Giá Thảm Trẻ Thơ

Thông tin về Giá Thảm Trẻ Thơ, Thảm Lót Sàn Trẻ Em Việt Nam các loại thảm chống trơn, hạn chế té ngã cho bé tốt nhất thị trường hiện nay
Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm Cho Bé


– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.
– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.
– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.
– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.
– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.
– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.
– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.
Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.
Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.
Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Nỗi đau "làng vỡ"

Nỗi đau "làng vỡ"
Làng Láng làm gì còn đất trồng rau thơm Láng, làng Vòng làm gì còn ruộng để cấy lúa làm cốm, làng đào Nhật Tân thì bị lấy đất làm khu đô thị, làng Bưởi chả còn ai làm giấy, làng hoa Ngọc Hà không còn vườn hoa, làng Đại Yên không ai trồng cây thuốc nam nữa, Vạn Phúc thành chợ bán lụa của các nơi rồi.

Mất những ngôi làng gắn liền với những nghề truyền thống đó, Hà Nội không chỉ mất đẹp, mà chính là mất văn hoá, mất văn hoá Hà Nội.


Vẫn biết không có văn hóa, không có truyền thống thì vẫn sống được, thế nào mà chả sống được nhưng đó có phải là sống không?

Vẫn biết không có văn hóa, không có truyền thống thì vẫn sống được, thế nào mà chả sống được nhưng đó có phải là sống không?





Hoặc những ngôi làng ở ngoài Hà Nội như Mông Phụ, Cự Đà, làng Cựu, Bát Tràng đều đã bị phá hoại ít nhiều, chính người làng phá những ngôi nhà của mình, phá làng của mình, phá những ngôi nhà của ông cha để lại, họ phá đi truyền thống, phá đi ký ức, phá đi lịch sử, phá đi văn hoá.

Cũng không hẳn đúng như vậy. Họ phá là buộc phải phá chứ không hề muốn. Giằng xé, đau đớn! Đặt mình vào tâm trạng của những người dân ở các làng cổ thì sẽ thấy. Cái chốt của chuyện này nằm ngay trong đời sống, đó là mâu thuẫn của cặp giá trị tinh thần và vật chất, bảo tồn và phát triển. Mà giải quyết mâu thuẫn này thì người dân không làm được một mình. Phần quyết định nằm ở Nhà nước.


Vẫn biết không có văn hoá, không có truyền thống thì vẫn sống được, thế nào mà chả sống được nhưng đó có phải là sống không? Những chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện ở, tức là nhu cầu vật chất tối thiểu hàng ngày thì lại chả mấy liên quan đến những giá trị tinh thần kia cả. Chả nhẽ trong một ngôi nhà cổ ba gian, mấy thế hệ cứ cùng chung sống mãi như thế? Ấy là chưa kể một gia đình có mấy người con, đều đã lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái. Diện tích thì giữ nguyên, người nhiều hơn, nhu cầu mỗi ngày nhiều hơn.


Thế là đành phá nhà cũ xây nhà mới. Mà phá đi là mất vĩnh viễn. Xây nhà mới, nhà cao cửa rộng là cái được trước mắt, thấy ngay. Cái bị phá (những ngôi nhà cổ) là truyền thống, di sản là cái sự mất không thấy ngay, không có tác hại ngay.


Nông thôn, làng xã, nơi sinh ra và lưu giữ bảo tồn những giá trị căn cốt của tinh thần Việt, văn hoá truyền thống Việt. Luỹ tre làng – cái luỹ tre bảo vệ văn hoá làng – tưởng như không bao giờ bị vỡ vì đã được thử thách qua bao thăng trầm của lịch sử nay đã đổ vỡ. Tất cả những vô đạo, nhếch nhác trong đời sống hôm nay từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, từ những người tu hành đến dân thường đều có chung một nguyên nhân là do mất văn hoá.


Vẻ đẹp của người Việt, nước Việt, làng Việt tồn tại được bao đời mà nay rạn nứt hết cả. Tiếc! Đình làng, chùa làng, tín ngưỡng và tôn giáo, thần và Phật vừa là cội rễ tinh thần vừa là vỏ bọc để bảo vệ làng. Có ai sống mà lại không cần đến đức tin? Cho nên đình chùa mất thì làng mất.


Gần đây tôi có dịp đi thăm lại nhiều ngôi làng cổ ở các tỉnh miền Bắc, không nhận ra nữa. Họ đã phá sạch, đường làng bị ximăng, bêtông hoá toàn bộ. Đình chùa thì quét vôi lòe loẹt, tượng cổ sơn lại bằng màu công nghiệp xanh đỏ, đèn đóm nhấp nháy.


Đau ở chỗ, khi nghèo thì giữ được, lúc có tiền thì lại phá. Mà đáng nhẽ ra phải ngược lại mới đúng. Ấy là chưa kể, đâu chỉ là phá cái nhà, cái đình, con đường làng, cổng làng, giếng làng mà là phá di sản của chính cha ông họ đã xây dựng, đã giữ bao đời cho họ.


Lỗi này là do cái sự giàu không đi cùng với văn hoá, có tiền mà không có văn hoá mới vậy, giàu xổi mới vậy.Không chỉ là chuyện của một làng, với một đất nước cũng vậy, phải phát triển song song cả kinh tế và văn hoá, văn hoá mới là động lực, là nền tảng để phát triển kinh tế bền vững.


Đồng tiền chỉ là phương tiện để đạt đến một đời sống văn hoá cao hơn. Đình làng, chùa làng, cổng làng, người làng, việc làng. Làng là nước, nước là làng, nước Việt chính là làng, là nước – làng. Người ta hay nói làng nước là vậy. Còn giữ được làng, giữ được nếp làng thì còn nước, còn nếp nước.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét