Giá Thảm Trẻ Thơ

Thông tin về Giá Thảm Trẻ Thơ, Thảm Lót Sàn Trẻ Em Việt Nam các loại thảm chống trơn, hạn chế té ngã cho bé tốt nhất thị trường hiện nay
Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm Cho Bé


– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.
– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.
– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.
– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.
– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.
– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.
Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.
Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.
Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Chuyện kể của người "săn" trứng kiến

Chuyện kể của người "săn" trứng kiến
Chẳng phải nói ngoa khi tôi cho rằng mình là người cực kỳ may mắn, bởi không phải ai lên xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) cũng có cơ hội được thưởng thức món thời trân được làm từ sản vật này. Cơ hội này đã đến với tôi sau rất nhiều lần hò hẹn.



Lộc rừng

Tháng tư bắt đầu mùa nắng, cũng là lúc người dân xã An Lạc (Sơn Động) bước vào vụ "đánh" trứng kiến - thứ quà mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho núi rừng. Hẹn hò mãi nhưng phải chờ đúng hôm trời nắng đẹp, khô ráo chúng tôi mới tổ chức chuyến đi "săn" trứng kiến. Theo một nhóm người thôn Biểng lội suối, men theo lối mòn hơn 2km, chúng tôi đến khu rừng Cô Lìu thuộc bản Thác để tìm trứng kiến. Vọng từ núi bên kia, những tiếng gọi nhau í ới của những người cũng đi tìm trứng kiến khiến cho khu rừng bớt đi phần im ắng.


Theo kinh nghiệm của bà Hoàng Thị Hợp ở thôn Biểng thì mỗi năm, mùa lấy trứng kiến chỉ rơi vào những ngày đầu và cuối tháng ba âm lịch. Lúc này trứng rất mẩy nên các gia đình thường rủ nhau đi rừng lấy về ăn hoặc bán. Ngày nghỉ học sinh cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội đi "hái" lộc rừng.


Tuy nhiên chỉ khi nào trời nắng họ mới đi đánh kiến vì khi hạ tổ kiến xuống mà gặp nắng to, kiến sẽ nhanh chóng tản ra ngoài, khi đó chỉ còn lại những hạt trứng trắng muốt như gạo. Còn nếu mưa, kiến cứ nằm lỳ bên trong, thật khó mà lấy trứng. Với người đi rừng lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, tổ nào nhìn có màu đen bạc, thớ tổ gờ to, cành cây hơi trĩu, khi chặt cành nâng lên thấy nặng tay thì y như rằng tổ kiến mẩy.


Còn tổ nào trông đen xì, xốp… thì nhìn màu tổ và vỏ tổ kiến là phát hiện ra ngay rồi, khỏi mất công chặt đốn, mà để gây dành đến mùa sau. Tuy nhiên, không phải loài kiến nào cũng có thể lấy trứng mà phải là loại kiến vàng ươm, hoặc kiến nâu thì trứng mới thơm và ngậy. Còn trứng kiến đen mùi rất hôi. Giống này còn rất lỳ lợm, mặc cho người tha hồ gõ vào tổ, chúng vẫn không chịu chui ra.




Người "săn" kiến mang tổ kiến ra khu vực quang đãng để rũ trứng kiến.



Mồ hôi đầm đìa sau lưng áo, cô Mã Thị Hòa, dân tộc Tày - người có thâm niên đánh trứng kiến chui vào giữa bụi cây rậm rạp, ngước mắt nhìn ngọn cây trước mặt, reo lên: "Nó đây rồi! Tổ này to lắm".

Đưa tay vén mớ dây rừng chằng chịt, vô tình người phụ nữ này đã làm kinh động đến bầy kiến và hàng loạt chú kiến kềnh, kiến thợ với đôi càng dữ tợn ào ào chui ra khỏi "thủ phủ" mà bâu kín xung quanh. Chúng len lỏi bám vào cổ, bò vào quần áo và chui cả lên mắt người mà cắn. Khi bị động mạnh, đàn kiếm xúm vào ăn trứng, vì thế đã hạ tổ xuống phải vạc ra và gõ nhanh, tránh lũ kiến tấn công người và không để chúng kịp ăn trứng.


"Tránh thật xa nữa ra, nếu không muốn làm mồi cho kiến" - giọng cô Hòa vang lên giữa lùm cây như một lời cảnh báo khi tôi cố lại gần chụp thêm vài bức ảnh.


Đưa được tổ kiến ra chỗ thoáng, người thợ "săn" kiến dùng dao vạc một đường trên thân, rồi gõ cộc cộc khiến kiến bố, kiến mẹ đều rơi lẫn cùng trứng xuống rá. Lấy một ít đất khô xoa lên cán rá để lũ kiến khi bò đến đây sẽ bị trượt ngã, cô Hòa phân trần: "Đối với tất cả những ai đã từng đi lấy trứng kiến thì việc bị kiến hay muỗi rừng đốt là thường, có khi phải leo lên đỉnh cây cao mà lôi tổ kiến xuống, nếu không cẩn thận đụng vào rắn, rết rất nguy hiểm. Lại có tổ kiến làm trên cây sơn, người không biết mà đụng phải cây này sẽ bị sơn ăn cho sưng vù mặt mũi"…



Tận hưởng sản vật vùng cao




Trứng kiến được sàng sảy sạch sẽ tạp chất trước khi chế biến món ăn.



Chỉ với chiếc rá tre, một con dao, trong vòng hơn một tiếng đồng hồ chúng tôi đã rũ được hơn 1kg trứng kiến. Từng hạt trứng căng mọng sẽ được đôi bàn tay khéo léo của đồng bào chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. Sau chuyến đi rừng vất vả, những "chiến lợi phẩm" sẽ được mang về sàng sẩy sạch sẽ, loại bỏ tạp chất, lá cây và những chú kiến già lẫn trong đó. Công đoạn này phải thật nhẹ nhàng để những hạt trứng không bị vỡ. Đối với những con kiến già cứng cổ không chịu dời đi chỗ khác thì phải dùng cành lá cây mua quệt đi quệt lại làm chúng dính vào lá.

Có người cho rằng trứng kiến là món thời trân của vùng cao, bởi nó không những là sản vật ngon, lạ, bổ dưỡng mà còn rất hiếm. Vào ngày Tết Hàn thực mùng 3- 3 (âm lịch), các món ăn được chế biến từ trứng kiến không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở An Lạc.


Theo một nhà nghiên cứu văn hóa của Bắc Giang cho biết: Trong một số bản thần tích ở một số làng xã thuộc vùng cao của Bắc Giang đều thấy ghi rằng, vào các dịp lễ tế thành hoàng phải có món xôi hoặc bánh trứng kiến. Để có bánh thờ, dân làng phải cử người lên núi đánh trứng kiến đem về làm bánh tế thần. Thế mới biết, từ xưa trứng kiến đã là món ngon quý, đâu phải món ăn dân dã quê mùa. Trứng này có thể dùng để làm xôi, làm bánh, quấn lá cây sau sau ăn như gỏi, nấu cháo, ăn cùng bánh đa, trộn lẫn trứng gà hoặc thịt băm để rán…




Xôi trứng kiến.



Trong nhiều món ăn được chế biến từ trứng kiến thì xôi trứng kiến là phổ biến nhất. Theo các phụ nữ thôn Biểng, cách làm món xôi này khá đơn giản. Gạo nếp nương vo sạch, đem ngâm trong nước ấm chừng 4-5 giờ, vớt ra để gạo ráo nước rồi cho vào chõ đồ chín. Trứng kiến sau khi đã làm sạch, để ráo nước. Phi thơm hành rồi cho trứng kiến vào xào, khi thấy dậy mùi béo ngậy của trứng kiến và mùi thơm của hành là được.

Xôi chín tới, xới tơi trộn đều với trứng kiến rồi cho ra đĩa, thưởng thức nóng sẽ cảm nhận được vị thơm đậm đà, quyến rũ của lúa nếp nương, vị ngọt, bùi và ngậy của trứng kiến. Khi ăn nghe tiếng trứng kiến nổ lép bép trong miệng mới thấy hết cái thú vị của món ăn này. Bất kỳ ai dù một lần được thưởng thức xôi trứng kiến sẽ nhớ mãi.


Không những chỉ tạo ra các món ăn độc đáo, một số hộ dân ở An Lạc còn có một nguồn thu nhập đáng kể từ thứ lộc rừng này. Với mức giá 200 nghìn đồng/kg, mỗi ngày một người có thể đánh được từ 2 đến 3kg trứng kiến.


Theo như ông Phó Chủ tịch UBND xã An Lạc Hà Văn Cam, hiện nay xã đã thành lập tổ nấu ăn phục vụ khách du lịch đến tham quan khu sinh thái Khe Rỗ, các món ăn từ trứng kiến được nhiều du khách rất thích. Tiếc rằng thời vụ lấy trứng kiến quá ngắn, sau đó các tổ kiến sẽ tàng, trứng đã nở thành con non. Mặc dù có nhu cầu lớn nhưng chỉ khi lên An Lạc đúng dịp tháng tư du khách mới được tận hưởng hương vị độc đáo của sản vật này.


Thực tế ở các huyện miền núi tỉnh Bắc Giang rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng, phát triển của loài kiến nâu, kiến vàng. Thêm nữa, loài kiến này không làm hại cây trồng, vật nuôi, cho nên có thể nhân nuôi, khai thác theo mô hình bán tự nhiên sẽ có tính khả thi. Thực tế đã có một số chủ rừng ở Bắc Giang có ý tưởng xây dựng trang trại nuôi kiến đan xen cùng mô hình trồng rừng để khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên để cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng.






Những con phố ngắn nhất Hà Nội

Những con phố ngắn nhất Hà Nội
Phố Hoàn Kiếm




Là con phố ngắn nhất Hà Nội, phố Hoàn Kiếm chỉ dài khoảng 45m. Con phố nằm thu mình trong góc nhỏ phố cổ, nối dài giữa phố Cầu Gỗ dẫn ra phố Đinh Tiên Hoàng và thông ra Bờ Hồ.

Vì phố Hồ Hoàn Kiếm quá ngắn nên nhiều người, đặc biệt là người sống ở ngoại thành và mới sống ở Hà Nội đã không biết tới sự có mặt của nó. Nhiều khi đi qua cũng chỉ nghĩ như một cái ngách để đi tắt cho nhanh.


Điều đặc biệt ở con phố này là dù có 2 dãy nhà nằm ở hai ven đường nhưng chỉ có một dãy được mang số nhà của phố Hoàn Kiếm. Dãy bên kia phố thực chất cũng là số phụ của những ngôi nhà ở phố Đinh Tiên Hoàng hoặc Cầu Gỗ. Như vậy, chính ra con phố Hồ Hoàn Kiếm chỉ có 5 ngôi nhà nằm trên đoạn phố 45m.


Phố Nguyễn Xí





Là con phố ngắn thứ hai của Hà Nội, phố Nguyễn Xí có chiều dài hơn 52m. Con phố này chạy từ phố Đinh Lễ đến phố Tràng Tiền.

Phố này được xây dựng trên nền đất xưa là thôn Hậu Lâu, tổng Tả Túc, huyện Thọ Xương. Thời Pháp thuộc, phố Nguyễn Xí có tên là Jules Boissiere, sau cách mạng gọi là phố Chùa Quan Thượng. Ngày nay phố mang tên Nguyễn Xí, một danh tướng của Lê Lợi và là cận thần của bốn đời vua nhà Lê.


Dù ngắn nhưng con phố Nguyễn Xí lại khá rộng và thoáng mát. Trên phố có rất nhiều hiệu sách, bởi vậy, con phố này là một điểm đến của những người yêu đọc sách ở Hà Nội.


Phố Nguyễn Trung Ngạn





Phố Nguyễn Trung Ngạn cũng có chiều dài khoảng 54m, phố cắt phố Nguyễn Công Trứ, cạnh số nhà 18 ở phố Nguyễn Công Trứ rẽ vào. Trước kia, phố này thuộc đất thôn Yên Hội, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ, thời Pháp đây là một con đường nhỏ đánh số 172 (Voie 172).

