Giá Thảm Trẻ Thơ

Thông tin về Giá Thảm Trẻ Thơ, Thảm Lót Sàn Trẻ Em Việt Nam các loại thảm chống trơn, hạn chế té ngã cho bé tốt nhất thị trường hiện nay
Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm Cho Bé


– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.
– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.
– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.
– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.
– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.
– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.
Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.
Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.
Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Những nữ “tiều phu”... củi ở Xứ Lạng

Những nữ “tiều phu”... củi ở Xứ Lạng
Nghề mẹ truyền con nối

Những người phụ nữ dân tộc Tày, Nùng, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) không ai là không biết lên rừng hái củi. Đó là một trong những công việc chính mà họ được mẹ dạy từ khi mới lên 6 - 7 tuổi. Người phụ nữ dân tộc nơi đây ngoài việc đồng áng ra, thì vào rừng hái củi chính là công việc chiếm nhiều thời gian của họ nhất trong năm. Bởi củi là chất đốt không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.


Mỗi ngày, những người đi kiếm củi phải đi bộ hàng chục km, gánh trên vai nặng khoảng 50kg củi.

Mỗi ngày, những người đi rừng kiếm củi phải đi bộ hàng chục km, gánh trên vai nặng khoảng 50kg củi.



Bà Hoàng Thị Diệu, năm nay 71 tuổi là người có thâm niên trong nghề kiếm củi ở thôn Long Đầu, xã yên Khoái, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn). Hàng ngày, bà vẫn vào rừng lấy củi giúp con cháu. Bà Diệu cho biết: “Tôi theo mẹ đi hái củi từ năm 10 tuổi, đến nay đã được hơn 60 năm. Tôi không còn nhớ đôi vai mình đã đặt lên bao nhiêu gánh củi, đi bộ bao nhiêu km nữa. Nhưng từng ngõ ngách của những khu rừng thuộc dãy núi Mẫu Sơn tôi đều thuộc như lòng bàn tay ”.


Khi được hỏi, ở tuổi này rồi sao bà không nghỉ ở nhà mà vẫn vào rừng lấy củi? Bà Diệu vừa gom những cành củi xếp lại thành bó, vừa nở nụ cười món mém: “Mình còn sức, giúp cho con cháu được ngày nào hay ngày đấy. Vả lại đi rừng quen rồi, giờ ngồi một chỗ buồn lắm, đi thế này ăn được cơm còn khỏe ra”.


Nhiều em nhỏ ở đây cũng theo bố mẹ đi kiếm củi hằng ngày, có em còn chưa hết tuổi học cấp một. Hoàng Thị Hiệu, năm nay mới đang học lớp 6, một buổi đi học, buổi còn lại theo mẹ vào rừng lấy củi. Ngồi giữa hai bó củi to gần bằng người em, Mai tâm sự: “Những ngày đầu gánh củi vai đau và tím lại, nhưng giờ gánh quen rồi không còn đau nhiều nữa”.


Nếu như những người phụ nữ nắm giữ bí quyết may, thêu thùa, hát, múa… họ sẽ truyền lại cho con gái bí mật của nghề đó. Những nữ "tiều phu" ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cũng vậy, họ cũng có những “bí kíp” riêng của nghề nhặt củi để truyền lại cho con gái.


Mỗi ngày 2 gánh củi


Mới hơn 5 giờ sáng, những người phụ nữ dân tộc Tày, Nùng, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã gọi nhau í ới vào rừng đi hái củi . Từng tốp, họ cầm theo dao, phăm phăm nhằm hướng rừng có củi tối hôm trước đã định sẵn mà đi.


Củi mang về được chất đống quanh nhà.

Củi mang về được chất đống quanh nhà.



Công việc hái củi chiếm phần lớn thời gian, nên những nữ "tiều phu" cũng chẳng có lúc nào mà chăm sóc nhan sắc. Người nào người nấy nhìn đều già trước tuổi. Chị Hoàng Thị Chu, năm nay mới 30 tuổi, nhưng nhìn như đã bước vào tuổi 50, hướng về phía tôi tâm sự:


“Ngày nào cũng vậy, đều đều 2 gánh củi, tính ra một năm trừ những ngày nghỉ ra cũng phải gánh trên dưới 500 gánh. Năm nay, nhà tôi tạm đủ ăn rồi, không đem củi đi bán nữa mà chỉ để phục vụ sinh hoạt gia đình. Mấy năm trước, sáng nào tôi cũng phải dậy từ khi còn “tối đất”, thồ 2 gánh củi trên xe đạp đi gần 10km để bán. Hôm nào bán được sớm thì lại vào rừng lấy củi tiếp”.


Theo chị Chu hiện giờ trong xã cũng vẫn còn nhiều người kiếm củi để bán. Khi vào đến nơi có củi, họ tản ra mỗi người một ngả để kiếm củi, tiếng chặt củi làm xao động cả một khu rừng. Chỉ gần 2 tiếng đồng hồ, mỗi người đã chặt được một gánh củi và bắt đầu tập trung lại để về nhà.


Những nữ "tiều phu" hàng ngày phải đi bộ từ 10 - 20 km, gánh những gánh củi nặng từ 35- 50 kg trên vai. Cứ thế, họ khật khưỡng bước đi. Chẳng biết có phải họ dùng hai vai để gánh củi từ đời này qua đời khác, mà những nữ "tiều phu" người dân tộc Tày, Nùng, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cứ chìm đắm trong khổ nghèo, chậm tiến...


Ngày nào còn đun củi… ngày đó còn phải vào rừng hái


Người Tày, Nùng, Dao ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) từ bao đời nay vẫn dùng củi là thứ chất đốt chính để đun nấu. Chính vì thế, những người phụ nữ ở đây sáng sớm đã dậy đi vào rừng hái củi, xế trưa gánh củi về, chiều ăn cơm xong lại đi đến tối mịt mới về, đêm đến lại nghĩ xem ngày mai vào cánh rừng nào hái củi.


Cuộc sống cứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Họ chỉ biết đến củi. Sống dưới chân núi Mẫu Sơn, nơi chỉ có gió lạnh và sương muối, củi để sưởi là nhu cầu sống còn. Vì thế, những người phụ nữ nơi đây không biết đến khi nào mới thoát khỏi “kiếp tiều phu” bởi theo lời chị Chu: “Lúc nào còn đun bằng củi, thì lúc đó người phụ nữ còn phải tiếp tục vào rừng hái củi”.


Tôi nhìn gánh củi của chị, biết đây là cây tươi chặt xuống rồi để khô, chứ không phải củi khô tự nhiên trên rừng. Rừng phòng hộ và rừng tái sinh hiện nay diện tích đang ngày một thu hẹp trầm trọng, mỗi ngày có hàng trăm người đi kiếm ra củi. "Củi tươi thế này đến lúc nào mới có thể dùng được?" - tôi hỏi. Chị Chu nhìn tôi chỉ cười. Rồi chị nói: "Bây giờ hết cây khô rồi, phải chặt cây tươi làm củi thôi, biết làm sao được".


Trời đã nhá nhem tối, thấp thoáng từng đoàn nữ tiều phu rồng rắn nối đuôi nhau đi xuống núi về nhà. Thương các chị, rồi lại nghĩ, nếu cứ chặt như vậy mãi, không biết họ sẽ kiếm đâu ra rừng để mưu sinh.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét