vi gian dối nào trong việc này. “Trong quá trình ký và thực hiện hợp đồng có sai sót xuất phát từ các lãnh đạo của Hòa Phát mang tính chất thuần túy nghiệp vụ kinh tế, không phải lừa đảo. Anh Thanh, chị Yến có sai sót khi thực hiện chỉ thị của tôi. Tôi nhận mọi trách nhiệm để Hòa Phát không chịu thiệt hại nào và anh Thanh, chị Yến không phải chịu trách nhiệm”, bị cáo Kiên nói.


Khi được hỏi về hành vi cố ý làm trái, bị cáo Kiên một lần nữa khẳng định không hiểu vì sao mình bị bắt. “Sau 21 tháng bị giam, đến ngày hôm nay tôi cũng không rõ vì sao tôi bị bắt giam và bị truy tố về tội cố ý làm trái, vì vai trò của tôi ở ACB được phân biệt theo 2 thời kỳ. Giai đoạn từ sau 2008 đến khi bị bắt, tôi chỉ làm tư vấn, không có giá trị gì trong việc đưa ra quyết định của HĐQT ACB. Tôi cũng không chỉ đạo bất kỳ điều gì với bất kỳ thành viên nào. Nhưng tôi sẵn sàng chia sẻ khó khăn với HĐQT trong ngày hôm nay”, bị cáo Kiên nói rõ.


Vợ bầu Kiên xin hoãn trả lời HĐXX


Cũng trong phiên xét xử sáng nay, khi luật sư hỏi bà Đặng Thị Ngọc Lan (vợ bầu Kiên) liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh của Cty B&B, bà Lan đề xuất ủy quyền cho ông Đặng Trường Sơn - đại diện cho B&B - người hiểu rõ về hoạt động của công ty trả lời các câu hỏi để không làm mất thời gian của HĐXX.




Đặng Thị Ngọc Lan xin "hoãn" phần trả lời của mình.



"Trong thời gian đó tôi nghỉ sinh nên không nắm được. Tôi đã ủy quyền cho anh Sơn, nếu HĐXX không chấp nhận ủy quyền của tôi thì tôi xin phép trả lời câu hỏi vào buổi chiều nay", bà Lan nói.

Trước đó, tại phiên xử ngày 22.5, liên quan hành vi trốn thuế, trả lời HĐXX, bà Đặng Ngọc Lan cho rằng bà không nắm được hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là các hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính, vì thời điểm đó bà đang trong giai đoạn sinh con.


Đối với việc ký hợp đồng ủy thác, bà Đặng Thị Ngọc Lan nói, chỉ biết ký chứ không nhớ ký những gì, đồng thời không nhớ ai soạn thảo hợp đồng và ai là người yêu cầu ký. Đa số việc ký hợp đồng bà Lan đều thực hiện ở nhà do đang trong thời gian sinh nở.


“Tôi không quan tâm đến các hoạt động kinh doanh của Công ty B&B. Tôi tin tưởng vào chồng nên tôi thấy không có gì là sai cả”, bà Đặng Thị Ngọc Lan nói tại phiên xét xử ngày 22.5.