Hiện nay con phố này chủ yếu người dân dùng để ở chứ ít sử dụng để buôn bán.


Phố Đông Mác





Phố Đông Mác dài 60m, nằm ở đoạn cuối phố Lò Đúc, một đầu thông ra đê Trần Khát Chân. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố 335. Đông Mác nguyên là tên một cửa ô nằm ở vị trí này, đến năm 1994 được đặt cho phố.

Thời Pháp thuộc phố thuộc đường 335 (Voie 335). Tới năm 1994 phố được đặt tên là Đống Mác. Nay phố thuộc phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng.


Phố Lê Văn Linh





Phố Lê Văn Linh thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm. Phố có chiều dài 65m từ phố Phùng Hưng đến phố Lý Nam Đế. Phố có cầu đường sắt bắc ngang qua trên không.

Con phố được lấy tên là Lê Văn Linh – vốn là một người sống ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, ông là người có tài văn chương, ông đã theo Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn và là một trong những người có công với triều Lê. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Tướng Nôgrét (Rue Général Nogrès), nay phố có tên là Lê Văn Linh.



Phố Đông Thái





Thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, phố Đông Thái dài 70m, chạy từ ngã ba Trần Nhật Duật – Chợ Gạo đến phố Mã Mây. Trước phố thuộc đất giáp Đông Thái, phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, chỗ nay trước là bờ nam của sông Tô Lịch.

Thời xưa phố được dân gian gọi là ngõ Hàng Trứng, đến thời Pháp thuộc được gọi là ngõ Đông Thái nay gọi là phố Đông Thái.


Phố Chợ Gạo





Phố Chợ Gạo dài 75m chạy từ phố Trần Nhật Duật đến phố Đào Duy Từ. Đây nguyên là cửa sông Tô Lịch nhập vào sông Hồng, phố trước thuộc thôn Hương Nghĩa, tổng Đả Túc, huyện Thọ Xương cũ.

Trước kia, khi chưa lấp sông Tô Lịch trên bờ sông là nơi tụ tập những hàng bán gạo. Sau khi thực dân Pháp lấp sông Tô Lịch, chúng xây tại đây một chợ chuyên về gạo thóc, bởi vậy con phố có tên là Chợ Gạo.






Samir Nasri bị cảnh sát "bốc" siêu xe Porsche

Samir Nasri bị cảnh sát "bốc" siêu xe Porsche
Đây đang là quãng thời gian khó khăn với Samir Nasri. Dù chơi nổi bật trong màu áo Man City và góp công giúp nửa xanh thành Manchester đoạt ngôi vương Premier League nhưng cầu thủ 27 tuổi lại bất ngờ bị HLV trưởng của ĐT Pháp, Didier Deschamps gạch tên khỏi danh sách dự World Cup 2014 trên đất Brazil.

Không lâu sau khi cô bồ Anara Atanes bị lôi vào cuộc chiến pháp lý với Deschamps do có những lời lẽ xúc phạm ông này vì bạn trai không được triệu tập, Nasri lại vừa dính thêm một phốt khác.




Chiếc Porsche Panamera của Nasri bị cảnh sát "bốc" về đồn.




Cụ thể chiếc siêu xe Porsche Panamera màu sữa mới cáu cạnh trị giá 100.000 bảng của Nasri vừa bị cảnh sát giao thông tại Anh tịch thu vì đỗ sai nơi quy định. Chiếc xe chuyên dụng của cảnh sát đã được điều đến đến để đưa xế hộp đắt tiền của cựu tiền vệ Arsenal về trụ sở.

Không những vậy, Nasri còn phải đích thân đến đồn cảnh sát đóng phạt số tiền 170 bảng cho hành vi nói trên nếu muốn nhận lại chiếc coupe 4 cửa hạng sang của mình.


Đây không phải là lần đầu tiên sao Man City gặp rắc rối với cảnh sát giao thông vì chiếc Porsche Panamera. Hồi tháng 3 vừa qua, Nasri cũng bị lực lượng cảnh sát "sờ gáy" vì nhãn thuế dán trên chiếc Porsche Panamera đã bị hết hạn. Khi đó cựu tuyển thủ Pháp đã cắn răng nộp số tiền phạt lên đến 1.000 bảng.


Hồi tháng 4.2013, Nasri từng bị cảnh sát xứ sương mù cấm lái xe trong vòng 6 tháng do chạy xe quá tốc độ. Trước đó, trong năm 2011, Nasri đã 3 lần bị cảnh sát phạt vì vào vai “quái xế”.






Đi cắt rau, tá hoả thấy thi thể phụ nữ dưới ruộng

Đi cắt rau, tá hoả thấy thi thể phụ nữ dưới ruộng
Sáng 27.5, thi thể một người phụ nữ khoảng 40 tuổi được người dân ở phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM phát hiện nằm dưới ruộng rau nhút.

Theo người dân địa phương, khoảng 9 giờ sáng nay (27.5), một số người dân đi cắt rau nhút thì bất ngờ phát hiện thi thể nói trên.


Nhận được tin báo, lực lượng Công an phường Thạnh Xuân (quận 12) đã có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc.


Tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định người phụ nữ tầm 40 tuổi, mặc bộ đồ vải hoa, không mang theo giấy tờ tùy thân. Cách không xa điểm phát hiện thi thể còn có chiếc xe đạp dựng vào gốc cây.


Thi thể người phụ nữ được chuyển đi lúc 11 giờ 30 cùng ngày.






Vượt sông thu hoạch chuối, hai cha con chết đuối

Vượt sông thu hoạch chuối, hai cha con chết đuối
Ngày 27.5, UBND xã Tân Thành (Hướng Hóa, Quảng Trị) cho biết vừa có 2 người dân trên địa bàn tử vong do đuối nước. Nạn nhân là anh Lê Bá Chất (41 tuổi, ngụ thôn Bích La Đông) và con gái anh là cháu Lê Thị Huyền My (15 tuổi, học sinh Trường THCS Tân Thành).
Sông Sê Pôn đoạn cha con anh Chất chết đuối thương tâm. Ảnh Di Long.

Sông Sê Pôn đoạn cha con anh Chất chết đuối thương tâm. Ảnh: Di Long



Trước đó, ngày 26.5, cha con anh Chất vượt sông Sê Pôn để thu hoạch chuối đem bán. Cuối giờ chiều cùng ngày, không thấy cha con anh Chất trở về, người thân đi tìm thì không thấy người mà chỉ thấy xe máy và dụng cụ thu hoạch chuối của 2 cha con được đặt tại bến đò sông Sê Pôn.


Sau một thời gian tìm kiếm, người thân phát hiện anh Chất và con gái đã tử vong do đuối nước cách bến đò khoảng 100m.


Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền xã Tân Thành và các cơ quan chức năng huyện Hướng Hóa đã đến động viên và hỗ trợ ban đầu cho gia đình nạn nhân.






Ẩm thực Sài Gòn xưa: Muôn kiểu giải khát

Ẩm thực Sài Gòn xưa: Muôn kiểu giải khát
Từ một con phố nhỏ với những mái nhà tranh lụp xụp vào thế kỷ 18, thật khó có thể hình dung Sài Gòn lại trỗi dậy và trở thành "Hòn ngọc Viễn Đông" vào giữa thế kỷ 20.

Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát thế nào chưa? Qua những khung ảnh sinh động, cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn xưa nhé.




Những xe bán nước dạo trên đường phố Sài Gòn những năm 40

Nụ cười hồn nhiên của cô bé bán nước bên bờ kênh

Nước ngọt Con Cọp lừng danh một thời


Nhãn bia La De Trái thơm từng rất được yêu thích. Gọi là "La De Trái thơm" vì trên nhãn là hình đầu con cọp vàng ở giữa - hai bên có tràng hoa houblon (là loại hoa tạo nên vị nhẫn đắng của bia). Vì tràng hoa có hình như trái thơm nên gọi là Le De Trái thơm luôn.



Nhãn bia 33, là tiền thân của bia 333 ngày nay

Nước ngọt Con Cọp, bia 33 hay bia La De (Larue) đều là sản phẩm của công ty BGI (viết tắt của Brasseries & Glacières De L’Indochine)



Một đại lý bia và nước ngọt các loại vào những năm 60. Chữ "Lave Larue" ở góc trái cũng là lý do vì saobia Larue hay được gọi là bia "La De"



Năm 1960, hãng nước ngọt CoCa Cola chính thức có mặt ở Việt Nam



Cậu bé bán nước lấy khay nước ngọt làm ghế ngồi




Nước cam không ga Bireley's cũng từng rất được yêu chuộng, đặc biệt là phái nữ

Nước mía rất được yêu thích tại Sài Gòn

Một xe nước mía với cách ép mía bằng tay truyền thống


Xe chè của người Hoa bên góc đường. Trên xe có rất nhiều các họa tiết sơn thủy như thường thấy ở các xe mì, hủ tiếu



Xe đẩy bán rau má, nước ngọt. Có thể thấy người bán đang chặt đá, kế bên là thanh gỗ để làm đá bào (dành cho món xi rô đá bào mà học sinh rất yêu thích)

Một xe sinh tố trên đường Nguyễn Cư Trinh (quận 01)



Quầy nước với những bịch nước ngọt được để sẵn trong bao nylon (thường là loại không có ga)



Một xe đẩy bán nước bên cạnh một quầy cà phê nhỏ trên vỉa hè Sài Gòn





Tàu lạ đâm chìm tàu cá có tải trọng 200 tấn, sơn đen kịt

Tàu lạ đâm chìm tàu cá có tải trọng 200 tấn, sơn đen kịt
Là 1 trong 7 người đi trên tàu đánh cá nhưng may mắn sống sót, ngư dân Lê Văn Cương kể lại: Khoảng 3 giờ sáng 25.5 khi trời còn tối, tàu đánh cá của anh đang neo đậu nghỉ ngơi tại khu vực có tọa độ 20,26 độ Bắc – 108, 05 độ Đông, thuộc địa phận vùng biển Quảng Ninh thì bất ngờ bị một chiếc tàu vỏ gỗ lớn hơn có trọng tải khoảng 200 tấn đâm trực diện vào khu vực khoang lái.
Thuyền trưởng Đặng Dùm đang ở trên buồng lái chịu sức va đâm lớn nhất nên bị thương nặng đã được anh em khác đưa lên chiếc mủng thoát ra ngoài. Sau cú đâm, tàu nghiêng và chỉ trong khoảng 5 phút thì chìm hẳn nên anh Trần Văn Đông (49 tuổi) ở dưới buồng máy không thoát được. “Lúc đó mọi người đều mất bình tĩnh chỉ biết con tàu đó có mui rất dài, sơn màu đen. Ngay sau đó chiếc tàu đó gầm rú máy bỏ đi”, anh nhấn mạnh.


 Anh Lê Văn Cương.

Anh Lê Văn Cương.





Chiếc tàu HP - 90499 TS đã đưa các ngư dân may mắn sống sót về đảo Cô Tô.

Chiếc tàu HP - 90499 TS đã đưa các ngư dân may mắn sống sót về đảo Cô Tô.





 Mặc dù sống sót nhưng các ngư dân còn lại đều bị chấn thương.

Mặc dù sống sót nhưng các ngư dân còn lại đều bị chấn thương.



Sau gần 5 giờ lênh đênh trên biển bằng chiếc thúng nhỏ, khoảng 8 giờ 30 ngày 25.5, 6 ngư dân gặp nạn đã được các thuyền viên trên tàu HP - 90499 TS do anh Đinh Văn Sửa, trú tại TP Hải Phòng cứu giúp. Trên đường di chuyển vào đất liền, do bị thương nặng nên thuyền trưởng Đặng Dùm đã tử vong. Buổi chiều cùng ngày, thi thể ông Dùm và các ngư dân gặp nạn đã được đưa về huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.







Những món "lê la" ở Hội An

Những món "lê la" ở Hội An
Đập bánh, xúc hến ở Cồn Bắp

Bánh tráng đập chấm mắm nêm là một trong những món hàng rong ăn chơi lâu đời và đậm chất Quảng nhất của người phố cổ.




Đi đâu thì đi, phải ghé Cồn Bắp đập bánh, xúc hến




Vào thập niên 70 của thế kỉ trước, khi cầu Cẩm Nam nối P.Minh An sang cồn Bắp cũng là lúc bà Phan Thị Đinh (sinh năm 1913) mở quán Bà Già bán bánh tráng đập đầu tiên bên sông Cẩm Nam.

“Nguyên liệu cái chi cũng sẵn nhưng hơn nhau cái chỗ hòa nước bột tráng bánh ướt. Bột lỏng thì không tráng được, bột đặc thì bánh khô và dai, còn bánh tráng phải nướng than hồng, quạt đều tay, lật bánh khi vừa chín tới thì bánh mới căng đều đẹp mắt”, ông Nguyễn Phi (57 tuổi), con bà Phan Thị Đinh bật mí.


Không chịu thua, ông Chương chủ quán Có Ngay khoe bí quyết: “Mỗi quán bí truyền công thức làm mắm riêng, đó là tỉ lệ ướp giữa muối và cá, chỉ ướp loại cá cơm to, tươi rói ở bãi Ngang, Cửa Đại. Tuyệt đối không dùng bột nêm, mà chỉ gia giảm nước đường cho dịu độ mặn”.


Bánh đập là vậy, còn dĩa hến xào cũng phải là loại “hến bản địa”. Bắt từ dòng nước Cẩm Nam nửa ngọt nửa mặn, hến Cẩm Nam li ti chỉ bằng đầu móng tay mới có vị ngọt bùi lẫn chút hành tây thơm nồng.


Hến xào "cặp kè" bánh tráng cùng lát ớt đỏ cay cay, đậu phụng beo béo, tráng miệng bằng chén chè bắp ngọt lịm đảm bảo bụng dạ ngất ngây.


Cơm gà Bà Buội


Quán cơm gà Bà Buội nằm trong nhà nhưng nhỏ xinh cứ như quán hè phố, khách Tây cao ngồng phải khom lưng mới lọt qua cánh cửa.




Cơm gà Bà Buội




“Hạt cơm ngon, mềm, đậm đà và nhuyễn đều là do mình dùng nước luộc gà nấu cơm. Bí quyết nằm trong gia vị khi luộc gà, kinh nghiệm ấy do lâu năm thạo nghề mà có được” - anh Bình ở quán Bà Buội nói.

Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hoá Thể thao TP.Hội An cho biết quán cơm gà Bà Buội là thương hiệu duy nhất còn tồn tại từ thập niên 50 thế kỷ 20 đến ngày nay.


Barbecue vỉa hè


Món thịt nướng bán rong dọc vỉa hè Bạch Đằng, Lê Lợi, chợ Hội An không chỉ mang lại phong vị ẩm thực lạ, mà đó còn là nếp sống người dân phố cổ. Điều thú vị là người ăn có thể tự tay sửa soạn suất ăn và thử tài bếp núc.




Hấp dẫn những xiên thịt nướng lề đường




Thịt bò tươi cắt mỏng 4 - 5cm cùng với hỗn hợp nước sốt gồm dầu vừng thơm, xì dầu, hành tỏi băm nhỏ… tất cả ướp trong lá chuối. Sau đó đặt xiên que kẹp bò hấp dẫn lên bếp than hồng, quạt đều tay, khi thịt gần chín rải lên trên ít mè vàng đã rang. Không mất quá nhiều thời gian, thực khách đã có ngay món ăn hè phố được coi là khó cưỡng nhất nhì phố cổ.




Lễ tang NS Thuận Yến: Nghẹn ngào tiếng gọi "Ông ơi cháu mất ông rồi!"

Lễ tang NS Thuận Yến: Nghẹn ngào tiếng gọi "Ông ơi cháu mất ông rồi!"












Xúc động clip 1.300 người cùng cất vang Quốc ca

Xúc động clip 1.300 người cùng cất vang Quốc ca